chúng không khuyến khích sự tăng trưởng của vi khuẩn. Do vậy có thể kết lsuận rằng enzyme sản xuất chất hoà tan, đường hấp thụ thấp từ nguyên liệu ở màng tế bào thực vật, dùng cho vi khuẩn có lợi. VFA không chỉ kiềm chế Salmonella và có lẽ cả Campylobacter mà còn cung cấp một nguồn năng lượng cho gia cầm. Chất kháng sinh kích thích phát triển không cung cấp những lợi ích như vậy nhưng ngăn chặn tốt hơn những bệnh tật sinh ra ở manh tràng bằng việc tiêu diệt vi khuẩn ở manh tràng. Việc loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển thực sự sẽ dẫn đến việc tăng cơ bản lượng vi khuẩn ở manh tràng bởi vì những loại đường được cung cấp bởi hoạt động của enzyme sẽ tạo ra lượng vi khuẩn không hạn chế trong manh tràng.
VII/ Betaine: Vai trò của nó trong những thức ăn không có chất kháng sinh kháng sinh
Việc loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển được báo trước là dẫn đến một sự gia tăng cơ bản các sự cố về hoại tử ruột (Broussard và cộng sự, 1986; Hock và cộng sự, 1997b; Bywater, 1998b; Elwinger và cộng sự, 1998) bởi vì ảnh hưởng trực tiếp của chúng trên việc kiềm chế vi khuẩn gây bệnh, Clostridium perfringens. Bệnh này thường được sinh ra sau khi phát
triển mạnh mẽ của Coccidiosis (Balauca, 1976; Broussard và cộng sự, 1986; Al Sheikhly và Al Saieg, 1980; Lister, 1997). Những loài của Eimeria có quan hệ nhiều nhất đến bệnh hoại tử ruột có lẽ là E.acervulina; E.maxima và ở một mức độ nào đó là E.necatrix. Trong nghiên cứu của Finnfeed thì gia cầm bị nhiễm duy nhất do E.maxima và sau đó bệnh hoại tử ruột phát triển tự phát. Nghiên cứu đã chỉ ra một sự liên quan giữa tác nhân gây bệnh E.maxima và sự gia tăng số lượng Clostridium perfringens ở manh tràng (Waldenstedt và cộng sự, 1998). Trong nghiên cứu, nơi mà E.tecella là loài thống trị, dường như có một sự sinh sôi nẩy nở rất ít của Clostridium perfringens ở trong manh tràng (sơ đồ 8, Waldenstedt và cộng sự, 1998, 1999). Lý do cho mối quan hệ rõ rằng như vậy có lẽ ở trong sự thật rằng E.acervulina, E.maxima và E.necatrix cư ngụ ở vị trí tiêu hoá và hấp thụ chính ở ruột non, nhưng trái lại E.tenella sống ở manh tràng.
Nó được đưa ra rằng sự sinh sôi của Clostridium perfingens và sự phát triển của bệnh hoại tử ruột được làm cho dễ dàng nhờ sự xuất hiện số lượng lớn của đạm trong thức ăn ở manh tràng. Chắc chắn, sự cho ăn thức ăn chứa N tiêu hoá thấp đã dẫn tới việc sản xuất thuận lợi butyrate trong manh tràng (Morita và cộng sự, 1998). Những mô hình thí nghiệm để tạo ra bệnh hoại tử ruột hoặc là liên quan tới việc cho ăn những thức ăn hàm lượng rất cao của đạm hoặc do sự pha chế Clostridia ở tá tràng, cái được nuôi trong môi
trường đạm cao (thịt ngựa). Điều này gợi ý rằng Clostidia cần được đưa vào nồng độ cao của N để trở lên độc dưới điều kiện bình thường, khi N được tiêu hoá tốt thì ít N đi vào manh tràng và bệnh hoại tử ruột thì không đáng kể. Tuy nhiên khi thức ăn nhớt được cho ăn hoặc coccidiosic tăng sự công phá ở ruột non, số lượng dư thừa của N không được tiêu hoá đi vào manh tràng dẫn đến sự cố liên tục của bệnh hoại tử ruột (Al Sheikhly và Al Saieg, 1980; Riddell và Kong, 1992; Kaldhusdal và Skjerve, 1996).
Những tế bào đã thay đổi từ Villi bị thiệt hại sẽ cung cấp N tới manh tràng, ngoài thức ăn không được tiêu hoá ra, do vậy nó thì rõ rệt rằng E.tenella có lẽ không thúc đẩy quá trình hoại tử ruột, mặc dầu nó cung cấp N ở trong những tế bào bị phá huỷ tới manh tràng, nó không gây ảnh hưởng đến sự tiêu hoá ở ruột non. Nếu khả năng tiêu hoá của N được giữ gìn và bệnh hoại tử ruột hạ thấp ở mức thấp nhất thì việc giảm thiệt hại do coccidiosis gây ra cho ruột non là hết sức cần thiết. Betaine cải tiến điều kiện thẩm thấu của những tế bào ở ruột (Allen và cộng sự, 1998) và khi cho ăn với một coccidiostat, nó hiện ra để giảm sự cố và sự nghiêm trọng của những tổn thương, nhờ vậy cải tiến kết quả của gia súc (sơ đồ 9).
Trong nghiên cứu này (Finnfeeds, 1996), nó thì rõ ràng rằng: bản thân betaine không có ảnh hưởng trực tiếp trên điểm tổn thương. Tuy nhiên, với
sự có mặt của một coccidiostat, nó cải tiến tình trạng thẩm thấu của biểu mô ruột nhờ bổ xung betaine dẫn đến giảm thêm những điểm tổn thương. Trong những nghiên cứu đã báo cáo khác, betaine cộng với Salinomycin đã ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của E.tenella và E.acervulina. Tuy nhiên sự phát triển tiếp sau của E.acervulina được ngăn chặn hiệu quả hơn sự ngăn chặn E.tenella (Augustine và cộng sự, 1997). Công việc mới đây được thực hiện bởi Waldenstedt và cộng sự (1999) đã không chỉ ra quan hệ tương tác nào giữa narasin và betaie ở gia cầm, những con đã được trích ngừa chủ yếu với E.tenella và E. acervulina và điều này xuất hiện tương phản với những lợi ích đã xem ở sơ đồ 9. Tuy nhiên những nghiên cứu bởi Waldenstedt và cộng sự (1999) đã không chỉ ra bất cứ lợi ích nào của một mình narasin, điều này nói lên rằng những loài đã dùng thì đề kháng được với coccidiostat.
Điều này cũng cố giả thiết rằng betaine nhờ chức năng của nó như một osmolvte, có thể nâng cao khả năng của một coccidiostat để giảm tối thiểu thiệt hại của bộ phận ruột bị gây ra bởi những loài của Eimeria ở trong ruột non. Vì vậy khả năng tiêu hoá của những bộ phận của ruột được duy trì tốt hơn và ít N có thể đi vào manh tràng. Giới hạn chất nền cho sự phát triển của Clostridium perfringens là hết sức cần thiết nếu như hoaị tử ruột được giữ ở mức tối thiểu trong điều kiện không có chất kháng sinh kích thích phát triển.
VIII/ Kết luận:
1. Việc loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển dường như làm tăng sự thay đổi trong kết quả của gà thương phẩm. Khi mật độ vi khuẩn ở trong ruột không bị kiềm chế, kết hợp với chất gốc của thức ăn không được tiêu hoá thì lượng thực khuẩn sẽ gia tăng vững chắc. Chất lượng thức ăn càng kém và môi trường của thực khuẩn lớn hơn thì hậu quả của việc loại bỏ chất kháng sinh kích thích phát triển càng lớn.
2. Enzyme giảm sự thay đổi giữa những hạt ngũ cốc bằng việc tăng khả năng tiêu hoá của những thức ăn chất lượng kém, vì vậy chất nền dùng cho sự lên men sẽ thay đổi ít với sự có mặt của một enzyme và kết quả là enzyme sẽ giới hạn những sự giao động của số lượng thực khuẩn ở trong ruột. Những phản ứng sẽ xuất hiện lớn nhất trong những thức ăn chất lượng kém nhất được cho ăn trong môi trường lôi cuốn thực khuẩn lớn nhất.
3. Phản ứng liên quan tới những enzyme sẽ xuất hiện lớn hơn nếu không có chất kháng sinh kích thích phát triển ở trong thức ăn. Do vậy liều lượng và công hiệu của enzyme sẽ giữ một vai trò trong việc quyết định giá trị sản phẩm lớn hơn nó làm hiện tại. Những sự khác nhau về công hiệu của enzyme sẽ rõ ràng hơn.
4. Betaine: Nhờ khả năng của chính nó để bảo vệ sự nguyên vẹn của ruột. Betaine kết hợp với một coccidiostat sẽ giúp giảm những tổn thương của ruột và do vậy có thể giúp hạn chế tối thiểu những thiệt hại từ hoại tử ruột lâm sàng và cận lâm sàng.