BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUAN điểm hồ CHÍ MINH về VAI TRÒ của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM và LIÊN hệ đến nước TA HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đã làm biến đổi và phát triển đất nước cả về chính trị, kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao và khẳng định vị thế của đất nước trong đời sống chính trị, kinh tế của thế giới.

- Kinh tế

Sự phát triển của ViêtNam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhân. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần. Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN.

- Văn hóa, xã hội

Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau. Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động, hợp tác trong khu vực, nhất là ASEAN ngày càng mở rộng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực

11

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phát triển.

Đời sống của cán bộ, viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Đời sống đại đa số nông dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước và nhiều địa phương tiếp tục giảm, tình trạng thiếu đói giáp hạt giảm đáng kể so với năm 2005.

Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự điều hành quyết liệt khẩn trương có hiệu quả của Chính phủ, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức Quốc hội đề ra, nền kinh tế tiếp tục phát triển, chính trị xã hội ổn định.

- Xây dựng hệ thống chính trị

Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đặt ra rất cấp bách. ” Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp... Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” .

Gắn kết chặt chẽ bản chất giai cấp của Nhà nước với tính dân tộc, tính nhân dân, thể hiện sâu sắc ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bởi lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, của dân tộc và của nhân dân là thống nhất. Xây dựng Nhà nước ta thật sự trong sạch, vững mạnh, gần dân, sâu sát dân, bảo đảm trên thực tế mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

Tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, coi đó là công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương xã hội. Hoàn thiện

12

thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử để các cơ quan này thực sự là cơ quan đại diện của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước trong việc xem xét và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Xử lý nghiêm minh các hành vi trì hoãn, làm sai lệch, can thiệp trái pháp luật hoặc lẩn tránh trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, hiện đại với tính công khai, minh bạch cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để nhân dân hiểu và tự giác chấp hành. Tổ chức thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đấu tranh chống các biểu hiện coi thường pháp luật, kỷ cương, phép nước.

Cùng với tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, đề cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, cần coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh đạo đức, văn hóa và dư luận xã hội.

- Quốc phòng, an ninh

Hiện nay trên thế giới, xu hướng chung là các nước xây dựng quân đội theo nguyên tắc “đủ, hợp lý, chất lượng cao” với những mục tiêu cụ thể: đổi mới lý luận quân sự; hiện đại hóa vũ khí trang bị; cải cách tổ chức quân đội, giảm quân số thường trực đến mức thấp nhất mà vẫn bảo đảm được an ninh quốc gia.

Với quan điểm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò ba thứ quân, lấy chất lượng là chính và xây dựng chính trị làm cơ sở.

Đảng ta xác định xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh về xây dựng Quân đội cách mạng và sức chiến đấu của Quân

13

đội.Quân đội nhân dân cách mạng là quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUAN điểm hồ CHÍ MINH về VAI TRÒ của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM và LIÊN hệ đến nước TA HIỆN NAY (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w