Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo một số loại hạt nano vi lượng ứng dụng làm phân bón lá nano (research on manufacturing some types of micro nanoparticles used as nano fertilizer) (Trang 46 - 54)

2.4.2.1. Sử dụng NaBH4 làm chất khử chế tạo nano sắt

Chất đầu được sử dụng để điều chế hạt sắt siêu phân tán là FeSO4.7H2O là loại sản phẩm của Merck, độ tinh khiết PA. NaBH4 được sử dụng như là tác nhân khử trong phản ứng chế tạo hạt nano sắt. Sơ đồ thí nghiệm chế tạo các hạt nano Fe được mô tả như Hình 2.1.

Quy trình chế tạo nano Fe được tiến hành như sau:

(1) FeSO4 được hòa tan trong bình 3 cổ thủy tinh chịu nhiệt, thêm dung dịch CMC 1,0% làm chất ổn định để có được nồng độ trong dung dịch là 0,2%.

(2) Hỗn hợp được khuấy đều bằng khuấy IKA RW 20 digital, tốc độ khuấy 1500 vòng/phút trong thời gian 20 phút.

(3) Thêm chất khử NaBH4

(4) Hỗn hợp phản ứng được khuấy liên tục trong thời gian 10 phút và kết thúc phản ứng. Trong suốt quá trình chế tạo, khí N2 được sục trong dung dịch để hạn chế quá trình oxy hóa của vật liệu.

* Các yếu tố khảo sát:

Dưới đây là bảng số liệu trong quá trình thí nghiệm nano sắt:

Bảng 2.3. Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ NaBH4/Fe2+

Kí hiệu mẫu A1 A2 A3 A4

NaBH4/Fe2+ 1:1 2:1 3:1 4:1

Bảng 2.4. Bảng số liệu khảo sát nồng độ nano Fe0 tạo thành

Kí hiệu mẫu B1 B2 B3 B4

Nồng độ nano Fe0 tạo thành

1 2 4 8

2.4.2.2. Sử dụng NaBH4 làm chất khử chế tạo nano đồng

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nồng độ NaBH4/Cu2+ lên đặc trưng vật lý hạt đồng. Quy trình thí nghiệm như sau:

(1) Hút 200 ml nước cất lần lượt thêm và các cốc thuỷ tinh chứa sẵn bột CuSO4, hỗn hợp này được khuấy đều bằng máy khuấy IKA RW, tốc độ khuấy 1500 vòng/phút trong thời gian 15 phút.

(2) Sau đó, thêm lần lượt lượng NaBH4 vào hỗn hợp, tiếp tục khuấy đều hỗn hợp đến khi xuất hiện màu đen của bột nano đồng thì ngừng phản ứng.

(3) Hạt nano đồng thu được bằng cách ly tâm dung dịch thu được với tốc độ 8000 vòng/phút và rửa nhiều lần bằng cồn 96o. Bột nano đồng được sấy khô trong tủ sấy chân không và bảo quản trong bóng tối.

Dưới đây là bảng số liệu trong quá trình thí nghiệm nano đồng:

Bảng 2.5. Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ nồng độ NaBH4/Cu2+

Kí hiệu mẫu C1 C2 C3 C4 C5

NaBH4/Cu2+ 1:1 1,5:1 2:1 3:1 4:1

CuSO4 (g) 2,5 2,5 2,5 2,5 2,5

NaBH4 (g) 0,59 0,89 1,19 1,78 2,38

H2O (ml) 200 200 200 200 200

Bảng 2.6. Bảng số liệu khảo sát theo nồng độ Cu0

Kí hiệu mẫu D1 D2 D3 D4 D5

[Cuo] (g/l) 2 3 5 6 7

CuSO4 (g) 1 1,5 2,5 3 3,75

NaBH4 (g) 0,48 0,71 1,19 1,43 1,785

H2O (ml) 200 200 200 200 200

2.4.2.3. Quy trình chế tạo nano ZnO

(1) Dung dịch kẽm acetate dihydrat được hòa tan trong 100 ml ethanol. Tương tự một lượng cần thiết của axit oxalic cũng được khuấy đồng thời ở nhiệt độ phòng trong 100 ml ethanol.

(2) Những dung dịch này sau đó được kết hợp với nhau theo tỷ lệ Zn(CH3COO)2/H2C2O4 và khuấy ở nhiệt độ phòng trong 30 phút.

(3) Kết tủa dạng huyền phù hình thành sau đó được già hóa ở nhiệt độ phòng trong vòng 12h sau đó sấy khô ở 100 oC trong tủ sấy.

(4) Bột kẽm thu được sau đó được nung ở nhiệt độ 600 0C trong 2h sau đó để nhiệt độ lò nung được để về nhiệt độ phòng, mẫu ZnO thu được sau đó được đem phân tích bằng một số phương pháp đặc trưng.

Sơ đồ quy trình chế tạo các hạt nano ZnO được mô tả như Hình 2.2.

Hình 2.2.Sơ đồ quy trình chế tạo các hạt nano ZnO

Dưới đây là bảng số liệu trong quá trình thí nghiệm nano ZnO:

Bảng 2.7.Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ mol Zn2+/C2O42-

Kí hiệu mẫu E1 E2 E3 E4 E5 Zn(CH3COOH)2/H2C2O4 0,5 0,75 1,0 1,25 1,5 Zn(CH3COOH)2 0,01M 0,01M 0,01M 0,01M 0,01M C2H5OH 100ml 100ml 100ml 100ml 100ml Bảng 2.8.Bảng số liệu khảo sát nồng độ Zn2+ Kí hiệu mẫu F1 F2 F3 F4 F5 Zn(CH3COOH)2/H2C2O4 0,75 0,75 0,75 0,75 0,75 Zn(CH3COOH)2 0,01M 0,02M 0,035M 0,05M 0,065M C2H5OH 100ml 100ml 100ml 100ml 100ml

2.4.2.4. Quy trình chế tạo nano mangan

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

(1) Lấy một thể tích V1 dung dịch MnSO4 0,2M khuấy gia nhiệt ở nhiệt độ T1 = 60oC.

(2) Sau đó thêm một thể tích V2 dung dịch KMnO4 0,3M vào sao cho tỷ lệ nồng độ MnSO4/KMnO4 = 1/2; 2/2; 3/2; 4/2 và 6/2.

(3) Hỗn hợp tiếp tục được duy trì khuấy gia nhiệt ở nhiệt độ T1 = 60oC trong thời gian t1 =1 giờ. Sau đó để già hóa ở nhiệt độ T2 = 80oC trong thời gian t2 = 8 giờ. Cuối cùng, kết tủa thu được được lọc rửa và sấy khô ở nhiệt độ 100oC.

Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chế tạo các hạt nano mangan

2.4.2.5. Quy trình chế tạo nano selen

(1) Để tiến hành điều chế hạt selen siêu phân tán trước hết là điều chế tiền chất H2SeO3 bằng cách cho 1g bột selen tương tác với lượng dư HNO3

(2) Sau đó, cô cạn dung dịch để đuổi hết HNO3 dư, thu được tinh thể SeO2. Hòa tan tinh thể SeO2vào 500ml nước thu được dung dịch H2SeO3 2000 ppm.

(3) Bổ sung chất ổn định CTS vào dung dịch H2SeO3. Thêm từ từ dung dịch chất khử (L-Ascorbic), tốc độ khuấy 1500 vòng/phút. Dung dịch điều chế được có màu đỏ cam.

NaBH4 được sử dụng như là tác nhân khử trong phản ứng điều chế hạt nano selen. Khi nồng độ axit NaBH4 dư nhiều làm tăng pH của dung dịch ảnh hưởng tới kích thước và phân bố của các hạt selen hình trong dung dịch. Do vậy, tỷ lệ nồng độ BH4-/Se4+ được khảo sát trong phản ứng điều chế nano Se với chitosan đóng vai trò làm chất bảo vệ.

Dưới đây là bảng số liệu trong quá trình thí nghiệm nano selen:

Bảng 2.9. Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ nồng độ BH4-/Se4+

Kí hiệu mẫu G1 G2 G3 G4 G5

BH4-/Se4+ 1:1 2:1 4:1 5:1 8:1

Nồng độ Se (ppm) 300 300 300 300 300

Nồng độ CTS (ppm) 500 500 500 500 500

Bảng 2.10. Bảng số liệu khảo sát nồng độ selen

Kí hiệu mẫu H1 H2 H3 H4 H5

L-Ascorbic/Se(IV) 5:1 5:1 5:1 5:1 5:1

Nồng độ CTS (ppm) 400 400 400 400 400

Nồng độ Se (ppm) 50 200 300 400 800

2.4.2.6. Phương pháp đánh giá hiệu quả của phân bón lá nano chỉ có nguyên tố vi lượng cho cây măng tây trong phòng thí nghiệm.

b) Thiết kế thí nghiệm:

- Vật tư:

+ Cát cỡ hạt trung bình; + Phân hữu cơ: Phân bò khô;

+ Phân bón NPK: (NH4)2SO4; Ca(H2PO4)2; KCl; - Chậu trồng măng tây:

Hình 2.4. Thiết kế chậu trồng cây măng tây dùng trong thí nghiệm

- Làm đất trồng theo công thức: 2 kg cát cho đáy chậu; Phân bò, cát và phân NPK được cân theo tỷ lệ: 0,5kg phân bò + 5kg cát + 50g phân NPK trộn đều và rải theo từng lớp.

Bảng 2.11. Thiết kế thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân bón lá nano chỉ

có nguyên tố vi lượng cho cây măng tây

STT Công thức phân bón Ký hiệu Số lượng chậu

1 Đối chứng phun nước lã DC 10 chậu

2 Phân bón lá nano vi lượng PB NNVL 10 chậu

c) Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Trước khi tiến hành thí nghiệm, tiến hành đo các chỉ tiêu sinh trưởng của cây

Lần 1: Khi măng tây cao 50 cm

Lần 2: 20 ngày kể từ khi phun lần 1

Bước 3: Tiến hành đo các chỉ tiêu về số măng mọc mới, đường kính măng, số chiều dài thân măng tây để đánh giá hiệu quả của phân bón lá nano vi lượng.

2.4.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả của phân bón lá nano chỉ có nguyên tố vi lượng cho cây ngô trong phòng thí nghiệm

a) Tiến hành thí nghiệm

Giống ngô thô được ươm trong khay ươm cây trên giá thể: 50% cát + 50% tribat. Tiến hành chọn những hạt ngô giống đồng đều, nguyên vẹn, không có dấu hiệu nhiễm bệnh và gieo trên các khay ươm hạt, 1 hạt/ô, gieo 3 khay.

Sau khi gieo 13 ngày, ngô phát triển được 2- 3 lá, chọn những cây đồng đều để thử nghiệm phân bón lá.

Gieo 1 cây/1 bầu đất có kích thước rộng 21cm x cao 17 cm. Đất được sử dụng là đất nền hữu cơ của công ty hoa cây cảnh Nam. Sau đó được phối trộn với cát vàng theo tỷ lệ: 60% đất + 40% cát. Đảo trộn đều rồi cân mỗi bầu 2kg.

b) Điều kiện thí nghiệm:

Thí nghiệm gồm 2 công thức được trồng và chăm sóc ở điều kiện tự nhiên trong nhà lưới, nhiệt độ 20-30oC.

Công thức thí nghiệm phun phân bón lá

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên gồm 5 công thức sau:

Bảng 2.12. Thiết kế thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân bón lá nano chỉ

có nguyên tố vi lượng cho cây ngô

STT Công thức phân bón Ký hiệu

DC Đối chứng phu nước lã DC

PBL nano VL Phân bón lá nano vi lượng PB NNVL

Phân bón lá: Tiến hành thí nghiệm phun các công thức phân bón lá - Lần 1: Khi ngô có 4-5 lá thật

c) Kỹ thuật phun phân bón lá cho ngô:

Sử dụng 400 lít dung dịch phân bón lá nano vi lượng phun cho 1 ha ngô (5500 cây/1 ha) tương đương 1 bầu cây thức thí nghiệm cần 7 ml. Khi phun chú ý đảm bảo mọi lá ngô đều nhận được phân bón lá khắp bề mặt lá.

d) Các chỉ tiêu đánh giá

Sau mỗi đợt phun phân bón lá, sau 7 ngày lấy mẫu xác định những chỉ tiêu sau:

+ Chiều cao cây

+ Khối lượng thân ngô tươi + Khối lượng thân ngô khô

+ Chỉ tiêu cảm quan: Quan sát màu sắc của lá sau khi phun. + Chỉ số diện tích lá: cm2 lá/cây

(Mỗi đợt sau phun thử nghiệm sẽ lấy mẫu đánh giá 3 cây/ công thức)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo một số loại hạt nano vi lượng ứng dụng làm phân bón lá nano (research on manufacturing some types of micro nanoparticles used as nano fertilizer) (Trang 46 - 54)