Gán nhãn trình tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán bóc tác thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu (Trang 39)

Một bidirectional Recurrent Neural Network được xây dựng trên đỉnh của các tầng Convolutinal, được xem như tầng recurrent, tầng recurrent có nhiệm vụ dự đoán một phân phối 𝑦𝑡 cho mỗi frame của chuỗi đặc trưng 𝑋 = 𝑥1, … … 𝑥𝑇 Những lợi thế của tầng recurrent là:

• Mô hình RNN có khả năng mạnh mẽ trong lưu giư nội dung dạng chuỗi.

• Xử lý trên nội dung chuỗi là phù hợp và hưu dụng hơn nhiều so với xử lý trên tầng kí tự riêng lẻ. Bởi vì ví dụ như nhận dạng chuỗi trên bức ảnh thì việc xác

• Việc tối ưu của RNN là tối ưu hàm mất mát CTC, có thể sử dụng thuật toán lan truyền ngược để tìm nghiệm tối ưu cho hàm mất mát này. Điều này dẫn đến sự kết hợp với các tầng convolution để tạo thành một mạng thống nhất.

• RNN có thể thực hiện trên các chuỗi với độ dài thay đổi

Để hiểu thêm về tầng này, dưới đây sẽ trình bày ngắn gọn về mạng RNN và sử dụng LSTM để khắc phục nhưng hạn chế của RNN.

Nếu sử dụng DL với đầu vào là ảnh thì có hai mạng nổi tiếng đó là CNN và RNN, trong đó RNN cho bài toán dữ liệu đầu vào là chuỗi, bởi vì một chuỗi các sự kiện sẽ có mối liên quan lẫn nhau. Nên chỉ xử lý tầng thời điểm riêng lẻ sẽ không có đủ thông tin để đưa ra câu trả lời chính xác nên từ đó mạng RNN ra đời nhằm giải quyết vấn đề này, dưới đây là cấu trúc của mạng RNN

Hình 4.0.2 Mô hình RNN Các thuộc tính

• 𝑥1là đầu vào tại bước

• 𝑠𝑡là trạng thái ẩn tại bước t , đó là bộ nhớ của mạng. 𝑠𝑡 được tính dựa trên trạng thái trước đó và đầu vào tại đó

Hàm f thường dùng là một hàm phi tuyến, thường sử dụng hàm 𝑡𝑎𝑛ℎ hoặc ở thời điểm đầu tiên là 𝑠−1 thường được khởi tạo là 0

𝑜𝑡 là đầu ra tại thời điểm t , như vậy muốn xác định từ xuất hiện tiếp theo thì 𝑜𝑡 là xác xuất của các từ trong từ điển, hay

𝑜𝑡 = 𝑠𝑜𝑓𝑡𝑚𝑎𝑥(𝑉𝑠𝑡)

Nhưng thực tế RNN không thể xử lý với các phụ thuộc xa, đó là một vấn đề đã được chứng minh của HochreiterBengio được trình bày trong bài báo của mình. Từ nhưng hạn chế của RNN mạng LSTM ra đời nhằm giải quyết nhưng nhược điểm trên, LSTM là một dạng đặc biệt của RNN

Việc ghi nhớ thông tin là một tính chất của mạng LSTM, sau đây là cấu trúc mạng

Hình 4.0.3 Cấu trúc mạng LSTM

TT Kí hiệu Nội dung

1 Tầng mạng

4 Kết hợp nội dung

5 Sao chép nội dung

Bảng 4.1 Các kí hiệu

Để giải thích rõ tại sao LSTM làm việc hiệu quả, tôi xin trình bày sơ qua về các thành phần trong mỗi khối mạng

Trạng thái của các khối mạng như một băng chuyền, nó chuyền từ khối này sang khối tiếp theo trong mạng. Gần như thông tin ít bị thay đổi bởi ở các mắt xích chỉ tương tác tuyến tính.

Hình 4.0.4 Hình minh họa thông tin được truyền đi

Một khối mạng đều có khả năng ghi nhớ cũng như bỏ đi các thông tin không cần thiết bằng các cổng của nó, điều này được thực hiện bởi tầng mạng 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑 và một phép nhân

Hình 4.0.5 Tầng mạng và phép nhân

Số lượng thông tin có thể đi qua được quyết định bởi hàm số 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑 , miền giá trị của hàm 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑 nằm trong khoảng [0,1]. Nếu là 0 thì không cho thông tin đi qua, nếu là 1 nghĩa là cho tất cả thông tin đi qua

Để cho tiết hơn về LSTM sẽ đi sâu vào bên trong LSTM

Đầu tiên là đưa ra quyết định nhưng thông tin cần bỏ từ khối. Điều này được thực hiện bởi hàm 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑, hay gọi với một tên khác là “tầng cổng quên”. Với đầu vào là ℎ𝑡−1 và 𝑥𝑡 đi qua hàm 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑, vậy kết quả của hàm 𝑠𝑖𝑔𝑚𝑜𝑖𝑑 là một số thuộc [0, 1] quyết định lượng thông tin đi qua.

Hình 4.0.6 Hình minh họa cổng quên

Sau khi quyết định thông tin đi qua cổng hay không thì bước tiếp theo sẽ là xem xét thông tin nào sẽ lưu lại trong khối. Ở bước này được chia thành hai phần

• Sử dụng sigmoid để quyết định thông tin được cập nhật, biến đổi thông tin bằng cách sử dụng hàm tạo ra giá trị mới để cập nhật trạng thái.

• Sử dụng kết quả trên để cập nhật trạng thái của khối

Hình 4.0.7 Hình mô tả cập nhật khối

𝑖𝑡 = 𝜎(𝑊𝑖. [ℎ𝑡−1, 𝑥𝑡] + 𝑏𝑖) PT 5.2

𝐶̃ = tanh (𝑊𝑡 𝑐. [ℎ𝑡−1, 𝑥𝑡] + 𝑏𝑐)

Như vậy trạng thái 𝐶𝑡−1 cũ trước đó được cập nhật thành trạng thái mới 𝐶𝑡 . Bằng cách nhân trang thái cũ với ft, bởi ft quyết định lượng thông tin sẽ quên, sau đó thêm thông tin mới vào, tức là cộng thêm 𝑖𝑡∗ 𝐶̃𝑡 . Như vậy trạng thái mới phụ thuộc nhiều vào quyết định trước đó

Hình 4.0.8 Hình mô tả quá trình cập nhật trạng thái mới Phương trình tương đương

𝐶𝑡 = 𝑓𝑡 ∗ 𝐶𝑡−1 + 𝑖𝑡 ∗ 𝐶̃𝑡 PT5.4

Mỗi một trạng thái của khối sẽ quyết định giá trị đầu ra, để xác định giá trị đầu ra cần thực hiện các bước sau

• Dùng tầng sigmoid để xác định thông tin cần đưa ra từ khối, sử dụng hàm 𝑡𝑎𝑛ℎ

chuyển trạng thái tế bào về khoảng [-1, 1]

• Thực hiện phép nhân của kết quả thực hiện bởi hàm tanh ở trên với giá trị đầu ra

Tầng transcription là quá trình chuyển mỗi kết quả dự đoán của RNN sang chuỗi dự đoán. Ở đây, transcription tìm nhãn với xác suất lớn nhất trên mỗi dự đoán trên mỗi frame. Trong thực tế tồn tại hai mô hình để thực hiện việc chuyển đổi từ xác suất dự đoán sang nhãn tương ứng, đó là lexicon-free và lexicon-based. Trong đó lexicon là một tập các chuỗi có nhãn cố định. Người ta sử dụng CTC cho quá trình đào đạo và quá trình dự đoán, phương pháp này được đề xuất bởi Graves. Sau đây sẽ trình bày cơ bản về phương pháp này.

Phương pháp này bao gồm hai quá trình là mã hóa và giải mã văn bản, quá trình từ chuỗi xác suất đưa ra chuỗi văn bản gọi là quá trình giải mã, bởi vì không giống quá trình đào tạo là sử dụng mã hóa, khi đã biết nhãn của chuỗi trước đó. Quá trình giả mã khác quá trình đào tạo ở chỗ chúng ta đã có một mô hình đã được đào tạo và chúng ta sử dụng nó để nhận dạng văn bản không nhìn thấy trước đó, nghĩa là chúng dựa vào ma trận đầu ra của mạng để xác định chuỗi. Nhưng chúng ta chưa biết nhãn thực tế của nó, mà đang mong muốn mô hình xác định nhãn đó. Nếu thử tất cả các trường hợp có thể nếu chỉ có một vài chuỗi cố định, nhưng thực tế thì không thể sử dụng cách này. Sử dụng một thuật toán đơn giản nhưng nó cho kết quả tốt với thực tế, gồm hai bước sau

• Tìm chuỗi tốt nhất bằng cách lấy kí tự có xác suất cao nhất tại tầng frame

• Xóa bỏ nhưng tất cả nhưng “blank” từ chuỗi đó Ví dụ: Các kí tự là “a”, “b” và “-”(blank)

Nhìn vào hình dưới, giả sử có 5 đặc trưng chuỗi, áp dụng đường mã hóa tốt nhất từ ma trận, ở to kí tự phù hợp nhất là “a” tương tự với t1 , t2. blank có điểm số cao nhất tại t3 , và cuối cùng tại t4 là “b”. Như vậy kết quả nhận được là “aaa-b”, sau đó xóa bỏ đi nhưng kí tự lặp lại gần nhau thì kết quả đạt được là “a-b”, sau đó xóa bỏ đi blank kết quả sẽ thu được là “ab”. Vậy đầu ra của nhận dạng chuỗi là “ab”

Hình 4.0.10 Hình mình họa chọn các giá trị có xác suất cao nhất

Nhưng kết quả trên chỉ là một cách xấp xỉ, dễ dàng nhận được kết quả từ cách trên, tuy nhiên thuật toán xấp xỉ thường cho kết quả tốt với thực tế

4.6Hàm mất mát

Định nghĩa tập đào tạo là 𝜒 = {𝐼𝑖, 𝑙𝑖}𝑖 trong đó 𝑙𝑖 là ảnh cho đào tạo, và 𝑙𝑖 là nhãn của ảnh tương ứng, hàm tối ưu là

𝛿 = − ∑ 𝑙𝑜𝑔𝑝(𝐼𝑖

𝐼𝑖,𝑙𝑖 𝜖𝜒

| 𝑦𝑖)

PT 5.7

Trong đó là chuỗi được sinh ra bởi recunrrent và convolution từ 𝐼𝑖

Nhận thấy rằng đầu vào hàm mất mát của mạng là ảnh và nhãn là nội dung trên ảnh đó.

4.7Tóm tắt cấu trúc mô hình

Kiểu Cấu hình

Transcription -

Bidirectional-LSTM hidden units:256 Bidirectional-LSTM hidden units:256

Map-to-Sequence - Convolution maps:512, k:2 × 2, s:1, p:0 MaxPooling Window:1 × 2, s:2 BatchNormalization - Convolution maps:512, k:3 × 3, s:1, p:1 BatchNormalization - Convolution maps:512, k:3 × 3, s:1, p:1 MaxPooling Window:1 × 2, s:2 Convolution maps:256, k:3 × 3, s:1, p:1 Convolution maps:256, k:3 × 3, s:1, p:1 MaxPooling Window:2 × 2, s:2 Convolution maps:128, k:3 × 3, s:1, p:1 MaxPooling Window:2 × 2, s:2 Convolution maps:64, k:3 × 3, s:1, p:1

Input W × 32 gray-scale image Bảng 4.2 Bảng các thành phần của mô hình CRNN

4.7.1 Cách tạo dữ liệu và đào tạo

Như đề cập từ trước thành công của một mô hình học máy hay học sâu phụ thuộc rất nhiều vào dữ liệu và chất lượng của dữ liệu. Đầu vào của mạng là một bức ảnh với độ cao cố định là 512, và nội dung của vùng ảnh đó.

Do hạn chế về dữ liệu và thời gian cũng như làm đa dạng dữ liệu, dữ liệu được chia thành hai phần là dữ liệu thật và dữ liệu sinh ra

4.7.2 Dữ liệu thật

Tận dụng dữ liệu đã gán nhãn của việc đào tạo mô hình pixellink, ở đây sẽ có một chút thay đổi, bởi vì đầu vào của mạng là ảnh có chiều cao 512 và vùng nhãn là nội dung của vùng ảnh đó, nên sau khi cắt từng vùng ảnh từ ảnh gốc thì cần thay đổi kích thước vùng ảnh đó phù hợp với kích thước đầu vào.

Ví dụ về ảnh đầu vào và nhãn của của vùng đó Ảnh đầu vào:

Hình 4.0.11 Hình ví dụ ảnh đầu vào Nhãn của nó là: 459709241360

4.7.3 Dữ liệu sinh

Sử dụng các kỹ thuật xử lý ảnh để vẽ các nội dung lên một bức ảnh, nhưng quá trình này do muốn tạo sự đa dạng của dữ liệu đào tạo nên sử dụng thêm các kỹ thuật xử lý ảnh để tạo mẫu sao giống với dữ liệu thực tế nhất

Tổng số dữ liệu thật là 1000 ảnh

Dữ liệu sinh ra tự động trong lúc đào tạo với tỉ lệ xác suất dùng ảnh thật để đào tạo là 0.7, và tỉ lệ xác suất dùng ảnh sinh để đào tạo là 0.3, quá trình sinh tự động này tránh việc chiếm nhiều bộ nhớ, vì sinh ra bao nhiêu thì bấy nhiêu được đưa vào đào tạo.

Bên cạnh nhưng điểm lợi thế của quá trình đào tạo cũng như dự đoán dự vào đầu vào là ảnh, nhưng bên cạnh đó mô hình gặp một số hạn chế nhất định như các bài toán với các phông chữ khác nhau phải đào tạo dưới các phông tương ứng hoặc gần giống, nhưng lỗi thường gặp như dự đoán sai các kí tự có phân phối gần giống nhau như các cặp sau:

• Chữ cái “l” và số “1”

• Số “3” và số “8”

• Chữ “p” và chữ “q”

Những chữ cái trong các phông khác nhau có phân phối gần nhau cũng thường bị nhầm, và chuỗi càng dài thì xác suất đúng toàn bộ chữ cái trong chuỗi đó bị hạn chế, nên đối với một số bài toán thực tế ứng thì sau bước này cần phải chỉnh sửa thông tin để kết quả đạt được tốt hơn.

4.8 Kết luận chương

Trong chương 4 luận văn nghiên cứu về mạng nơ ron hồi quy xoắn, Convolution recurren neural network(CRNN) đây là mạng nơ ron sử dụng học sâu với sự kết hợp của DCNN và RNN tạo nên cấu trúc CRNN với các lợi thế hơn các cấu trúc khác:

- Có thể học trực tiếp chuỗi mà không cần chính xác vị trí của các phần tử trong chuỗi.

- Có thể trích xuất trực tiếp các đặc trưng từ ảnh không yêu cầu xử lý thủ công cũng như tiền xử lý.

- Có tính chất RNN có thể sinh ra một chuỗi của các đối tượng.

- Không bị ràng buộc bởi độ dài của chuỗi, chỉ yêu cầu chuẩn hóa về chiều cao trong cả hai quá trình đào tạo và kiểm tra.

CHƯƠNG 5: CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

Trong chương này của luận văn sẽ mô tả một cách quá trình cài đặt thử nghiệm thuật toán, cũng như kết quả đạt được trên các bộ dữ liệu khác nhau.

5.1 Bài toán

Xây dựng chương trình cài đặt thử nghiệm, chương trình cho phép người dùng tải lên hình ảnh mặt trước của chứng minh thư nhân dân. Chương trình sẽ bóc tách các thông tin trên chứng minh thư sử dụng học sâu với các thông tin:

- Số Chứng minh thư nhân dân - Họ và tên

- Ngày sinh

- Địa chỉ thường trú

Mục đích của chương trình này là hỗ trợ việc số hóa thông tin trên chứng minh thư nhân dân sử dụng các thuật toán học sâu.

Giai đoạn tiền xử lý nhằm tăng độ chính xác của hệ thống nhận dạng. Vì khi quét ảnh thường gặp các loại nhiễu, kích thước ảnh không đồng nhất, hình ảnh không được chụp trực diện... Nên ở bước này sẽ tiến hành chuẩn hóa lại kích thước hình ảnh đầu vào, khử nhiễu để tăng độ chính xác cho thuật toán.

Bước 2. Trích chọn đặc trưng

Để thực hiện trích chọn đặc trưng, hệ thống sử dụng thuật toán Pixel Link để thực hiện việc chọn đặc trưng của hình ảnh đưa vào vào phần mềm.

Vì mỗi đối tượng đều có một đặc điểm riêng nên ở bước này sẽ giúp ta trích chọn được những đặc tính riêng đó để phục vụ cho bước nhận dạng phía sau.

Bước 3. Nhận dạng

Để nhận dạng phần mềm sử dụng học sâu với CRNN để thực hiện nhận dạng ký tự trong ảnh đặc trưng.

Sau khi mẫu dữ liệu đã qua các bước tiền xử lý và trích chọn đặc trưng, dựa vào giá trị các tham số thu được khi huấn luyện ta sẽ sử dụng thuật toán CRNN để thực hiện việc việc xác định và nhận dạng các ký tự trong đó.

5.3Môi trường cài đặt

Thuật toán thử nghiệm được cài đặt bằng ngôn ngữ lập trình Python [10] [11] [12] (Microsoft Visual Studio), sử dụng thư viện xử lý ảnh Opencv cho việc đọc/ghi ảnh và các thao tác xử lý ảnh cơ bản.

Chương trình được thử nghiệm trên máy laptop Geforce GTX 1060, core i5, bộ nhớ RAM 8,0 GB.

5.4Dữ liệu kiểm thử

Chương trình được thử nghiệm trên tập 100 ảnh CMND được quét với độ phân giải 300dpi, kiểu ảnh mầu. Các mẫu CMND được lấy từ nhiều tỉnh thành khác nhau qua mạng internet, các đơn vị cấp CMND khác nhau. Mặc dù CMND được in theo

mẫu chung nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các đơn vị cấp về kích thước kiểu chữ, vị trí tương đối giữa các trường thông tin, …

5.5Kết quả thực nghiệm

Phần mềm được cài đặt và chạy thử nghiệm với các kết quả:

KẾT LUẬN

Quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nghiên cứu được nhiều kiến thức cũng như quá trình xây dựng một mô hình học sâu, từ quá trình tạo thu thập dữ liệu, đến quá trình đào tạo mô hình và đánh giá mô hình. Học sâu là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự đầu tư nghiên cứu của các nhà khoa học, bài báo liên đến kỹ thuật OCR được chú ý nhiều, qua đó giúp tôi học được cách tiếp cận cũng như cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng và liên tục.

Qua quá trình nghiên cứu tôi đã thí nghiệm bóc tách thông tin từ chứng minh thư khi sử dụng mô hình học sâu, tôi nhận thấy đã đạt được một số kết quả chính sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bài toán bóc tác thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)