Sức khỏe tinh thần của người caotuổi huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHĂM sóc sức KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI tại HUYỆN đức HUỆ, TỈNH LONG AN (Trang 43)

2. Một số đặc điểm về người cao tuổi

2.2.3. Sức khỏe tinh thần của người caotuổi huyện

Nhưng trong đề tài chúng tôi quan tâm nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, tinh thần; giữa tinh thần và bệnh tật có liên quan với nhau. Bệnh tật chỉ là một trong những yếu tố cấu thành về những khỏe tinh thần, mà còn phải xem xét thêm nhiều góc độ như: Khả năng thích nghi với hoàn cảnh mới và giải quyết cấp bách các vấn đề, đều giảm đi với tuổi già. Cũng trong phạm vi tinh thần, nhiều người già có một số phản ứng tâm lý tiêu cực. Họ thường trầm mặc bi quan, hạ giá khả năng bản thân, ngại giao lưu, giảm quan hệ qua lại, hay than

người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của mỗi cá nhân như chủng tộc, đặc tính di truyền, giới tính, hoặc nhiều yếu

tố chủ quan có khả năng ảnh hưởng tới trí tuệ. Điều này qua kết quả khảo sát có thể thấy giữa nam và nữ có sựiệtkhácvề btham gia các hoạt động thể dục, vui chơi giải trí, làm công tác từ thiện.

Biểu đồ 2. 2. Hoạt động vui chơi và giải trí của người cao tuổi

70 60 50 40 nam 30 20 10 0

thể dục đánh cờ hát với nhau từ thiện

Nguồn: Kết quả khảo sát

Trong cuộc sống hiện đại, mỗi người dường như bị cuốn theo bởi sự tất bật của guồng máy học tập, lao động hay chăm lo cho con cái, ít nhiều xao lãng việc chăm sóc tinh thần ông bà, cha mẹ (nói chung là NCT). Điều này làm cho NCT cảm giác cô đơn, buồn tủi, đời sống tinh thần u uất. Theo các chuyên gia tâm lý, NCT hay nhớ quá khứ nên họ thường so sánh với hiện tại, điều này có thể khiến con cháu không thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó, vô tình làm NCT dễ bị tổn thương, tủi thân. Thậm chí có người bị trầm cảm, sống thu mình và mắc “tâm bệnh” một trong số nguyên nhân phổ

Khi xem xét gốc độ tinh thần phải gắn với các yếu tố tâm lý người cao tuổi có những biểu hiện như sau: cảm giác cô đơn khi con cháu đi làm và đi học thường xuyên khiến phần lớn thời gian của người già là ở một mình. Nếu không còn người bạn đời bên cạnh thì sự cô đơn càng rõ rệt và người già rất dễ bị trầm cảm, sống thu mình lại và lúc này con cháu muốn quan tâm lại càng khó hơn.

Tâm lý nhớ hoài quá khứ xuất hiện khi người già thường xuyên kể chuyện “ngày xưa”, thường đem so sánh với hiện tại và điều này có thể khiến con cháu không cảm thấy thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó và vô tình lại làm người già cảm thấy bị cô lập.

Cảm giác bi quan nếu có dấu hiệu của bệnh tật, bệnh càng nặng thì người già càng bi quan khi phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác và họ biết khả năng hồi phục của mình không còn được tốt như những người trẻ tuổi, lo lắng về một tương lai phải ngồi hoặc nằm một chỗ và không tự chủ được về sinh hoạt.

Người cao tuổi dễ bị nóng nảy bởi tâm lý sợ mình đang làm phiền người khác, cảm giác tự ti hoặc bất lực khiến họ dễ cáu gắt khi được người khác chăm sóc, gây cản trở cho việc trợ giúp của người thân.

Sự đa nghi cũng thường xuyên xuất hiện trong tinh thần người già bởi có thể do tâm lý khó tin người khác từ trước hoặc cũng có thể do lãng tai hoặc mờ mắt khiến họ dễ hiểu sai ý nói của người khác.

Sự tủi thân khi con cháu không quan tâm chăm sóc hoặc ít lại gần, lúc này thì người già có thể dẫn đến tâm lý buông xuôi, và dần thu mình lại một góc.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy sức khỏe tinh thần, theo như các cụ thì sức khỏe tốt, không có biểu hiện tâm bệnh chiếm 61%, sức khỏe không tốt, có mắc bệnh tâm thần trong người chiếm 31%, còn lại 8% trả lời không biết. Biểu hiện qua trạng thái tinh thần trong cuộc sát cho thấy rằng thì

cảm thấy đau đầu chiếm 53%, họ thường xuyên bị mất ngủ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng tạm thời, cảm giác tinh thần không được tốt. Đối với tâm lý buồn bã 29% đây là dấu hiệu của sự trầm cảm dễ rơi vào trạng thái biệt lập, cô độc do tự ti. Họ thường cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt những cảm giác của mình thành lời, do vậy những người xung quanh không nhận ra được những bất ổn ở họ. Khi cố gắng diễn đạt những cảm giác của mình có liên quan đến trầm cảm, họ lại thường tập trung vào các chủ đề khác. Chẳng hạn, họ than phiền về những nỗi lo tài chính, vấn đề hoà thuận với các thành viên trong gia đình và thường nhất là các vấn đề về sức khỏe.

Các dấu hiệu khác bao gồm như mất sinh lực và cảm thấy mình vô dụng. Họ thường biểu lộ một cách chung chung về sự không thoả mãn trong cuộc sống hiện tại, ví dụ: “Tôi chẳng còn có gì để mà trông đợi nữa”.

Sau cùng là 18% tinh thần lo âu, buồn bực những biểu hiện tâm lý của stress như sự căng thẳng, buồn bực, giảm sút trí nhớ, cáu gắt… thường được cho là những đặc điểm tâm lý chung của người già. Lý do nữa làm cho việc phát hiện stress nơi người già chậm hơn, đó là, về giao tiếp, người cao tuổi thường có môi trường giao tiếp hẹp, chủ yếu là giao tiếp trong gia đình, đã vậy, thời gian nói chuyện, trao đổi thường ít (do các thành viên khác trong gia đình thường bận rộn). Việc ít trao đổi cũng làm giảm những tình huống dễ phát hiện ra stress.

Về chủ quan, chính người cao tuổi cũng khó nhận ra tình trạng stress của mình, bởi đi cùng với sức khoẻ giảm sút so với giai đoạn trước đó là sự giảm sút độ bén nhạy của các giác quan, giảm khả năng cảm nhận về cơ thể. Ở người cao tuổi, trạng thái thể lý và tinh thần liên quan mật thiết với nhau, gần giống ở trẻ em (vậy nên mới có ý kiến cho rằng “tuổi già là sự quay lại làm trẻ con lần nữa”). Mọi dấu hiệu của bệnh tật đều làm gia tăng sự lo lắng dẫn đến căng thẳng. Ngược lại, trạng thái tinh thần buồn bã, ức chế, bất

an đều có khả năng làm cho các triệu chứng bệnh lý thể chất trở nên tăng nặng hoặc kéo dài khó điều trị.

Biểu đồ 2.3. Cảm giác lo lắng của người cao tuổi

30 25 20 60-65 15 65-70 70-75 10 75-80 trên 80 5 0

bệnh tật kinh tế lo lắng con buồn cô sợ chết

cháu đơn

Nguồn: Kết quả khảo sát

Sức khỏe tinh thần người cao tuổi của huyện khi được hỏi những cảm giác lo lắng nào thì qua từng độ tuổi thì việc lo lắng bệnh tật chiếm vị trí cao nhất, tiếp đến là kinh tế và lo cho con cháu. Đây là ba mối bận tâm hàng đầu, người cao tuổi luôn lo lắng về bệnh tật, mặc dù điều đó là không tránh khỏi, nhưng điều là bình thường lại mối quan ngại hàng đầu. Cần phải tạo điều kiện người cao tuổi sống vui vẻ với bệnh tật, chống lại bệnh tật có hiệu quả nhất. Trong cuộc sống ngày nay, sự buồn cô đơn đang tăng lên hàng ngày, không

động đến tâm lý người cao tuổi không hề nhẹ. Sau cùng cái chết là điều lo lắng mức độ ưu tiên thấp nhất nhưng cái họ quan tâm đến cái chết nhẹ nhàng "đau giây, chết giờ", "ngủ rồi chết luôn" – không mang bệnh tật, không làm khổ con cháu chăm sóc.

"……Sống được từng tuổi này chết cũng vừa rồi, hồi xưa, huyện Đức Huệ là vùng trắng, còn bao nhiêu bom đạn Mỹ nó bắn không hết nó đem về đây nó thả, không chết là may lắm rồi. Thêm năm 1978 bọn Pônpốt nó tàn sát biên giới cũng tưởng chết rồi chứ." (PVS 08, Nữ, 1945).

Chủ yếu người cao tuổi lo lắng về kinh tế và bệnh tật, lo lắng con cháu trong gia đình.

"…Giờ già sống có mình, thì ai đâu cho mình hoài được, thôi thì kiếm sống được ngày nào hay ngày đó, sức khỏe trời còn thương là mừng rồi" (PVS 11, Nam, 1953)

"….Giờ ở nhà giữ cháu cho mấy đứa nhỏ đi làm ăn xa, còn đứa làm thuê, làm mướn sống ở nhà, cố gắng để tụi nó yên tâm đi làm, chứ giờ không làm sao sống, ruộng có ít, không đủ sống" (PVS 02, Nữ, 1957).

2.3. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi

2.3.1. Sự chăm sóc của gia đình và dòng họ

Theo truyền thống của gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi con người sẽ được giáo dục và trưởng thành trong môi trường gia đình, đồng thời cũng chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ gia đình. Trước đây, trong xã hội nông thôn, gia đình kết hợp với dòng họ thành khu vực tụ cư, vui buồn – sướng khổ có nhau, ký thác tâm tình; và đặc biệt đó là nơi thể hiện sự kính trọng, hiếu nghĩa của con cháu với cha mẹ, ông bà.

Tục ngữ dân gian ta có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên chức năng của gia đình người Việt Nam xưa là chăm sóc bố mẹ, ông bà khi về già và cũng là một nguyên tắc ứng xử cơ bản của “đạo hiếu” trong gia đình.

Người cao tuổi của huyện đa phần con sống chung với con cháu, được con cháu quan tâm chăm sóc, đây là truyền thống tốt đẹp vẫn được duy trì. Gia đình truyền thống để chăm sóc người cao tuổi về mặt tinh thần. Các cụ sống với con cháu có thái độ tinh thần lạc quan, tinh thần luôn vui vẻ, tạo

động lực để kết nối các thành viên trong gia đình. Sự quan tâm cho nhau vẫn là hành vi chính, mạng lưới gia đình có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Con cháu lo lắng cho ông, bà từ mặt thể chất đến tinh thần và ngược lại. Nhu cầu của người cao tuổi là nhận được sự lo lắng, chăm sóc của con cháu. Ngoài việc quan tâm bổ sung dinh dưỡng thích hợp, người cao tuổi cần thời gian “giải độc” tinh thần.

Nhìn chung con cháu vẫn dành một ít thời gian trò chuyện làm cho người cao tuổi cảm nhận được sự quan tâm hơn, sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng về già. Qua đó, góp phần hạn chế các dấu hiệu không tốt về sức khỏe tinh thần.Chính tinh thần của người cao tuổi tốt, vui vẻ thì sẽ đẩy lùi được bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm bớt những suy nghĩ, âu lo về cuộc sống.

Mặc khác người cao tuổi hay nhớ quá khứ nên họ thường so sánh với hiện tại, điều này có thể khiến con cháu không thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó, vô tình làm người cao tuổi dễ bị tổn thương, tủi thân. Thậm chí có người bị trầm cảm, sống thu mình và mắc “tâm bệnh” - một trong số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và các bệnh mãn tính như: tim mạch, tăng huyết áp...

Thực tế, không ít trường hợp người cao tuổi do không chia sẻ được với người thân trở nên sống khép mình, bó buộc trong suy nghĩ tiêu cực “bản thân không còn sức lực để lao động, không tự chăm sóc làm gánh nặng cho con cháu”. Qua trao đổi, nhiều người cao tuổi sợ rằng con cháu sẽ không còn quan tâm hay bỏ rơi họ.

Một vấn đề khác cần quan tâm, con cháu thường xuyên đi làm xa, chỉ quan tâm vào các ngày nghỉ nên người cao tuổi khó để chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cháu. Đó là vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều.

Đời sống tinh thần trong ngày ở người cao tuổi nông thôn chủ yếu là xem tivi chiếm 23%, tiếp theo là các hoạt động như: chăm sóc cây quanh nhà,

trông cháu và công việc nội trợ. Đặc biệt là tình làng nghĩa xóm vẫn còn bền chặt, các cụ hay qua lại thăm hỏi, chơi với nhau. Cụ ông thì tham gia đánh cờ, chén rượu, ly trà diễn ra hàng ngày, trong khi các cụ bà thường xuyên thăm hỏi, nói chuyện. Đa số người cao tuổi có tinh thần lạc quan, vui vẻ thường là những cụ có tham gia các hoạt động tổ, nhóm và được quan tâm chăm sóc của người xung quanh.

Về mặt tâm lý, do sự dời bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ… làm cho bệnh lý tâm thần NCT tăng cao và trầm trọng. Các biểu hiện trạng thái tinh thần của NCT như sau: Khó ngủ, băn khoăn về cuộc sống hiện tại, buồn rầu, chán nản , mệt mỏi thường xuyên. Việc tiếp cận dịch vụ y tế về sức khỏe tâm thần của người cao tuổi đang gặp rào cản là tại cộng đồng, gia đình và cán bộ y tế chưa nhận thức đúng đối với bệnh sa sút trí tuệ. Họ cho rằng đó là bệnh thường gặp ở những người cao tuổi và đó là diễn biến tự nhiên của quá trình lão hóa.

Đời sống văn hóa tinh thần của NCT hiện khá đa dạng và thường xuyên được cải thiện. hầu hết NCT tham gia các hoạt động văn hóa như đọc sách, báo và nghe đài, xem tivi…. Ngoài việc tham gia vui chơi ở những điểm nói trên, NCT còn đi lễ chùa, nhà thờ theo nhu cầu tín ngưỡng của mình. Phần lớn đối với người cao tuổi tâm trạng lớn nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống vì con cháu. Tuy nhiên sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình đô thị hóa đang làm nới lỏng dần các mối liên hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng xóm… làm xuất hiện những mâu thuẫn mới trong đời sống xã hội tác động xấu đến đời sống tâm lý của lớp người cao tuổi. Việc giao tiếp hàng ngày giữa con cháu đối

với NCT chưa được quan tâm đúng mực. NCT thường trò chuyện tâm sự hằng ngày với vợ/chồng, bạn bè hàng xóm nhiều hơn là con cháu.

Mức sống của NCT còn chưa cao, tổng số hộ NCT nghèo đói và có sự chênh lệch lớn giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị. NCT trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Họ phải lo cho cuộc sống của chính họ và con cái. Nhưng hầu hết đang làm vệc với các công việc khác nhau mà chủ yếu trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mức thu nhập còn thấp và bấp bênh.

Về sức khỏe thể chất người cao tuổi cũng được con cháu, dòng họ quan tâm chăm sóc; kết quả khảo sát có 63% người cao tuổi được sự quan tâm của con cháu và gia đình, dòng họ, sự chăm sóc của nhà nước chiếm 29%, còn lại là các mạnh thường quân chiếm 8%.

"…. Con cháu cũng còn có hiếu luôn quan tâm chăm sóc, hỏi thăm, thuốc than ôi liên tục, có ăn uống được gì nhiều" (PVS 04, Nữ, 1933).

"….Sống xung quanh toàn bà con dòng họ, chuyện gì cũng nhờ sự giúp đỡ, nên cũng bớt khó khăn vất vả chút" (PVS 07, Nam, 1947)

Như vậy mối quan tâm, chăm sóc người cao tuổi ở vùng nông thôn, cũng dựa chủ yếu vào người trong gia đình, con cháu, dòng họ. Mạng lưới xã hội và hành động truyền thống vẫn còn cấu kết tương đối chặt chẽ.

2.3.2. Thúc đẩy sức khỏe tinh thần trong quá trình lão hóa lành mạnh

Sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi có thể được cải thiện thông qua thúc đẩy sự lão hóa lành mạnh và tích cực và các yếu tố kinh tế xã hội, giải quyết các bất bình đẳng về y tế, bất bình đẳng giới. Các hình thức chống lại sự lão hóa tích cực được gọi là “chủ nghĩa tuổi tác” cần phải được thay đổi. Thái độ của “chủ nghĩa tuổi tác” coi người cao tuổi là dễ đổ vỡ, “quá hạn sử dụng”, không thể làm việc, yếu về thể lực, chậm về tinh thần, không có khả

năng hoặc vô dụng. “Chủ nghĩa tuổi tác” đóng vai trò như rào cản phân chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHĂM sóc sức KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI tại HUYỆN đức HUỆ, TỈNH LONG AN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)