Kĩ thuật Tail Drop

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP doc (Trang 66 - 68)

Loại bỏ đuôi là kĩ thuật truyền thống nhằm quản lý chiều dài hàng đợi của router, thiết lập chiều dài hàng đợi lớn nhất cho mỗi hàng đợi, chấp nhận các gói đến cho tới khi đạt được chiều dài lớn nhất. Các gói đến sau sẽ bị loại bỏ cho tới khi kích thước hàng đợi giảm xuống.

Hình 3.7 : Lược đồ xác suất loại bỏ các gói trong Tail Drop

0 max chiều dài hàng đợi

100% X ác s uấ t l oạ i b ỏ gó i

Khi độ chiếm giữ hàng đợi nhỏ hơn giá trị lớn nhất (max) thì các gói đến từ luồng lưu lượng vẫn được chấp nhận và được xếp hàng vào bộ đệm chờ xử lý. Khi độ chiếm giữ hàng đợi vượt quá giá trị max cho phép thì tất cả các gói đến sau đều bị loại bỏ cho tới khi độ chiếm hàng đợi giảm.

Hàm xác suất loại bỏ gói tin :

0 nếu q < max buffer size d(q) =

1 nếu q > max buffer size

Khi các gói đến hàng đợi dưới dạng bó, các gói đến với tốc độ thay đổi λ (quá trình các gói đến là quá trình poisson) và mỗi bó có B gói tin, và phân bố mũ là μ. Các gói được đệm trong hàng đợi có dạng chuỗi Markov có phân bố dừng là π. Cho kích thước hàng đợilà K, ta có công thức tính xác suất loại bỏ gói của tail drop :

PTD = π(K) +π(K-1)d(K-1) +…..+ π(1)d(1) Tail drop rất đơn giản, nhưng nó có hai điều hạn chế.

 Trong một số trương hợp nó chỉ cho phép một kết nối đơn hoặc một vài

kết nối độc quyền chiếm dụng không gian hàng đợi, ngăn cản các kết nối khác đến hàng đợi. Đây là hiện tượng chặn luồng từ các kết nối khác (lock out). Hiện tượng lock out là kêt quả của các ảnh hưởng đồng bộ và định thời của lưu lượng.

 Tail drop cho phép các hàng đợi duy trì trạng thái đầy trong chu kì thời

gian dài kể từ lúc có thông báo tắc nghẽn của tail drop xuất hiện thông qua hiện tượng mất gói khi hàng đợi bắt đầu đầy. Điều này rất quan trọng để giảm kích thước hàng đợi ở trạng thái không đổi trong quản lý hàng đợi. Do các gói đến hàng đợi dưới dạng bó nên việc loại bỏ gói trong một bó dễ gây ra loại đa gói. Điều này có thể dẫn đến đồng bộ trên toàn thể luồng.

Khi hàng đợi đầy có hai cách loại bỏ gói tin đến :

 Loại bỏ trong hàng đợi: nếu hàng đợi đầy mà có các gói tin hàng đợi thì

việc loại bỏ gói tin sẽ xảy ra ngẫu nhiên bên trong hàng đợi. Một gói mới sẽ đến hàng đợi

 Loại bỏ đầu hàng đợi : nếu hàng đợi đầy mà vẫn có gói tin đến hàng đợi

thì router sẽ loại bỏ gói tin nằm tại vị trí đầu hàng đợi.

Cả hai cách trên đều giải quyết được vấn đề lock out nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề đầy hàng đợi. Trong mạng Internet hiện tại việc loại bỏ gói tin giống như cơ chế thông báo tắc nghẽn tới các node đích. Giải pháp cho vấn đề hàng đợi đầy là router loại bỏ các gói trước khi hàng đợi bắt đầu đầy, do đó các node cuối có thể phản ứng lại với tắc nghẽn trước khi bộ đệm tràn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu các kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP doc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w