giải pháp hoàn thiện ở Chương 3 của Luận văn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TỔNG THẦU
THI CÔNG XÂY DỰNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1.Khái quát về lĩnh vực sản xuất điện và tiềm năng phát triển điện lực tại tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phía đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 4.737 km2 (chiếm 1,43% diện tích cả nước) và dân số 630.845 người (chiếm 0,67% dân số cả nước). Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng, nằm ngay giao điểm của các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm 02 nhánh Đông và Tây), quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á. Đồng thời, là điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) nối Lào – Thái Lan – Myanmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo với tổng chiều dài 1.450km, chạy qua 13 tỉnh của 04 quốc gia, Quảng trị có lợi thế phát triển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Quảng Trị cũng là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt bậc nhất ở nước ta. Địa hình đồi núi dốc, hẹp về chiều ngang kết hợp với khí hậu khắc nghiệt (thường xuyên xảy ra hạn hán, mưa bão, lũ lụt, sạt lỡ,…). Gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để Quảng Trị phát triển các dự án năng lượng điện, bao gồm cả nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện gió, điện mặt trời và thủy điện. Với địa hình đa dạng gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát, bãi biển kết hợp với nhiều sông ngòi ngắn, dốc thuận lợi cho xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ; Nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến Bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh nền bức xạ cao, số giờ nắng trung bình năm ở Quảng Trị dao động từ 1.700-1.800 giờ, rất thuận lợi để phát triển các dự án điện mặt trời. Quảng Trị cũng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc, với tốc độ gió cao, trung bình đạt
từ 6-7m/s nên rất có tiềm năng để phát triển các dự án điện gió,…
Nhận diện được tiềm năng phát triển trong lĩnh vực sản xuất điện, những năm gần đây, Bộ Công Thương, Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã chú trọng đến công tác quy hoạch và kêu gọi đầu tư các dự án năng lượng, nhất là các dự án năng lượng tái tạo. Ngày 27/12/2018 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 4965/QĐ-BCT về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035. Tính đến năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã bổ sung quy hoạch thêm nhiều dự án sản xuất điện. Trong lĩnh vực sản xuất điện mặt trời, ngoài 03 dự án đã được bổ sung quy hoạch với tổng công suất 149,5 MWp, gồm: Dự án điện mặt trời LIG – Quảng Trị công suất 49,5MWp (đã đưa vào vận hành từ ngày 22/5/2019); Dự án điện mặt trời Gio Thành 1, Gio Thành 2, mỗi dự án có công suất 50 MWp. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã trình bổ sung 13 dự án điện mặt trời trên địa bàn với tổng công suất 894,95MWp, gồm: Gio Mỹ, công suất 50MWp; Vĩnh Tú, công suất 50MWp; Trúc Kinh, công suất 50MWp; ĐMT nổi Ái Tử, công suất 49,95MWp; Hacom Quảng Trị, công suất 50MWp; Hải Dương – Hải Lăng, công suất 80MWp; LIG – Gio Linh 1, 2, 3 công suất 125MWp; Mai Quang 1, công suất 50MWp; Mai Quang 2, công suất 50MWp; ĐMT nổi La Ngà, công suất 90MWp; Quảng Trị, công suất 250MWp. Trong lĩnh vực sản xuất điện gió, Quảng Trị có 17 dự án điện gió đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất 608MW, bao gồm: Dự án điện gió Hướng Linh 1, 2 (mỗi dự án có công suất 30MW đã hoàn thành phát điện); Hướng Phùng 1, công suất 30MW; Hướng Phùng 2, công suất 20MW; Hướng Linh 3, công suất 30MW, Hướng Hiệp 1, công suất 30MW; Hướng Tân, Liên Lập, Tân Linh (mỗi dự án có công suất 48MW); Phong Liệu, Phong Huy và Phong Nguyên (mỗi dự án có công suất 48MW); Hướng Linh 4, công suất 30MW, Hướng Phùng 3, công suất 30MW; Gelex 1, 2, 3 (mỗi dự án có công suất 30MW). Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đang trình bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực 50 dự án điện gió với tổng quy mô công suất là 2.522,15MW. Trong lĩnh vực sản xuất thủy điện vừa và nhỏ, ngoài việc vận hành nhà máy Thủy lợi – Thủy điện Quảng Trị công suất 64MW, đến năm 2019 Quảng
Trị có 04 dự án thủy điện đi vào hoạt động với tổng công suất 52,5MW là: Thủy điện Khe Giông, Thủy điện Đakrông 3, Thủy điện Đakrông 1, Thủy điện Khe Nghi; Có 05 dự án đang triển khai với tổng công suất trên 90MW là Thủy điện La Tó, Mở rộng lưu vực bổ sung nước công trình Thủy lợi – Thủy điện Quảng Trị và vùng hạ du, Thủy điện Đakrông 5, Thủy điện Hướng Phùng, Cụm thủy điện Hướng Sơn; có 01 dự án đã được cấp chủ trương đầu tư và chuẩn bị khởi công; Có 03 dự án thủy điện nhỏ đang được nhà đầu tư nghiên cứu. Trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện than, theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương quy hoạch (tại Quyết định 4751/QĐ-BCT ngày 09/7/2013) gồm có 02 nhà máy nhiệt điện (Nhà máy nhiệt điện than BOT Quảng Trị 1 công suất 1320MW và Nhà máy Nhiệt điện than BOT Quảng Trị 2 công suất 1200MW. Trong lĩnh vực điện khí có dự án nhà máy điện khí 340MW tại Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã được bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện VII điều chỉnh.
Trên thực tế, để khai thác hết tiềm năng phát triển ngành năng lượng điện, Quảng Trị còn có thể bổ sung quy hoạch và tăng quy mô công suất hơn nữa. Theo Báo cáo của Sở Công Thương Quảng Trị năm 2019, tổng công suất tiềm năng của Quảng Trị là 14.000MW, trong đó điện khí 6.340MW, điện gió 4.000MW, điện mặt trời 1.750MW, thủy điện 311MW, nhiệt điện than 2.400MW, ngoài ra còn có khoảng 200MW điện sinh khối, điện áp mái.
Theo tính toán cứ 01KW điện mỗi năm sẽ đóng góp cho ngân sách tỉnh khoảng 01 tỷ đồng. Như vậy khi tất cả các dự án điện năng được khai thác và đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng giúp tăng ngân sách tỉnh. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị đã đề ra nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này như chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất, giải quyết các thủ tục hành chính, đầu tư hạ tầng truyền tải,.. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc ngáng chân các nhà đầu tư như: cơ chế, chính sách và sự chậm trễ, thiếu đồng bộ, nhất quán trong quá trình thực thi các thủ tục đầu tư, nhất là các vướng mắc trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng, đánh giá tác động môi trường, rà phá bom mìn, thiếu hạ tầng truyền tải điện,…Ngoài ra, những quy
định mới của Luật Quy hoạch bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019 đã làm cho nhiều dự án chưa được bổ sung quy hoạch buộc phải dừng triển khai. Đối với các nhà đầu tư, khi nhiều dự án sản xuất điện cùng triển khai trên địa bàn, dẫn đến sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm và lựa chọn đơn vị TT có năng lực, kinh nghiệm và uy tín; Kiểm soát chất lượng thi công của các đơn vị TT và kiểm soát việc thực hiện HĐTTXD theo quy định của pháp luật Việt Nam là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng phối hợp, tạo cơ chế thuận lợi để các NĐT yên tâm đầu tư các dự án sản xuất điện trên địa bàn Tỉnh, góp phần tăng doanh thu cho ngân sách Tỉnh và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
2.2. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng theo pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện tại tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Giao kết hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng trong lĩnh vực sản xuất điện từ thực tiễn tỉnh Quảng Trị
Trong những năm gần đây ở nước ta có nhiều dự án đầu tư xây dựng các công trình sản xuất điện lựa chọn hình thức tổng thầu EPC để triển khai thực hiện như: Thủy điện Uông Bí, Nhiệt điện Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 1, Thủy điện Nà Hang, Nhiệt điện Phả Lại II,…. Riêng các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất điện tại tỉnh Quảng Trị, thông qua khảo sát và trao đổi với đại diện CĐT các dự án này, thì phần lớn đều lựa chọn hình thức tổng thầu thi công xây dựng. Họ tách riêng các gói thầu, ký hợp đồng giao cho từng đơn vị chuyên môn chuyên trách như: gói thầu tư vấn, thiết kế cho một đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế. Gói thầu “Rà phá bom mìn” cho đơn vị có chức năng và được cấp phép thực hiện việc này. Gói thầu cung cấp thiết bị thì do CĐT trực tiếp thực hiện,…Gói thầu thi công xây dựng do đơn vị có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực thi công xây dựng thực hiện. Nguyên nhân là vì nếu ký hợp đồng tổng thầu EPC sẽ giao quyền và phạm vi công việc cho TT quá lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro mà CĐT không kiểm soát được, nên Họ lựa chọn hình thức tách riêng từng gói thầu để đảm bảo lựa chọn đơn vị đủ năng lực thực hiện từng hạng mục. Riêng gói thầu cung cấp thiết bị, CĐT trực tiếp thương thảo và ký kết hợp đồng với đối tác (thông thường là các đối tác nước ngoài)
để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng sản phẩm và giá cả.
Đối với gói thầu thi công xây dựng công trình điện, khác với những gói thầu thi công thông thường, thi công các công trình điện đòi hỏi đơn vị TT không chỉ có năng lực thi công mà còn am hiểu lĩnh vực thi công công trình điện theo quy định của Luật Điện lực và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), hiểu biết về chủng loại và dòng thiết bị lắp đặt, có năng lực và kinh nghiệm thi công xây dựng và lắp đặt các công trình này. Để lựa chọn đơn vị TT phù hợp, trước khi ký hợp đồng, CĐT phải lập hồ sơ mời thầu, đánh giá lựa chọn năng lực của nhà thầu. Theo khảo sát thì phần lớn các dự án sản xuất điện do các doanh nghiệp tư nhân làm CĐT đều thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn TT thi công.
Sau khi hoàn tất giai đoạn đấu thầu lựa chọn TT thì đến giai đoạn thương thảo và ký kết hợp đồng. Trên thực tế giai đoạn này rất quan trọng vì nó xác lập quan hệ hợp đồng giữa các bên giao kết, đưa ra các quy định buộc các bên thực hiện đảm bảo thi công hoàn thành dự án. Cả CĐT và TT các dự án sản xuất điện tại Quảng Trị cũng cho rằng giai đoạn này là quan trọng. Việc ký kết hợp đồng đã được các bên tuân thủ thực hiện theo đúng các nguyên tắc tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 và Điều 4 Nghị định 37 đó là: (1) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; (2) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng; (3) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
Điểm lưu ý trong quá trình soạn thảo ký kết và thực hiện hợp đồng đó là ngoài việc tuân thủ các nội dung thể hiện trong hồ sơ mời thầu, các bên còn chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu trong quá trình lựa chọn TT, Luật Xây dựng trong quá trình thi công xây dựng. Đặc biệt các bên còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Điện lực và các văn bản dưới Luật này nhằm đáp ứng các quy định đặc thù trong lĩnh vực sản xuất điện.
Về hình thức của hợp đồng: Các hợp đồng TT đều được soạn thảo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người đại diện theo đúng thẩm quyền và đóng dấu của doanh nghiệp ký kết. Tất cả các hợp đồng đều được ký kết giữa các doanh nghiệp,
không có hợp đồng nào được ký giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với doanh nghiệp hoặc ngược lại. Tuy nhiên, các thành phần điều khoản của hợp đồng không giống nhau. Điều này xuất phát từ việc soạn thảo hợp đồng không theo mẫu chung nhất định, có những Doanh nghiệp thực hiện theo mẫu đã ban hành tại Thông tư 09 như Hợp đồng tổng thầu dự án điện gió Hướng Linh 1, Hướng Linh 2 do Công ty cổ phần Tổng Công ty Tân Hoàn Cầu làm CĐT. Có những doanh nghiệp tự soạn thảo hợp đồng theo các nội dung được các bên thỏa thuận mà không thực hiện theo biểu mẫu nhất định như dự án thủy điện Đăkrông 3 do Công ty cổ phần Thủy điện Trường Sơn làm CĐT. Nguyên nhân của tình trạng này là do Thông tư 09 không bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, nên các doanh nghiệp này được tự do soạn thảo hợp đồng. Vì vậy, dẫn tới thiếu hoặc thừa các thành phần của hợp đồng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân trong quá trình soạn thảo.
Về nội dung của hợp đồng: Có đầy đủ các khung đề mục của nội dung theo Điều 141 của Luật Xây dựng 2014. Tuy nhiên, qua trao đổi với Ban Quản lý các dự án và tham khảo một số hợp đồng tổng thầu thi công đã ký kết thì mức độ thể hiện các nội dung trong HĐTTXD được nêu ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Áp dụng quy định của pháp luật trong soạn thảo hợp đồng STT Các nội dung cơ
bản của hợp đồng
Mức độ áp dụng quy định của pháp luật trong soạn thảo nội dung hợp đồng
1 Căn cứ pháp lý áp dụng
- Áp dụng các văn bản Luật như: Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại và Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu.
- Chưa đề áp dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn dưới Luật như: Nghị định, Thông tư,…
- Áp dụng theo kết quả đấu thầu;
- Áp dụng theo yêu cầu thực tế và kết quả đàm phán của các bên tham gia hợp đồng.
2 Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên
Đã đề cập trong hợp đồng, bao gồm: - Hồ sơ thiết kế và các tài liệu kèm theo
STT Các nội dung cơ bản của hợp đồng
Mức độ áp dụng quy định của pháp luật trong soạn thảo nội dung hợp đồng
- Bảng tính giá trị hợp đồng (dự kiến), bảng tiến độ thi công Ưu tiên áp dụng theo thứ tự: Nội dung hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng, các văn bản quy định hướng dẫn dưới Luật, Luật Xây dựng, Luật Điện lực, Bộ Luật Dân sự.
3 Luật và ngôn ngữ áp dụng
Áp dụng theo Luật Việt Nam và lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt
4 Nội dung và khối lượng công việc
- Đã thể hiện trong hợp đồng
- Khối lượng ghi trên các hợp đồng đều tạm tính, khối lượng chính thức là khối lượng thực tế khi nghiệm thu, thanh toán.
- Đã đề cập tới trong những trường hợp nào thì được phép phát sinh khối lượng công việc, điều kiện để được chấp thuận và thanh toán cho những công việc phát sinh này.
5 Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của công việc
- Đã đề cập tới yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật của công việc, nhưng chưa đưa ra bảng yêu cầu cụ thể
- Những yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật này phải tuân thủ theo hồ sơ thiết kế của dự án
6 Nghiệm thu và bàn giao
- Đã quy định các điều kiện để được nghiệm thu và danh mục hồ sơ nghiệm thu