Trong những năm qua, Các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm
vụ được giao, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp, việc chấp hành pháp luật trong khởi tố, điều tra tội phạm có trường hợp chưa nghiêm. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống tội phạm.
Phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất cần có sự tham gia của các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và nhân dân cả nước. Bên canh đó, phải tìm những biện pháp khác nhau nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm, từ đó áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa, tưng bước hạn chế và tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Làm tốt cơng tác phịng ngừa sẽ hạn chế và không để tội phạm xảy ra, như vậy tức là thể hiện được bản chất nhân đạo của xã hội, không để người dân bị xử lý trước pháp luật. Tội phạm được kéo giảm giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, đồng thời tiết kiệm ngân sách Nhà nước, thời gian, công sức của các chủ thể tham gia vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như tái hòa nhập cộng đồng cho người phạm tội chấp hành xong hình phạt.
Để đảm bảo yêu cầu phòng, chống tội phạm trong thời gian tới, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương và nhân dân các địa phương cần tiếp tục triển khai và thực hiện có hiện quả một số nội dung quan trọng như: Nghị quyết 37/2012 của Quốc hội về về cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật, tội phạm và công tác thi hành án ban hành ngày 23/11/2012; Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị khóa X về về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội
phạm trong tình hình mới” ban hành ngày 22/10/2010; Chỉ thị số 09-CT/TW của
Ban bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” ban hành
ngày 01/12/2011 và các chương trình quốc gia về phịng, chống tội phạm; hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong cơng tác phòng, chống tội phạm.
Về cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, ngày 27/11/2019 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 96/2019/QH14 “về cơng tác phịng chống tội
phạm và vi phạm pháp luật…” đã yêu cầu Chính Phủ “Chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt 100%. Tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%. 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm đều phải được khởi tố vụ án để điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Điều tra khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%; các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi
tố”; “Nâng cao chất lượng công tác điều tra, đẩy nhanh tiến độ điều tra các loại
án. Thường xun rà sốt và tích cực xác minh những vụ án tạm đình chỉ điều tra để sớm phục hồi điều tra và báo cáo Quốc hội về kết quả rà soát, xử lý tại kỳ họp cuối năm. Nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Tăng cường truy bắt đối tượng bị truy nã ngoài xã hội”…[23].
Trong thời gian tới, để đáp ứng cơng tác phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, cần ưu tiên thực hiện một số nội dung sau:
- Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội, tập trung vào các tội phạm có xu hướng tăng hiện nay như cướp giật, tội phạm về ma túy, nhất là tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì ngun nhân xã hội. Từ đó đề ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp thích hợp đối với từng loại tội phạm để loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm đó.
- Các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức cũng như những người có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể được giao để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm của cơ quan, địa phương mình.
- Các cơ quan chức năng như các cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
- Bộ Công an chỉ đạo Cơ quan công an các cấp tăng cường các biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm các mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, để hạn chế tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra do nguyên nhân xã hội; phối hợp chặt chẽ với cac ban ngành, đồn thể địa phương nắm tình
hình, dư luận, đề xuất các giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn; Triển khai liên tục việc trấn áp các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, tài sản…; điều tra khám phá nhanh các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ngoài ra, VKS với chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát điều tra, VKSND cịn có trách nhiêm làm rõ ngun nhân, điều kiện phạm tội để để áp dụng các biện pháp phịng ngừa tội phạm thơng qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, của mình.