Mục tiêu và định hướng quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn NGÂN SÁCH đầu tư CHO xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 63 - 67)

dựng NTM trên địa bàn huyện Hiệp Đức

3.1.1. Mục tiêu quản lý vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng NTM

* Mục tiêu chung

Quản lý NSNN đầy tư xây dựng NTM để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.

Hiểu rõ được vai trò của việc quản lý vốn NSNN chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới quan trọng như thế nào. Giúp ta nắm được qui trình quản lý NSNN và cơ chế của nó. Quản lý vốn ngân sách kịp thời cho nhu cầu phát triển nông thôn mới, đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả.

* Mục tiêu cụ thể

Trong giai đoạn từ 2016 đến năm 2020, huyện Hiệp Đức phấn đấu có 03 xã Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Bình Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có xã Hiệp Thuận phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2018. Đến nay, xã Hiệp Thuận đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 03 tiêu chí chưa đạt là: Tiêu chí 2 về giao thông, tiêu chí 6 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Xã đang triển khai thực hiện hoàn thành các tiêu chí chưa đạt và tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã đạt, đồng thời xác lập hồ

sơ, thủ tục liên quan để đề nghị huyện thẩm tra trình tỉnh thẩm định, xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2018 theo đúng thời gian quy định.

Phòng kinh tế & hạ tầng, Ban quản lý dự án huyện phối hợp với các đơn vị liên quan, đánh giá khả năng giải ngân kế hoạch vốn năm 2018 không có nhu cầu và khả năng giải ngân để chủ động điều chuyển và đề xuất cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn sang dự án khác có nhu cầu thuộc danh mục đầu tư công, đảm bảo bố trí cho các dự án nợ đọng XDCB theo quy định. Thực hiện kế hoạch xử lý dứt điểm vốn ngân sách đầu tư cho các dự án đã hoàn thành; quyết toán các nguồn vốn còn chưa giải ngân phải hoàn thành xong trong năm 2019.

Các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế) đảm bảo tính kết nối, liên thông và ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng thu nhập bình quân đầu người ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

3.1.2. Định hướng quản lý vốn NSNN đầu tư xây dựng nông thôn mới

Tăng cường đẩy mạnh công khai vốn NSNN cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Công khai tài chính NSNN là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách ngân sách nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý ngân sách tập trung, khách quan. Đây là giải pháp không thể thiếu của hoạt động NSNN nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân trong phân bổ và sử dụng NSNN các cấp, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính.

Về công khai phải đảm bảo thực hiện quy trình dân chủ, đảm bảo các yêu cầu về thể thức, công khai theo quy định (phát hành ấn phẩm, niêm yết công khai tại nơi quy định, thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan)…

Nội dung dự toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch xây dựng nông thôn mới, chủ động trong điều hành ngân sách. Về huy động NSNN, cần đưa ra dự báo sát với sự biến động các nguồn cần huy động, sự thay đổi của cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến việc phân bổ NSNN, chú trọng khai thác các nguồn thu tiềm năng. Về thực hiện chi NSNN, cần xác định rõ những khoản chi trọng điểm, thứ tự ưu tiên các khoản chi, kiên quyết loại bỏ những khoản chi bao cấp, bất hợp lý. Việc chấp hành NSNN cần thực hiện trên nguyên tắc cấp phát thanh toán trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng sử dụng ngân sách.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng nông thôn mới. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý NSNN là hết sức cần thiết. Thời gian tới, huyện Hiệp Đức cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ các đơn vi dự toán để phục vụ công tác quản lý thu, chi hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử.

Nâng cao trình độ quản lý vốn NSNN. Con người luôn là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động quản lý và điều hành NSNN. Đào tạo cán bộ, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị thụ hưởng ngân sách có đủ trình độ triển khai hoàn thành nhiệm vụ mới, tiếp tục thực hiện công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo theo quy định.

HĐND huyện Hiệp Đức đã thông qua đề án Phát triển hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020. Theo đề án này, trong vòng 5 năm tới Hiệp Đức sẽ tiếp tục chi 24,02 tỷ đồng để bê tông hóa thêm 30,20km đường xã và đường dân sinh. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 8,81 tỷ đồng, ngân sách huyện 8 tỷ đồng, ngân sách cấp xã và nhân dân đóng

góp 7,21 tỷ đồng. Để tạo bước khởi động cho đề án, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong năm 2016 này huyện Hiệp Đức đầu tư 2,06 tỷ đồng bê tông hóa 10 tuyến giao thông nông thôn ở các xã Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Bình Sơn, Thăng Phước, Quế Lưu và thị trấn Tân An với tổng chiều dài 2,79km. Trong số 2,06 tỷ đồng vừa nêu thì ngân sách tỉnh và huyện hỗ trợ 70%, còn lại ngân sách cấp xã và nhân dân đóng góp 30%. Hy vọng rằng, những năm tiếp theo cán bộ và nhân dân Hiệp Đức sẽ chung sức đồng lòng thực hiện hiệu quả đề án quan trọng ấy nhằm làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phân bổ từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời có kế hoạch lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, tỉnh, vốn từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội hóa; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, công trình trực tiếp phục vụ sản xuất, có tính bức thiết trên địa bàn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn từ các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết trong sản xuất, vốn tín dụng thương mại, tín dụng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong triển khai thực hiện.

Mỗi xã có kế hoạch sử dụng nguồn vốn của địa phương cụ thể hằng năm để phát huy nguồn lực tại chỗ của địa phương, cũng như huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư từ các phong trào: chỉnh trang, cải tạo tường rào cổng ngõ, nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế, đầu tư ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất... để triển khai thực hiện.

Tập trung rà soát thanh, quyết toán các công trình dựng nông thôn mới đã triển khai và có kế hoạch, lộ trình trả nợ, không để kéo dài. Việc sử dụng các nguồn vốn phân bổ tập trung cho việc giải quyết nợ xây dựng nông thôn

mới, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn vốn, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra nguồn vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Công tác thanh tra tài chính về công tác quản lý ngân sách này phải được đẩy mạnh để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các đơn vị sử dụng nguồn vốn này, cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn NGÂN SÁCH đầu tư CHO xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại HUYỆN HIỆP đức, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)