Dự báo khái quát thị trường xây dựng và định hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thuận thượng (Trang 74 - 77)

của Công ty giai đoạn từ 2020-2025

3.1.1. Định hướng phát triển thị trường xây dựng dân dụng

Một là, sự thay đổi về cơ chế, chính sách kinh doanh của Nhà nước đối với ngành xây dựng nói chung và ngành xây dựng dân dụng nói riêng: Việt Nam là một nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ vì thể Nhà nước sẽ luôn có các chính sách nhàm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển vào lĩnh vực xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xây dựng và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ xây dựng được diễn ra lành mạnh. Khi đó cùng với sự phát triển của ngành xây dựng thì thị trường xây dựng dân dụng sẽ ngày càng mở rộng để có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xây dựng cũng như các tổ chức, cơ quan và các khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Các chính sách về thuế nhập khẩu, các cơ chế về nhập khẩu máy móc xây dựng đã qua sử dụng nhưng vẫn còn sử dụng được, nhằm góp phần đáng kể vào việc tận dụng chi phí, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia.

Cởi mở và nới lỏng tài chính, hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng với mục đích an sinh xã hội và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường xây dựng nhà ở xã hội, các công trình dân dụng vì mục đích xã hội.

Hai là, một số dự báo khái quát về xu hướng vận động của thị trường xây dựng dân dụng Việt Nam trong thời gian tới.

Theo các báo cáo của các Công ty Bất động sản, quản lý và cho thuê bất động sản và báo cáo của Bộ Xây Dựng, với nhu cầu xây dựng ngày càng lớn và liên tục tăng như hiện nay, mỗi năm ngân sách chi cho ngành xây dựng, đầu tư cơ bản, các cơ sở hạ tầng là vô cùng lớn. Mức tăng trưởng nhanh của ngành xây dựng trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhà ở, nhà ở an sinh xã hội vì nhu cầu của thị trường vẫn rất là lớn. Dựa vào tốc độ tăng trưởng của toàn ngành xây dựng, các chuyên gia đưa ra một sổ dự báo về qui mô tổng sản lượng của toàn ngành xây dựng vào năm 2015 sẽ là 1.531.277 tỷ đồng và vào năm 2020 lên đến 4.410.048 tỷ đồng. Qua đó, chúng ta có thể thấy trong ngắn hạn thị trường xây dựng có thể tăng trưởng chậm lại, nhưng về dài hạn thì phát triển vẫn là xu thế chính của toàn ngành

61

xây dựng nói chung và của thị trường xây dựng nói riêng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm qua, tuy có giảm tốc so với 5 năm về trước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hướng tới một nước công nghiệp vào năm 2020, do vậy, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội rất cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách chi tiêu công của chính phủ. Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều dự án xây dựng lớn, hiện đại như đường cao tốc, cầu, đường sắt, bến cảng, thủy điện, nhà ở cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp... ở Việt Nam tiếp tục được triển khai đòi hỏi các nhà thầu xây dựng, các đơn vị thi công công trình phải có chiến lược kinh doanh và chiến lược tiếp cận thị trường mạnh mẽ hơn nữa, trang bị đồng bộ các loại máy móc, xây dựng tiên tiến, hiện đại mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Ông Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết, Việt Nam đang có khoảng 150.000 nhà thầu xây dựng, trong đó có khoảng 2.000 nhà thầu cỡ lớn và vừa thuộc nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động. Thị trường xây dựng để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp xây dựng vì vậy là có tiềm năng rất lớn.

Ba là, về sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng dân dụng dân doanh

Ngành kinh doanh xây dựng và xây dựng dân dụng ở Việt Nam đã,d đang và sẽ tiếp tục là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có mức độ tăng trưởng cao vì thế luôn thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, cùng với các doanh nghiệp sẵn có, đẩy mức độ cạnh tranh của ngành lên ngày càng khốc liệt và gay gắt.

Sau tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các tổng Công ty lớn ở Việt Nam, các ưu đãi cho những Công ty trong ngành sẽ giảm bớt, thậm chí không còn, khiến cho thị trường xây dựng và xây dựng dân dụng sẽ cho mọi đối tượng tham gia, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Với việc ngành xây dựng ngày càng phát triển, nhiều loại hình công trình mới được xây dựng như nhà cao tầng, nhà siêu cao tầng, đường cao tốc trên cao, đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm ... thì nhu cầu về xây dựng của khách hàng ngày càng phong phú, đòi hỏi các Công ty tham gia thị trường này phải có những cập nhập liên tục công nghệ, về chủng loại máy móc xây dựng mới có thể đạp ứng được và cạnh

tranh được trên thị trường. Nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể có nhiều lựa chọn cho mình hơn và do đó yêu cầu của họ ngày càng khắt khe hơn như về tính năng của , dịch vụ sau bán ...

3.1.2. Những thay đổi của môi trường kinh doanh và một số kết quả dự báo thị trường xây dựng Việt Nam

- Một là, một số dự báo khái quát về xu hướng vận động của thị trường xây dựng Việt Nam trong thời gian tới. Trong dài hạn, thị trường xây dựng tại Việt Nam sẽ còn phát triển và hoàn thiện cùng với sự hoàn thiện của cơ chế thị trường. Tiềm năng phát triển của thị trường nhà ở gắn liền với sự dồi dào của nguồn quỹ đất chưa được khai thác (các khu đất đã bàn giao cho chủ đầu tư nhưng quá hạn mức sử dụng hay sử dụng diện tích đất đã quy hoạch đó không đúng mục đích, việc thi công xây dựng trên những khu đất đó diễn ra không đúng tiến độ…). Tiềm năng phát triển thị trường xây dựng còn liên quan tới việc hoàn thiện các chính sách khuyến khích đóng góp quyền sử dụng đất để phát triển quỹ đất cho thuê hoặc trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư cũng như liên quan tới việc thay thế chế độ quản lý và đăng ký nhà đất trong quá trình xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng thuộc kết cấu của các dự án.

Đặc biệt, triển vọng về thị trường xây dựng Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu và khả năng thanh toán của người dân do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống tại các khu đô thị lớn. Về dài hạn, thị trường xây dựng tại Việt Nam sẽ ngày càng mở rộng, cân đối, đồng bộ, có tính tổ chức và chuyên môn hóa cao hơn, tương thích với sự phát triển của kinh tế thị trường đi kèm với sự phát triển về nhận thức và kinh nghiệm ứng xử của các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo ra một hệ thống thị trường đồng bộ, không tách rời trong toàn bộ nền kinh tế mà ở đó, thị trường BĐS nói chung và thị trường xây dựng nói riêng giữ một vai trò như là một đầu tàu của sự phát triển. Xu hướng phát triển và mở rộng đô thị tại Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước quán triệt và chỉ rõ trong nhiều văn bản và quy định khác nhau. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Những điều kiện này sẽ tạo điều kiện tốt cho Công ty thực hiện chiến lược phát triển thị trường xây dựng.

- Hai là, về sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Ngành xây dựng dân dụng là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển, có mức độ tăng trưởng cao vì thế

63

luôn thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, cùng với các doanh nghiệp sẵn có, đẩy mức độ cạnh tranh của ngành trở nên ngày càng khốc liệt và gay gắt. Nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể có nhiều lựa chọn cho mình hơn và do đó yêu cầu của họ ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, tiến độ của công trình, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh của công ty TNHH thuận thượng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)