Những chi tiết hơn nữa về hoạt động ARQ la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ HSUPA (Trang 64 - 69)

NGHIÊN CỨU CHI TIẾT VỀ CÔNG NGHỆ HSUPA

3.2. Những chi tiết hơn nữa về hoạt động ARQ la

ARQ lai cho HSUPA phục vụ với mục cung cấp sự linh hoạt chống lại những lỗi đường truyền không thường xuyên. Nó được dùng để tăng hiệu quả liên kết phù hợp với mục đích cố gắng phát lại ARQ lai. ARQ lai với E-DCH hoạt động dựa vào khối vận chuyển đơn lẻ, bất kỳ khi nào E- DCH CRC biểu hiện lỗi, MAC-e trong nút B có thể yêu cầu việc phát lại tượng trưng cho thông tín như vậy như khối vận chuyển đầu tiên. Chú ý rằng đó là khối vận chuyển đơn lẻ cho mỗi TTI. Vì thế nó không thể thực hiện để trộn lẫn việc phát ban đầu và phát lại trong TTI.

Sự dư thừa tăng lên được sử dụng như cơ chế kết hợp mềm cơ bản, đó là sự phát lại điển hình bao gồm 1 tập hợp các bít mã hóa khác nhau so với việc phát ban đầu. Chú ý rằng, cho mỗi cách định nghĩa, tập hợp các bít thông tin phải đồng nhất giữa việc phát ban đầu và việc phát lại. Với HSUPA, điều đó hàm ý rằng định dạng vận chuyển E-DCH, được xác định bởi kích thươc khối vận chuyển và bao gồm số các kênh vật lý và hệ số trải

phổ của chúng, cái còn lại không bị thay đổi giữa việc phát và việc phát lại. Vì thế, số bít kênh là đồng nhất với việc phát ban đầu và việc phát lại. Tuy nhiên, mẫu thích ứng tốc độ sẽ thay đổi để bổ sung sự dư thừa tăng lên. Công suất phát cũng có thể khác nhau cho các sự cố gắng phát khác nhau, chẳng hạn nhờ có hoạt động DCH.

Xử lý lớp vật lý hỗ trợ hoạt động ARQ lai sử dụng bậc thích ứng tốc độ. Lý do cho 2 bậc thích ứng tốc độ với HS-DSCH điều chỉnh giới hạn bộ nhớ trong UE, nhưng với E-DCH, bất kỳ sự giới hạn bộ nhớ nút B nào có thể được điều chỉnh bởi cấu hình mạng thích hợp. Chẳng hạn, mạng có thể hạn chể số E-TFC trong UE không thể phát nhiều hơn các bít so với nút B có thể đệm.

Mục đích của thích ứng tốc độ E-DCH, đã minh họa trong hình 3.8, bao gồm 2 phần:

 Để thích ứng số các bít mã hóa theo số các bít kênh vật lý trên E- DPDCH có thể dùng được cho lựa chọn định dạng vận chuyển E- DCH

 Sinh ra các tập hợp các bít mã khác nhau với việc tăng sự dư thừa khi điều khiển bởi 2 tham số r và s như mô tả ở dưới.

Số các bít kênh vật lý phụ thuộc vào hệ số trải phổ và số E-DPDCH đã chỉ định cho định dạng vận chuyển E-DCH riêng biệt. Trong cách diễn đạt khác, nhiệm vụ của lựa chọn E-TFC là để xác định số các E-DPDCH và hệ số trải phổ tương ứng của nó. Từ khía cạnh thực hiện, mã hóa luôn tốt hơn và tốt nhất là số các mã kênh sẽ lớn hợp lý và hệ số trải phổ của nó nhỏ hợp lý. Điều đó ngăn ngừa lược bớt và dẫn đến sử dụng đầy đủ 1/3 tốc độ mã Turbo gốc. Đồng thời, không có điểm trong việc sử dụng hệ số trải phổ thấp hơn tất yếu đạt được 1/3 tốc độ khi điều đó chỉ dẫn đến sự lặp lại quá

mức trong khối thích ứng tốc độ. Hơn nữa, từ khía cạnh thực hiện, số các E-DPDCH sẽ được giữ thấp có thể chấp nhận được để xử lý sự hao phí nhỏ nhất tại máy thu nút B khi mỗi E-DPDCH cần đến 1 tập hợp các bộ giải trải phổ.

Hình 3.7: Số lượng lược bớt do hàm của kích thước khối vận chuyển

Để thực hiện điều đó, khái niệm giới hạn sự lược bớt (PL) được sử dụng để điều khiển tổng số sự lược bớt lớn nhất mà UE được phép thực hiện. UE sẽ lựa chọn 1 số nhỏ các mã kênh và hệ số trải phổ cao hợp lý mà không vượt quá giới hạn lược bớt, các bít mã hóa không lược bớt bằng 1/(1−PL). Điều đó được minh họa ở hình 3.7, tại đó nó được xem như sự lược bớt được phép lên tới giới hạn trước khi sử dụng thêm vào các E- DPDCH. 2 sự giới hạn lược bớt, PL lớn nhất và PL không lớn nhất được xác định. Giới hạn PL lớn nhất được xác định rõ bởi loại UE và được sử dụng nếu số các E-DPDCH và hệ số trải phổ của nó bằng với dung lượng UE và khi đó UE không thể tăng số E-DPDCH. Mặt khác, PL không lớn nhất, điều mà được báo hiệu tới UE với việc thiết lập kết nối, được sử dụng. Việc sử dụng 2 sự giới hạn lược bớt khác nhau, thay vì đơn lẻ cho DCH, cho phép tốc độ dữ liệu lớn nhất cao hơn khi sự lược bớt có thể được

ứng dụng cho tốc độ dữ liệu cao nhất. Tiêu biểu, thêm vào các E-DPDCH được sử dụng khi tốc độ mã hóa lớn hơn khoảng 0,5. Với tốc độ dữ liệu cao nhất, 1 số lượng lớn đáng kể của sự lược bớt là cần thiết khi nó không hợp lý để tăng thêm số mã hóa.

Sự lược bớt (hoặc sự lặp lại) được điều khiển bởi 2 tham số r và s trong phương pháp như vậy với cấp thích ứng tốc độ HS-DSCH thứ 2 (Hình 3.8). Nếu s =1, các bít mang tin hệ thống được dành ưu tiên và bằng lượng lược bớt được áp dụng tới 2 luồng bít kiểm tra, khi nếu s =0, sự lược

bớt chủ yếu áp dụng cho các bít mang tin hệ thống. Mẫu lược bớt được điều khiển bởi r. Với việc cố gắng phát ban đầu r được bố trí về 0 và được tăng lên đối với việc phát lại. Như vậy, do r không ổn định, sự chồng lấn cục bộ hợp lý, tập hợp các bít mã hóa miêu tả tập hợp các bít thông tin có thể được sinh ra. Chú ý rằng 1 sự thay đổi ở s cũng tác động đến mẫu lược

bớt, dù r không đổi, khi số lượng các bít mang tin hệ thống và các bít kiểm tra khác nhau sẽ được lược bớt với 2 giá trị hợp lý của s.

Hình 3.8: Thích ứng tốc độ E-DCH và các tham số r và s. Thủ tục thu thập bít giống như thu thập bít QPSK với HS-DSCH.

Sự lặp lại bằng nhau với 3 luồng được áp dụng nếu số bít kênh có hiệu lực lớn hơn số bít từ bộ mã hóa Turbo, nếu không thì sự lược bớt được áp dụng. E-DCH có thể lược bớt các bít mang tin hệ thống không chỉ các

bít kiểm tra và không có hại gì. Điều đó được sử dụng cho sự dư thừa tăng lên, tại đó việc phát lại phần lớn bao gồm các bít kiểm tra.

Giá trị của s và r được xác định từ phiên bản dư thừa (RV), lần lượt được liên kết tới số chuỗi phát lại (RSN). RSN được đặt về 0 cho việc truyền ban đầu và được tăng lên bởi mỗi việc phát lại như được mô tả trước đó.

Hình 3.9: Ánh xạ từ RSN qua RV được các tham số s và r.

So sánh với HS-DSCH, 1 sự khác nhau chủ yếu là hỗ trợ cho chuyển giao mềm trên E-DCH. Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các tế bào liên quan có thể thu tất cả các sự cố gắng truyền trong trạng thái đó khi các bít mang tin hệ thống quan trọng hơn các bít kiểm tra để giải mã thành công. Nếu sự dư thừa tăng lên hoàn toàn được sử dụng trong chuyển giao mềm, có khả năng rằng thử nghiệm truyền lần đầu, gồm có các bít mang tin hệ thống (s=1), không chắc chắn được thu trong tế bào, trong khi thử nghiệm phát lần thứ 2, gồm có hầu hết là các bít kiểm tra (s= 0), là được

thu. Điều đó có thể dẫn đến hiệu suất giảm sút. Tuy nhiên, tốc độ dữ liệu trong chuyển giao mềm là điển hình thấp hơn 1 chút (tốc độ mã hóa thấp)

khi UE trong trường hợp cách xa trạm gốc khi thực hiện chuyển giao mềm. Vì vậy, phiên bản dư thừa được xác định sao cho tất cả việc truyền là tự giải mã (s=1) để được sự định dạng vận chuyển nơi mà tốc độ mã hóa ban đầu nhỏ hơn 0.5. Vì thế, nhờ có cách sắp xếp đó, tự giải mã không mất gì khi chuyển giao mềm. Cách sắp xếp đó cũng phù hợp với cơ sở lập luận mà sự dư thừa tăng lên (thí dụ, s=0 đối với 1 vài sự phát lại) cung cấp hầu hết lợi ích khi tốc độ mã hóa ban đầu là cao.

Ánh xạ từ RSN qua RV được các tham số r và s, đã minh họa trong hình 3.9, không lập cấu hình với ngoại lệ mà tín hiệu lớp cao có thể được sử dụng để hướng dẫn UE luôn sử dụng RV=0, không quan tâm đến RSN. Điều đó hàm ý rằng sự phát lại bao gồm các bít mã hóa chính xác đúng như vậy khi phát ban đầu (kết hợp khuôn), và có thể được sử dụng nếu dung lượng bộ nhớ của nút B được giới hạn. Chú ý rằng, với RSN=3, RV được liên kết với số khung. Lý do để cho phép mức độ thay đổi trong mẫu lược bớt thậm chí với trạng thái khi nhiều hơn 3 sự phát lại được sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ HSUPA (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w