Các loại âm tiết trong tiếng Ta Ôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGỮ âm TIẾNG TA ôi (TRÊN tư LIỆU TIẾNG TA ôi ở xã a ROÀNG, HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) (Trang 44)

2.2.1. Đặc điểm chung

Từ bình diện cấu trúc và chức năng, có thể định nghĩa: Âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm ít nhất một nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đứng trước, hoặc đứng sau, hoặc đồng thời vừa có đứng trước, vừa có đứng sau hạt nhân đó.Về cơ bản, như vậy, có thể hiểu: một khúc đoạn của lời nói được chia thành những đơn vị ngữ âm nhỏ hơn, đơn vị phát âm nhỏ nhất gọi là âm tiết.

Do những đặc điểm về phương diện loại hình và khu vực nên âm tiết của các ngôn ngữ đơn lập Đông Nám Á là hoàn toàn khác với âm tiết của các ngôn ngữ biến hình. Trong các ngôn ngữ đơn lập, âm tiết là đơn vị âm thanh không thuần túy của ngữ âm học. Nó là đơn vị có cấu trúc hết sức chặt chẽ, không thay đổi cho nên khi cấu tạo các đơn vị, các yếu tố thuộc hình thái học, các đơn vị thuộc cấp cao hơn không thể xảy ra ngoài âm tiết, mà bắt buộc chỉ có thể diễn ra trong phạm vi âm tiết.

Dựa vào đặc điểm cấu trúc âm tiết và một số đặc điểm về ngữ pháp, các ngôn ngữ loại hình đơn lập còn có thể được chia thành 3 tiểu loại hình như sau:

- Tiểu loại hình “cổ”

- Tiểu loại hình “trung” (kiểu như tiếng Việt, Dao, Tày , Thái...) - Tiểu loại hình “mới”(kiểu như tiếng Hán hiện đại, Hmông, Hà

Trong đó tiểu loại hình “cổ" có một số đặc tính đáng chú ý. Đó là: - Đầu âm tiết (đơn vị phát âm nhỏ nhất) có thể có tổ hợp phụ âm - Âm tiết có một hệ thống âm cuối phong phú

- Âm tiết chưa có thanh điệu hoặc mới bắt đầu có một hệ thống thanh điệu đang ở giai đoạn manh nha

- Hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa) chưa thật trùng với âm tiết... Hầu như tất cả các đặc điểm của tiểu loại hình cổ đều tìm thấy trong tiếng Ta Ôi. Có thể kết luận rằng: Tiếng Ta Ôi là một thành viên của loại hình đơn lập, thuộc tiểu loại hình “cổ” (cùng với các ngôn ngữ của các dân tộc Cơ tu, Bru - Vân Kiều, Xơ đăng, Gié - Triêng, Mnông, Cơ ho, Khơ me...).

Trong tiếng Ta Ôi hiện còn tồn tại khá nhiều các kiểu, dạng khác nhau của tiền âm tiết. Rất nhiều âm tiết có cấu tạo CVC (trong đó C: phụ âm; V: nguyên âm). Ở tiếng Ta Ôi có khá nhiều từ có vỏ ngữ âm lớn hơn một âm tiết.

2.2.2. Tiền âm tiết trong tiếng Ta Ôi

Nhìn vào cấu tạo từ âm vị học trong tiếng Ta Ôi, chúng ta có thể thấy mô hình tiền âm tiết của tiếng Ta Ôi ở dạng đầy đủ nhất như sau:

Tiền âm tiết

c v c

Trong đó: c là phụ âm v là nguyên âm

Tuy nhiên, trên thực tế, tiền âm tiết trong tiếng Tà Ôi có thể được hiện thực hóa thành các dạng khác nhau như sau: cvc, cv.

Từ có tiền âm tiết bao gồm 2 thành tố cv: Ví dụ: /ɂaluɤ̌ŋ/ : đường /ɂihɔj/ : mương /ɂasɔm/ : lông /ɂitɛr/ : tay 37

Từ có tiền âm tiết bao gồm 3 thành tố cvc: Ví dụ:

/ɂarbaŋ/ : trời /ɂǎrmus/ : râu

/ɂǎmmi/: ngôi sao /ʔarbaŋ luj/: mặt trời lặn /ʔăŋhaŋ/ : xương /ʔănsiɤŋ/ : mỡ

Do không có điều kiện tìm hiểu sâu hơn đối với các hiện tượng lặp, láy, nói lái… trong tiếng Ta Ôi, nên xin tạm thời dừng lại ở cấu trúc âm tiết một bậc như trên.

Theo số liệu mà chúng tôi thống kê được và nhìn vào mô hình tiền âm tiết trên, chúng tôi đi đến những nhận xét sau:

- Tiền âm tiết trong tiếng Ta Ôi ở dạng đầy đủ nhất bao gồm 3 thành tố

- Phụ âm đầu phổ biến nhất của tiền âm tiết là /ɂ/. - Các nguyên âm có thể xuất hiện trong tiền âm tiết là /a, ă, u, i, ɤ, ɤ̌/.

- Các âm cuối trong tiền âm tiết bao gồm các phụ âm lỏng / r / hoặc mũi / m, n, ɲ, ŋ/.

2.2.3. Âm tiết trong tiếng Ta Ôi

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Tà Ôi xã A Roàng, âm tiết là một đơn vị có kết cấu chặt, nó chỉ có một số thành tố nhất định và được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Phụ âm đầu của âm tiết có mối quan hệ mật thiết với phần vần (gồm âm chính và âm cuối) để làm thành một cấu trúc âm tiết hoàn chỉnh. Phụ âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Âm chính có chức năng làm đỉnh

âm tiết, còn âm cuối làm nhiệm vụ kết thúc âm tiết. Trong âm tiết tiếng Tà Ôi, nguyên âm bao giờ cũng có mặt.

Ví dụ:

/ʔăm mi/ : ngôi sao /ʔara dʓiu/ : sương mù /ʔar baŋ tum/ : trời râm /ʔar baŋ klaʔ/ : ánh nắng

/thac/ : trời sáng /ʔalut ʔuŋom/ : mây đen

/tatiŋ mo:ŋ/ : cầu vồng

/ʔăr sε lɔh/ mặt trời mọc /ʔăr baŋ luj/ : mặt trời lặn

Dựa trên tư liệu có được, có thể thấy âm tiết chính trong tiếng Tà Ôi có cấu tạo như sau:

Âm đâu Âm chính Âm cuối

Trong cấu trúc âm tiết tiếng Tà Ôi, âm đầu có thể bắt đầu là một phụ âm thường, cũng có thể là một âm tắc họng hoặc cũng có thể là một tổ hợp phụ âm. Âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm còn âm cuối do các phụ âm, tổ hợp phụ âm, bán nguyên âm hoặc tổ hợp phụ âm và bán nguyên âm đảm nhiệm.

Ví dụ:

/dak ʔarŋa/ : nước trong /dak ʔikăl/ : nước đục

/priw/ : lụt

/ʔalɔ:ŋ/ : gỗ /ʔacah/ : than củi

/ʔăr baŋ klaʔ/ : trời nắng

/ʔaluɤ̌ŋ/ : đường /ʔadih bon/ : ngã tư /dăŋ ʔijih/ : chỗ rẽ...

Kết cấu đơn giản nhất của âm tiết trong tiếng Tà Ôi bao gồm một âm đầu và một âm chính. Đây là 2 yếu tố bắt buộc của âm tiết. Kết cấu của một âm tiết đầy đủ nhất trong tiếng Tà Ôi cũng chỉ bao gồm 3 thành tố: âm đầu + âm chính + âm cuối. Tiếng Tà Ôi không có thanh điệu.Ví dụ:

/bɔ/ : mưa

/bɔ roh/: mưa rơi /ʔoh dak/ : hơi nước /ʔapuj ʔamuk/ : đất mùn /phwaʔ/ : bụi đất

/koh zok/ : đồi

/kɤ̌t ʔajuɤŋ/ : vùng cao /kɤ̌t ʔăŋ ʔep/ : vùng thấp

/toŋ dak/ : sông...

2.2.4. Phân loại âm tiết trong tiếng Tà Ôi

Đối với âm tiết trong tiếng Tà Ôi, chúng ta có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các góc độ khác nhau dưới đây;

- Phân loại theo vị trí của âm tiết

Đối với các từ song tiết, bao gồm hai âm tiết đứng liền nhau, được đọc liền nhau thì âm tiết đứng trước được gọi là tiền âm tiết còn âm tiết đứng liền sau gọi là âm tiết chính. Trong ví dụ; /ʔapuj ʔamuk/ (đất mùn) thì /ʔa-/ là tiền âm tiết còn /- puj/ và /-muk/ là các âm tiết chính.

- Phân loại theo sự có mặt hay vắng mặt của các thành tố trong cấu

trúc âm tiết

Kết quả nghiên cứu cho thấy âm tiết tiếng Tà Ôi có một số kiểu kết hợp như sau:

Kiểu 3: CCVC: phụ âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm

Ví dụ:

/klot/ : chọc (quả) /kraŋ/ : khiêng /plom/ : vắt /krɔ:ŋ/ : bảo vệ

Kiểu 4: CVCC: phụ âm + nguyên âm + phụ âm + phụ âm

Ví dụ: /ʔajh/ : uốn thẳng /pajʔ/ : mở gói

Kiểu 5: CWVC: phụ âm + âm đệm + nguyên âm + phụ âm Ví dụ:

/dwal/ : vác

/phwaʔ/ : bụi đất

Kiểu 6: CVCVC: phụ âm + nguyên âm + phụ âm + nguyên âm + phụ âm

Ví dụ: /ʔadɤ̌l/ : che /ʔadɤ̌p/ : đóng

Kiểu 7: CVCWVC: phụ âm + nguyên âm + phụ âm + âm đệm + nguyên âm + phụ âm

Ví dụ: /ʔalwaŋ diŋ/ : cửa ra vào /ʔapɔʔ ʔuthwaŋ/ : gọi (chó)

Trong hệ thống âm đầu, chúng tôi coi /Ɂ/ là một âm vị độc lập tham gia mở đầu âm tiết. Điều này đảm bảo được tính xác thực của đặc điểm ngữ âm cũng như tính cân đối của hệ thống âm vị tiếng Tà Ôi.

- Phân loại theo cách kết thúc âm tiết

Dựa vào cách kết thúc âm tiết, âm tiết có thể được chia làm 2 loại chính : âm tiết mở và âm tiết khép. Mỗi loại như thế còn được phân ra thành 2 loại nhỏ hơn. Như vậy, ta có thể có tất cả 4 loại âm tiết như sau:

+ Âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang /m, n, ŋ, ɲ/ được gọi là âm tiết nửa khép. Ví dụ:

/ʔarbaŋ tum/ : trời râm, /ʔalut ʔuŋom/ : mây đen,

/tutōm/ : nguồn nước, /ʔadih bon/ : ngã tư,

/ʔi mɔn/ : chắt, /ȵăŋ/ : chúng ta,

/ʔakoh hmoŋ/ : người Hmông, /ɂǎr vaiɲ/ : cãi,

/ʔăr taiɲ/ : rau dớn.

+ Âm tiết kết thúc bằng phụ âm tắc vô thanh gọi là âm tiết khép. Ví dụ: /ᶊiɤr lut/ : tụt (xuống)

/ʔadăk/ : hứng quả /kliɤp/ : vá /ʔacɔp/ : cái rìu

+ Âm tiết kết thúc các bằng bán nguyên âm /w, j/ được gọi là âm tiết nửa mở. Ví dụ:

/ʔihɤ̌j/ : rái cá /ʔatiɤh bɔj/ : ngọt

/ʔɤ̌m puj/ : nát /ʔăr kɤ̌w/ : cái kéo /ʔisaw/ : con rể

+ Âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc ở đỉnh âm tiết gọi là âm tiết mở. Ví dụ:

/ca ca/ : tham của, /ʔita/ : nôn,

/ʔama/ : thím, /luk ʔisa/ : kéo lên.

Theo kết quả thống kê tư liệu có được, có thể thấy rằng loại âm tiết gồm ba âm vị kết hợp với nhau chiếm số lượng nhiều nhất trong số 2000 từ cơ bản tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng.

Tiểu kết chương 2

Phần trình bày trên cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét như sau: - Về cấu trúc từ âm vị học, từ trong tiếng Tà Ôi có thể bao gồm một âm tiết hoặc một tiền âm tiết đi kèm âm tiết chính. Âm tiết chính tiếng Tà Ôi ở dạng đầy đủ nhất bao gồm thành tố: âm đầu, âm chính và âm cuối. Âm đầu do các phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đảm nhiệm. Âm chính do nguyên âm đảm nhiệm và âm cuối do phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đảm nhiệm.Phụ âm đầu của tiền âm tiết chủ yếu là /Ɂ/. Trong khi đó phụ âm cuối của tiền âm tiết chủ yếu là các phụ âm mũi /m, n, ɲ, ŋ/. Tiếng Tà Ôi cũng như các ngôn ngữ thuộc tiểu chi Katuic khác, đều chưa có thanh điệu.

- Về mặt loại hình, có thể thấy tiếng Tà Ôi mang đặc tính song tiết với sự xuất hiện của tiền âm tiết bên cạnh âm tiết chính. Tiếng Tà Ôi là ngôn ngữ

thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “cổ”, cận âm tiết tính (quasi-syllabic). Đây có thể xem là một ngôn ngữ cận âm tiết tính điển hình, qua đặc điểm dễ nhận thấy: Tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng là một ngôn ngữ song tiết với cấu trúc từ có thể bao gồm một âm tiết hoặc từ song tiết với một âm tiết chính và một tiền âm tiết; Cấu trúc âm tiết chính tiếng Tà Ôi bao gồm âm đầu và phần vần, không có thanh điệu.

Chương 3

HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG TÀ ÔI 3.1. Hệ thống âm đầu tiếng Tà Ôi

3.1.1.Phụ âm đơn

Như chúng ta đã thấy trong phần trình bày về cấu trúc âm tiết, âm tiết trong tiếng Tà Ôi luôn bắt đầu bằng một phụ âm. Phụ âm ở vị trí đầu âm tiết còn được gọi là phụ âm đầu.

Thực hiện các thao tác đối lập âm vị học thông qua các bối cảnh ngữ âm đồng nhất, chúng tôi thấy tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có 22 phụ âm đơn có khả năng mở đầu âm tiết bao gồm: /p, t, k, c, Ɂ, h, ph, th, k h, b, d, m, n, ɲ, ŋ, v, s, r, l, j, ƫ, ʂ/.

Khi đứng về quan điểm sinh lý học cấu âm để nêu rõ sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm, người ta thường định nghĩa nguyên âm là những âm tố mà khi phát âm luồng không khí “ có thể đi qua miệng một cách hoàn toàn tự do không hề gặp trở ngại gì” còn phụ âm là những âm tố mà khi phát âm hơi thở ra “ có thể trong giây lát bị giữ lại hay phải đi qua một chỗ hở khá hẹp, khiến cho không khí cọ xát vào vách của chỗ hở” [90, 40].

Dưới đây là đặc trưng ngữ âm của các phụ âm đầu trong âm tiết tiếng Tà Ôi với các ví dụ đi kèm:

/p/ : phụ âm tắc, không bật hơi, vô thanh, môi – môi. Ví dụ:

/pik ɂǎlɔ:ŋ/ : đập đất

/priu/: lụt /plo/ : đầu

/plo ʔaŋɯɤ/ : đầu hói

/poh/ : mở ra...

/t/: Đây là một phụ âm đầu lưỡi – lợi, tắc vô thanh, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng và lợi phía trên, tạo thành chỗ tắc, các dây thanh không chấn động. Ví dụ:

/toh dak/ : đổ nước /tik/ : chặt

/toŋ/ : siết

/tɔ:ŋ/ : rót..

/k/ : khi phát âm, gốc lưỡi nâng lên áp vào ngạc mềm tạo thành chỗ tắc. Luồng không khí đột ngột thoát ra ngoài gây nên một tiếng nổ. Dây thanh không tham gia vào quá trình cấu âm. Đây là phụ âm tắc, vô thanh, gốc lưỡi – ngạc mềm.

Ví dụ: /kik/ : kín

/kah ɂӑm mɯŋ/ : quên

/kǎh juh/ : không muốn

/kujuh ŋaj/ : thích (người nào đó

/ɂakik ɂiniɤŋ/ : nghiến răng

/c/ : khi phát âm, mặt giữa của lưỡi nâng lên áp vào ngạc cứng (vòm miệng phía trên) tạo thành chỗ tắc. Luồng hơi thoát ra tạo thành một tiếng nổ nhẹ. Các dây thanh không tham gia vào quá trình cấu âm. Đây là phụ âm tắc, vô thanh, mặt lưỡi – ngạc cứng. Ví dụ:

/cu/ : đo

/cɔj fɤ˘n/ : bón phân

/cik ʔiriʔ/ : tìm trâu

/ceh jăm/ : mổ thịt...

/Ɂ/ : Khi phát âm, hai dây thanh trong khoang thanh hầu ( họng ) nhích sát lại nhau đến mức bịt kín hoàn toàn khe thanh, tạo nên chỗ tắc trước khi bật mở để luồng hơi đi qua. Ví dụ:

/ʔiriŋ jăm/ : thái thịt

/ʔatiʔ jăm/ : băm thịt

/ʔiɤl ʔăndil/ : lấy vợ

/ʔiɤl ʔănƫus/ : lấy chồng...

/h/ : khi phát âm, yết hầu co lại tạo thành khe hẹp, không khí bị cản trở ở thanh hầu nhưng không hoàn toàn. Luồng hơi đi qua cọ xát vào thành vách khe hở này tạo thành tiếng xát. Đây là phụ âm xát, vô thanh, thanh hầu. Ví dụ:

/hɯt law/ : thuốc lào /hɯt/ : thuốc lá /hwan dε ʔăj/ : ớn lạnh /hɔj dak moh/ : chảy nước mũi /hik buɤn/: sứt môi...

/th/ : phụ âm tắc vô thanh, đầu lưỡi – lợi, bật hơi. Phụ âm này có cách phát âm tương tự như /t/ nhưng với một luồng hơi mạnh bật ra khi phát âm. Ví dụ:

/thac/ : trời sáng /thɯaŋ/ : (hở)...

/kh/ : phụ âm tắc vô thanh, gốc lưỡi – ngạc mềm, bật hơi. Phụ âm này chỉ xuất hiện ở đầu âm tiết. Ví dụ:

/khɤˇp/ : lấp đường đi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGỮ âm TIẾNG TA ôi (TRÊN tư LIỆU TIẾNG TA ôi ở xã a ROÀNG, HUYỆN a lưới, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)