Các nhiệm vụ được đặt ra trong tương lai cho ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu Ngành ngân hàng trong đại dịch covid 19 (Trang 25 - 28)

V. CÁC XU HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO NGÀNH NGÂN HÀNG

3. Các nhiệm vụ được đặt ra trong tương lai cho ngành ngân hàng

Thứ nhất, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng hướng tới khách hàng cá nhân. Đây là những khách hàng vay có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các ngân hàng trong năm 2020 nhưng tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (dưới 1%).

Thứ hai, đầu tư mạnh vào trái phiếu doanh nghiệp. Mặc dù các điều kiện phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp đã được thắt chặt theo Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ nhưng việc ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được coi như là một giải pháp góp phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng là một kênh đầu tư an tồn nhằm đa dạng hóa sản phẩm và các kênh đầu tư, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Thứ tư, giảm lãi suất để tiết chế nguồn vốn đầu vào. Lãi suất đầu vào giảm là cơ sở để các ngân hàng tiết giảm được chi phí đầu vào. Từ đó, ngân hàng có điều kiện giảm lãi suất cho vay để tạo nguồn vốn cho vay giá rẻ, kích cầu.

Thứ năm, tiếp tục cắt giảm các thủ tục và giấy tờ không cần thiết để các doanh nghiệp, người dân tiết kiệm được chi phí, nhanh chóng tiếp cận được vốn vay đưa vào sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng…

Thứ sáu, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp bán hàng về cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng phù hợp với cơ chế thị trường.

Tóm lại, những định hướng, kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện kinh doanh nêu trên mới chỉ là giai đoạn khởi đầu mang tính chủ quan của ngân hàng trong năm kinh doanh 2021. Do vậy, trong quá trình thực hiện, ngân hàng có thể tiếp tục duy trì thực hiện hoặc chủ động, linh hoạt điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với tín hiệu, sự biến động của thị trường trong nước, quốc tế và chính sách, quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước từng thời điểm.

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận rằng, đại dịch Covid-19 đã có những tác động to lớn đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, và ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Khác với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2018 (GFC), Covid-19 gây ra những tác động đầu tiên tới nền kinh tế thực về sản xuất hàng hoá và dịch vụ, và sau đó ở giai đoạn hai mới thể hiện các tác động tới ngành Tài chính Ngân hàng. Trong hệ thống Tài chính Ngân hàng tồn cầu, Covid-19 sẽ khơng trì hỗn, mà có thể đẩy nhanh việc ban hành các chính sách quản lý hiện hành và đã được lên kế hoạch ở các quốc gia và khu vực. Đối với hệ thống Tài chính và Ngân hàng tồn cầu cũng như tại Việt Nam, việc cải cách các chính sách quản lý đã, đang và sẽ là một xu hướng quan trọng. Trước thực trạng Covid-19 đã thay đổi cách thức hoạt động của xã hội một cách đáng kể, ngay cả những cá nhân trước đây ít tiếp thu cơng nghệ nhất trở thành những người ưa chuộng thương mại điện tử, ngành ngân hàng đang đẩy nhanh q trình chuyển đổi số, ứng dụng cơng nghệ thông tin để sẵn sàng chớp lấy cơ hội tăng trưởng nhanh trong thời kỳ Covid-19 đầy biến động. Các giải pháp kỹ thuật số sẽ trở thành yếu tố tạo nên sự khác biệt. Tất nhiên, vẫn còn một số rào cản tồn tại đối với các ngân hàng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến đảm bảo an ninh mạng, lòng tin của khách hàng và khung pháp lý đang được hồn thiện. Tuy nhiên, xu hướng số hố vẫn sẽ là một trong những xu hướng quan trọng đối với các tổ chức tài chính cả trong nước và tồn cầu. Trong bối cảnh đặt ra đầy thách thức cũng như cơ hội mới này, các ngân hàng nên nhạy bén, nắm bắt những cơ hội, xu hướng mới đồng thời đưa ra những chiến lược hiệu quả để không những vượt qua khủng hoảng hiện nay mà cịn đạt được thành cơng bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Ngành ngân hàng trong đại dịch covid 19 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w