vướng mắc trong xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn trong TTHS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
2.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn trong TTHS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
Bên cạnh những kết quả đạt được, xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn trong TTHS từ thực tiễn thành phố Hà Nội cũng bộc lộ những thiếu xót, hạn chế nhất định. Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh “tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng phạm tội đa dạng; tội phạm có tổ chức, băng nhóm kiểu “xã hội đen”, sử dụng vũ khí nóng, chống người thi hành công vụ, tội phạm trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm xuyên quốc gia … xảy ra nhiều, với hình thức, thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, đáng lưu ý là tội phạm về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao …” [55]. Đánh giá về công tác tư pháp, Đảng ta nhận định: “Công tác tư pháp
còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm đuợc sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng phần nào đến chất lượng công tác thực hành quyền công tố nói chung, trong xét phê chuẩn nói riêng của VKS.
2.2.2. Nguyên nhân những hạn chế, vướng mắc của xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn trong TTHS từ thực tiễn thành phố Hà Nội
- Nguyên nhân về pháp luật
Một số quy định của BLTTHS năm 2015 về xét phê chuẩn của VKS qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ những bất cập bởi quy định chung chung, chưa rõ ràng dẫn đến vướng mắc trong việc áp dụng như: biện pháp bảo lĩnh hay đặt tiền để bảo đảm. Điều đó dẫn đến có những cách hiểu và vận dụng khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Mặt khác, nhiều khi luật đã ban hành nhưng lại phải “chờ” văn bản hướng dẫn thi hành, trong khi các văn bản hướng dẫn (liên ngành, đơn ngành) chưa kịp thời, thiếu sự đồng bộ. Cụ thể:
- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một quy định mới của BLTTHS năm 2015 để thay thế cho việc “bắt người trong trường hợp khẩn cấp” theo Điều 81 BLTTHS năm 2003. Vì là những quy định mới của pháp luật nên việc “ giữ người trong trường hợp khẩn cấp” vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều quan điểm trái chiều về việc hiểu quy định của luật. Theo đó, tại khoản 3 và khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục và hình thức việc ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Về hình thức của Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, BLTTHS chỉ yêu cầu Lệnh này phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do và căn cứ giữ người nhưng lại không yêu cầu việc ghi rõ ngày giờ giữ người. Điều này có thể dẫn đến việc Viện kiểm sát không kiểm sát được thời hạn tạm giữ bởi thời hạn tạm giữ sẽ được bắt đầu kể từ khi Cơ quan điều tra tiếp nhận
người bị giữ từ các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra tiến hành áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp về trụ sở. Và thời hạn 12 giờ được quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 được tính trong thời hạn 3 ngày của Quyết định tạm giữ hình sự đối với người bị tạm giữ. Việc quy định rõ ngày giờ giữ người hay bắt người giúp kiểm sát việc tiến hành Lệnh bắt người có đúng trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người khẩn cấp không. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 115 BLTTHS năm 2015 thì việc giữ hay bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì phải được lập thành biên bản và trong biên bản phải ghi rõ ngày, giờ bắt, giữ. Như vậy, để thể hiện tính thống nhất và phù hợp với các biên bản thì các Lệnh, Quyết định về việc bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp cần phải ghi ngày giờ giữ, bắt.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì khi chuyển hồ sơ để Viện kiểm sát xét phê chuẩn, ngoài các Quyết định, Lệnh và tài liệu thì Cơ quan điều tra phải làm công văn đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn các Quyết định, Lệnh của mình. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định rõ về công văn phải ghi những gì, hình thức như thế nào. Thực tiễn cho thấy, nhiều công văn của Cơ quan điều tra khi chuyển sang không ghi nội dung và những việc mà cơ quan điều tra đã làm được. Việc đó gây khó khăn cho Viện kiểm sát trong việc nắm tình hình nội dung vụ án hay những tài liệu mà cơ quan điều tra đã thu thập khi mà thời hạn phê chuẩn sắp hết.
- Nguyên nhân do quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam chưa thực
sự đầy đủ, hợp lí
BLTTHS năm 2015 được ban hành thay thế BLTTHS năm 2003 đã có nhiều thay đổi tiến bộ, phù hợp xu thế phát triển hiện nay và tình hình thực tế. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong quy định pháp luật về việc áp dụng biện pháp tạm giam gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng. Trong thực tế, số lượng bị can khởi tố về tội phạm ma túy nhưng không áp dụng biện pháp tạm giam sau khi BLTTHS 2015 có hiệu lực là lớn. Các đối tượng này thường lang thang, hoặc nghiện hút, thường xuyên thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên để có thể áp dụng biện pháp
tạm giam đối với các trường hợp này CQĐT rất khó khăn trong việc xác minh cũng như áp dụng điều luật.
+ Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam “không có nơi cư trú rõ ràng”: Để có thể áp dụng được căn cứ này, các cơ quan tố tụng cần xác định được nơi cư trú của bị can, bị cáo dựa theo Luật cư trú. Điều 12, Luật cư trú quy định: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, các nhân cho thuê, mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú; Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân như trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó sinh sống.
Nếu chiếu theo các quy định này thì việc xác định một công dân có nơi cư trú rõ ràng phải thuộc một trong các trường hợp: là nơi thường trú, nơi tạm trú. Trên thực tế có nhiều vụ án để xác định được bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: Bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh hoặc bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú vừa có nơi tạm trú lại có nơi đang sinh sống thì việc xác định nơi cư trú như thế nào?.... Ví dụ: Bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh có nơi thường trú cụ thể, đến địa bàn nơi thực hiện tội phạm đăng ký tạm trú sau đó thực hiện hành vi phạm tội….
+ Về các quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 119 BLTTHS về các căn cứ “… có dấu hiệu bỏ trốn” và “…. có dấu hiệu tiếp tục phạm tội…”. Các cơ quan THTT, cụ thể là người THTT thụ lý vụ án cần dựa vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ để xác định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Nhưng để áp dụng các căn cứ này để tạm giam bị can, bị cáo còn nhiều khó khăn vì cần dựa vào ý thức chủ quan của bị can, bị cáo. Ví dụ đối với trường hợp 01 người có nhiều tiền án về tội phạm ma túy bị bắt quả tang về hành vi tàng trữ trái
phép chất ma túy và khởi tố theo quy định tại khoản 1 điều 249 BLHS, đến khi áp dụng BPNC thì có 2 quan điểm là theo quy định của pháp luật không áp dụng biện pháp tạm giam vì không đủ căn cứ và có áp dụng biện pháp tạm giam vì trên thực tế 01 người nghiện ma túy phải thường xuyên sử dụng ma túy nên có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.
+ Đối với trường hợp Lệnh tạm giam của CQĐT cần VKS phê chuẩn: theo quy định tại khoản 5 Điều 119 BLTTHS năm 2015, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam cùng hồ sơ đề nghị phê chuẩn tạm giam của CQĐT thì VKS phải ra quyết định chuẩn hoặc không phê chuẩn. Trong thực tế, đối với các vụ án có tính chất phức tạp nhiều bị can, cần xác minh tại nhiều địa phương khác nhau khiến quá trình điều tra của CQĐT trong thời gian tạm giữ bị kéo dài cũng như cần thiết thu thập thêm tài liệu làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, không thể chuyển hồ sơ đến VKS dẫn đến Kiểm sát viên không có thời gian nghiên cứu hồ sơ hoặc thu thập, hoàn thiện hồ sơ trong 03 ngày để có thể ra quyết định chính xác.
+ Theo quy định tại Điều 18, 19 TTLT số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA- BQP quy định việc VKS sử dụng Lệnh tạm giam của Cơ qua điều tra trong giai đoạn truy tố và CQĐT sử dụng Lệnh tạm giam của VKS trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà thời hạn tạm giam bị can vẫn còn. Tuy nhiên, đối với trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng vẫn còn thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử, VKS có thể tiếp tục sử dụng Lệnh tạm giam của Tòa án để tạm giam trong thời gian thụ lý không? Chưa có quy định cụ thể trong trường hợp này.
- Các nguyên nhân khác
Những hạn chế, thiếu xót của xét phê chuẩn các biện pháp ngăn chặn trong TTHS có nguyên nhân chủ yếu do một số cán bộ lãnh đạo, KSV chưa đề cao trách nhiệm trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, kể cả lãnh đạo VKSND địa phương nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về vị trí, vai trò và trách nhiệm của VKS trọng xét phê chuẩn của mình; một số KSV còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý kinh tế, xã
hội và chủ quan không thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, cấp huyện ở một số địa phương còn buông lỏng quản lý cán bộ, quản lý công tác; bố trí cán bộ ở một số bộ phận công tác chưa hợp lý.
- Có nhiều trường hợp cơ quan THTT của Hà Nội còn lúng túng khi áp dụng
biện pháp tạm giam
Trong thực tiễn, có rất nhiều vụ án phức tạp hoặc có nhiều tình tiết mất nhiều thời gian xác minh, làm rõ như bị can có nhiều tiền án, tiền sự cần xác minh, chiếm đoạt nhiều tài sản của nhiều người, vụ án xảy ra trên nhiều địa phương khác nhau… Trong khi thời hạn tạm giam để điều tra đã hết, không thể gia hạn thêm, không có căn cứ để hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm giam bằng các biện pháp khác vì có thể ảnh hưởng tới hoạt động điều tra. Các cơ quan THTT ở Hà Nội đã lúng túng trong việc giải quyết vụ án: hoặc phải kết thúc điều tra sớm, có thể dẫn đến việc điều tra không đầy đủ, sau này có thể bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc phải tạm giam quá hạn; hoặc phải chuyển sang BPNC khác có thể không phù hợp với đối tượng, có thể dẫn đến việc bị can bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Ví dụ: Bị can Bùi Văn T bị Công an huyện Quốc Oai bắt về hành vi Trộm cắp tài sản ngày 17/04/2014, tuy nhiên, do quá trình vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nên thời hạn điều tra kéo dài, các cơ quan tố tụng trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, dẫn tới bị
can T bị tạm giam trong thời gian 19,5 tháng [53].
- Vẫn còn tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam, áp dụng biện pháp tạm giam không xác minh được căn cứ rõ ràng.
Nhiều trường hợp, đặc biệt là tội phạm về ma túy thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng mà không có căn cứ rõ ràng để áp dụng biện pháp tạm giam, nhiều cơ quan tố tụng áp dụng căn cứ có dấu hiệu tiếp tục phạm tội để tạm giam nhưng không đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh dấu hiệu đó. Ví dụ: đối với các bị can phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại khoản 1 Điều 249 hoặc Điều 251 BLHS thường là các đối tượng nghiện, thường xuyên có hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma
túy tại địa phương. Tuy nhiên,các cơ quan tố tụng thường sử dụng căn cứ “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” để làm căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam nhưng không có đủ tài liệu chứng minh căn cứ đó. Pháp luật hiện hành cũng không có
hướng dẫn cụ thể để áp dụng căn cứ này.
- Đội ngũ cán bộ, KSV chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, KSV còn hạn chế
Trong khi tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nghiêm trọng, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng thì chúng ta phải nhìn nhận một thực trạng về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, KSV còn hạn chế. Nguyên nhân là do điều kiện khách quan của lịch sử, đặc trưng hoạt động của ngành nên nguồn bổ sung cán bộ thường xuyên thay đổi dẫn đến đội ngũ cán bộ ngành kiểm sát nhân dân không có tính thống nhất về trình độ, bằng cấp chuyên môn, hình thức đào tạo. Chính vì vậy khả năng cập nhật kiến thức, lý luận cơ bản, trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế nên việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ thế hệ trước thì chủ yếu dựa trên kinh nghiệm công tác lâu năm nên hiệu quả còn nhiều hạn chế còn đối với đội ngũ cán bộ mới vào ngành thì thích nghi chậm với môi trường trong công việc thực tiễn nên phần nào chưa đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn. Với những tồn tại như đã nêu trong trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức về pháp luật nói chung nên nhận thức của nhiều cán bộ, KSV và một số bộ phận lãnh đạo về xét phê chuẩn của VKS còn hạn chế, không theo kịp yêu cầu của công việc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả xét phê