quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần” là quá trình hành động của cán bộ, nhân viên sử dụng các tiến trình xã hội để biến các chính sách xã hội của cơ sở thành các dịch vụ xã hội nhằm góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mà người
tâm thần đang gặp phải, đáp ứng các nhu cầu phát triển của cá nhân và nhóm người tâm thần mà cơ sở đang quản lý.
Đối với Trung tâm các hoạt động quản lý CTXH người tâm thần gồm: - Lập kế hoạch tiếp nhận đối tượng đảm bảo đủ thủ tục pháp lý theo quy định đã được thẩm tra, kiểm tra tại cơ sở, địa phương xã, phường. Sau khi tiếp nhận đối tượng, kiểm tra tình trạng sức khỏe, bệnh lý theo hồ sơ, bệnh án đã được cơ sở y tế kết luận.
- Phân đối tượng vào các khoa theo điều kiện sức khỏe, bệnh lý, phù hợp với từng đối tượng.
- Giao cán bộ khoa theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tái phát cơn và các biểu hiện bất thường hàng ngày có kế hoạch, phương án xử lý.
- Thực hiện cách ly đối tượng mới nhập để tránh gây sung đột với những đối tượng khác, trong thời gian từ 10 đến 15 ngày, nhiều đối tượng đến 30 ngày, từng bước hòa nhập với môi trường mới.
- Quản lý đối tượng trong sinh hoạt, phục hồi chức năng, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi theo nhóm…
- Tổ chức quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, hướng dẫn đối tượng tự vệ sinh cá nhân, buồng phòng, chỗ ăn, ở.
- Để làm tốt công tác quản lý người tâm thần các phòng khoa thường xuyên phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ trong đó có việc; Khám, điều trị, sàng lọc,
nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi, kiểm tra, thẩm tra hồ sơ, bệnh án, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, tiếp đón các cá nhân, tổ chức đến thăm tặng quà đối tượng.
- Phối hợp cùng quản lý, kiểm tra, giám sát các chế độ chính sách, các nguồn lực bằng tiền, hiện vật từ các nguồn xã hội hóa đảm bảo công khai, minh bạch, đối tượng được hưởng đúng, đủ các quyền lợi. Ngoài ra việc kiểm tra, giám sát cán bộ trong thực thi công vụ, công việc được giao chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa, ngày giờ công lao động…
Căn cứ tình hình thực tiễn, thực trạng quản lý đối tượng người tâm thần tại Trung tâm, tác giả tập trung đánh giá hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm
1.4.1. Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần
Hoạch định là một chức năng cơ bản của quản lý, là một tiến trình tư duy về điểu mong muốn đạt được và làm thế nào điều đó sẽ được hoàn thành.Nó là một bộ phận chủ yếu của việc thực hành công tác xã hội và được xem là cần thiết cho hoạt động của các cơ sở xã hội và việc cung ứng các dịch vụ xã hội. Hoạch định là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành. Nó nối liền khoảng cách từ nơi chúng ta đang ở tới nơi chúng ta muốn tới. Đây là một tiến trình cần sự tham gia của những người thực hiện (là nhân viên xã hội thực hành trực tiếp hay tác viên cộng đồng), những người tiếp nhận các dịch vụ hay mục tiêu của hoạch định (thân chủ hay các nhóm có tổ chức), những người ra quyết định hay người làm chính sách và nhà quản lý. Trong quản lý công tác xã hội, hoạch định cần thiết ở tất cả các cấp tác vụ và là bộ phận trong công việc thường ngày của mỗi nhân viên.Nó là một bộ phận chủ yếu của công tác xã hội thực hành và được xem là quan trọng trong tác vụ điều hành của các cơ sở xã hội và trong cung ứng các dịch vụ xã hội.
Hoạch định công tác xã hội đối với người tâm thần là lập kế hoạch, là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành tổ chức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần. Cụ thể ở đây, việc hoạch định sẽ cần sự tham gia của cán bộ viên chức trực tiếp hỗ trợ người tâm thần, các cán bộ lãnh đạo của cơ sở để đưa ra những kế hoạch phù hợp nhất với các thân chủ ở từng giai đoạn cụ thể. Việc hoạch định yêu cầu các đối tượng tham gia chủ yếu phải đáp ứng được các yêu cầu như: Dự báo làm thế nào để đời sống của người tâm thần thay đổi và cải thiện trong tương lai, đo lường nhu cầu của nhóm và cá nhân người tâm thần, đánh giá kết quả của các cách tiếp cận khác nhau và đo lường thành tích công việc sử dụng các mục tiêu đã thỏa thuận trước, đưa ra các dự trù tài chính, các chi phí cần sử dụng, quan trọng nhất vẫn là cần đưa ra các nấc thang đánh giá hiệu quả thực tế của các kế hoạch hành động.
1.4.2. Tổ chức công tác xã hội đối với người tâm thần
Tổ chức công tác xã hội (CTXH) đối với người tâm thần ở đây được hiểu là quản lý bộ máy nhân sự tham gia hoạt động CTXH đối với người tâm thần, là những tác động hợp quy luật của chủ thểquản lý nhân sự đến các khách thể quản
lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu quản lý nhân sự đã đề ra.Quản lý về nhân sự hay quản lý nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các tổ chức hay doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh bởi con người là yếu tố trung tâm của sự phát triền. Cần tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Công tác quản lý, tổ chức nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý một cách có chất lượng. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản lý nhân sự. Hay nói cách khác, bất kỳtổ chức nào cũng mong muốn sử dụng một cách có hiệu quả nhân sự của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra.Tổ chức nhân lực làm việc đối với người tâm thần là việc khai thác tốt nguồn lực để phục vụ cho công tác trợ giúp người tâm thần nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của người tâm thần .
Quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần bao gồm quản lý về chuyên môn nghiệpvụ của cán bộ làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội với người tâm thần, năng lực của cán bộ, số lượng được đào tạo trong lĩnh vực CTXH… việc quản lý về nhân lực làm việc đối với người tâm thần được thực hiện chặt chẽ sẽ mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác trợ giúp người tâm thần. Thực hiện Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội trong các giai đoạn đã được triển khai từ Trung ương xuống địa phương song trên thực tế nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt và nhân rộng các hình thức, mô hình hoạt động trợ giúp đối với cộng đồng, nhóm và các nhân, tuy nhiên việc quy hoạch, hoạch định chiến lược đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm CTXH chuyên, hay cộng tác viên CTXH tại nhiều địa phương còn hạn chế chưa mang lại hiệu quả, chủ yếu cán bộ nhân viên CTXH đã, đang làm là cán bộ ngành Lao động Thương binh và Xã hội tại các cơ sở Bảo trợ và địa phương xã, phường chủ yếu kiêm nhiệm nên hiệu quả chưa cao, các hình thức đào tạo, tập huấn chỉ giải quyết phần nào so với nhóm đối tượng yếu thế và cộng đồng cần hỗ trợ, giúp đỡ, dây là điều bất cập. Tuy đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành công nhận CTXH là một nghề song để người làm nghề được các cấp công nhận và hưởng quyền lợi theo đúng nghĩa còn gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, các thủ tục quy định, đại đa phần là hưởng mã
ngạch khác, các đơn vị sử dụng lao động công lập chuyển từ vị trí làm việc khác sang làm CTXH vì đã tham gia học các lớp, các khoa đào tạo về CTXH.
1.4.3. Lãnh đạo công tác xã hội đối với người tâm thần
Một tổ chức bao giờ cũng gồm rất nhiều người, công việc của nhà quản lý công tác xã hội là lãnh đạo, điều khiển và phối hợp hoạt động của mọi người trong tổ chức.Nó bao gồm việc động viên những người dưới quyền, giải quyết xung đột giữa các cá nhân, bộ phận trong tổ chức. Chính vì vậy, lãnh đạo công tác xã hội đối với người tâm thần là ở đây, nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống của nhân viên cấp dưới, phải có một chương trình hữu hiệu để phát triển tài năng cá nhân; kỹ năng đổi mới liên tục và cần phải xây dựng một môi trường thân thiện đối với cá nhân; phải có các quy định về tự phê bình để có thể tiếp nhận những lời chỉ trích, phê bình để có thể giải tỏa bức xúc cá nhân và tìm ra cách giải quyết đối với những vấn đề nảy sinh.
Đối với các xung đột phát sinh, các nhà quản lý cần phải có khả năng giải quyết nó trước khi những hậu quả của nó có thể phá huỷ tính hiệu quả của tổ chức, do vậy khả năng giải quyết xung đột là một kỹ năng quản lý công tác xã hội. Các chiến lược phổ biến nhất để làm giảm xung đột như: Các chiến lược né tránh, các chiến lược can thiệp quyền lực, các chiến lược vận động tuyên truyền và các chiến lược hóa giải.
1.4.4. Kiểm tra công tác xã hội đối với người tâm thần
Theo Robert J.Mockler, trong tác phẩm "The Management Contrl Process" (Tiến trình kiểm tra quản lý) đã định nghĩa: "Kiểm tra quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt mục tiêu của đơn vị"
- Mục đích.
Các nhà quản lý CTXH kiểm tra việc hoạch định, xây dựng kế hoạch trợ giúp, kết nối các nguồn lực của nhân viên CTXH đến với đối tượng trong đó; từ vận động chính sách đúng hành lang pháp lý theo quy định; vận động các nguồn nội ngoại lực đến với đối tượng mang tính bền vững, giúp đối tượng vượt qua khó
khăn tự vươn lên trong cuộc sống, tự giải quyết vấn đề của chính họ, riêng đối tượng người tâm thân việc nhân viên CTXH cần hỗ trợ cần thiết nhất là kết nối với các tuyến bệnh viện để họ được thuận lợi trong việc khám, điều trị; kết nối các nguồn lực cho gia đình đối tượng giải quyết khó khăn trước mắt và hạch định kế hoạch lâu dài..., giúp chính đối tượng, gia đình về mặt trợ cấp, phụ cấp theo đúng quy định được hưởng.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra về mặt thời gian, yêu cầu công việc, kết quả thực hiện của nhân viên CTXH đối với đối tượng nhằm đảm bảo quyền lợi chế độ chính sách, các dịch vụ hỗ trợ, trợ giúp, các hoạt động được thực hiện một cách tốt nhất.
- Nội dung kiểm tra.
Kiểm tra tổng thể, tổng quan việc thực hiện chủ trương theo mục tiêu, kế hoach đã được nhà quản lý thống nhất triển khai trên mọi phương diện, đánh giá tiến độ, mức độ hoàn thành, kết quả từ đó có định hướng phát triển. Nhưng cách thức kiểm tra này chỉ có thể thích hợp với các cơ sở nhỏ hoặc khi các hoạt động còn đơn giản. Khi cơ sở phát triển, số lượng hoạt động nhiều, tính chất công việc phức tạp thì cách kiểm tra này sẽ khó thực hiện được.Trường hợp này, nhà quản lý phải chọn ra những điểm cần được quan tâm đặc biệt để xác định nội dung kiểm tra.
Để làm tốt nội dung kiểm tra cần xác định vấn đề cần kiểm tra, mục tiêu trọng tâm, trọng điểm cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, không kiểm tra dàn trải, hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và mục đích hướng tới là đối tượng là người được hưởng lợi đúng nghĩa.
Các tiêu chuẩn kiểm tra trọng yếu có thể là các tiêu chuẩn vật chất, tiêu chuẩn phí tổn, tiêu chuẩn chương trình và các tiêu chuẩn vô hình (sự tín nhiệm, sự ủng hộ hay sự ưa thích …)