35,0 37,5 16,6 10,8 0 4,30 1
2
Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện của hoạt động trải nghiệm
185 34,1 36,6 17,5 11,6 0 4,25 2
3
Thang đánh giá rõ ràng về thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện của hoạt động trải nghiệm
185 32,5 34,1 25,0 8,3 0 4,20 3
4
Đa dạng hóa hình thức kiểm tra thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện của hoạt động trải nghiệm
185 32,5 33,3 25,8 8,3 0 4,20 3
5 Đánh giá khách quan kết quả hoạt động trải
nghiệm của học sinh 185 30,0 36,6 25,8 7,5 0 4,15 6 6 Công khai kết quả đánh giá hoạt động trải
nghiệm của học sinh
185 32,5 38,3 23 10,0 0 4,20 3
7
Cung cấp thông tin kịp thời, có tính xây dựng giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động theo yêu cầu hoạt động trải nghiệm của học sinh
185 28,3 35,0 25,8 10,8 0 4,10 7
8 Dùng kết quả đánh giá để xếp loại thi đua của nhà trường
185 25,8 34,1 29,1 10,8 0 4,00 8
9 Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động trải nghiệm
185 31,6 34,1 23,3 10,8 0 4,00 8
Điểm TB chung 4,15
Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường của 3 trường tiểu học quận Ba Đình được đánh giá ở mức khá với ĐTB dao động từ 4,00 đến 4,30. Đa số CBQL, GV và các khách thể khác được hỏi đánh giá ở mức khá và tốt, không có ai đánh giá ở mức kém. Điều này cho thấy các trường tiểu học được khảo sát đã thực hiện tương đối tốt việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động trải nghiệm của học sinh.
Các nội dung “Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện của hoạt động trải nghiệm “được đánh giá cao nhất với ĐTB = 4,30, ở mức tốt. Có 72,5% số người được hỏi đánh giá nội dung này ở mức khá và tốt, trong đó có 35% đánh giá ở mức tốt. Tiếp theo là nội dung “Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện của HĐTN” với ĐTB = 4,25, ở mức tốt. Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Dùng kết quả đánh giá để xếp loại thi
đua của nhà trường” và “Kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động trải nghiệm” với ĐTB = 4,00.
Qua kết quả phỏng vấn sâu đội ngũ CBQL, Giáo viên cho thấy 64,2% cho rằng hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên, đánh giá còn chưa đi đôi với việc khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ,; đôi lúc còn đặt yếu tố cá nhân, vẫn còn cả nể, điều này ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá, kiểm tra trong trường tiểu học hiện nay.
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học quận Ba Đình, Hà Nội
Khảo sát về thực trạng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đề tài đã tiến hành khảo sát 120 CBQL và giáo viên ở 3 trường tiểu học trên địa bàn quận Ba Đình. Kết quả thu được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.13. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng phối hợp các lực lượng tro ng và ngoài nhà trường
TT Các yếu tố Số lượng( người) Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Ảnh hưởng mức trung bình Ảnh hưởng khá nhiều Rất ảnh hưởng X Thứ bậc
1 Chủ trương của Đảng; cơ chế, chính sách của Nhà nước
120 0 0 11 27,5 63,3 4,20 2 2 Trình độ chuyên môn và năng lực
quản lý của hiệu trưởng 120
0 0 7,5 26,6 65,8 4,30 1 3 Năng lực của cán bộ, giáo viên
trong trường tiểu học 120 0 0 11,6 22,5 65,8 4,30 1 4 Đặc điểm của học sinh tiểu học 120 0 0 13,3 27,5 59,1 4,10 4 5 Cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho
hoạt động trải nghiệm
120 0 0 13,3 16,6 61,6 4,20 2 6 Yếu tố thuộc về môi trường kinh tế,
văn hoá 120 0 0 12,3 19,1 54,4 4,19 3
ĐTB chung 4,22
Thực trạng đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐTN cho học sinh tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường được đánh giá ở mức rất ảnh hưởng với ĐTB=4,22. Điều này cho thấy các yếu tố khảo sát ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Trong các yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố “Trình độ chuyên môn và năng lực
quản lý của hiệu trưởng” và “Năng lực của cán bộ, giáo viên trong trường tiểu học” ảnh hưởng nhiều nhất với ĐTB = 4,30 ở mức rất ảnh hưởng. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học ướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
Tiếp theo là các yếu tố “Chủ trương của Đảng; cơ chế, chính sách của Nhà nước”; “Cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết cho HĐTN” với ĐTB = 4,20.
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Có thể thấy được tính nổi trội của quản lý HĐTN theo hướng tăng cường
phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường so với các hoạt động giáo dục khác trong việc gắn kết nhà trường với xã hội, tạo lập năng lực thích ứng, hình thành kỹ năng sống cho nhiều học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội hội nhập.
- Có sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, các cấp chính quyền địa phương,
các lực lượng xã hội khác tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt hơn HĐTN theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường.
-Nội dung, hình thức, chủ đề hoạt động tượng đối đa dạng, đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội của đất nước và quốc tế, mở rộng giao lưu với trường bạn, tổ chức trò chơi mang tính trải nghiệm, tổ chức câu lạc thường xuyên... Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các kỹ năng sống của HS, chính vì vậy mà thu hút một bộ phận HS tự nguyện tham gia các hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường và hưởng ứng tích cực.
- Khi quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực
lượng trong và ngoài nhà trường sẽ làm cho mối quan hệ giữa hiệu trưởng và các lực lượng trong và ngoài nhà trường thêm gắn bó, các lực lượng xã hội có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu biết nhau hơn, số đông học sinh có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập, mở rộng quan hệ giao lưu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS được giải tỏa tâm lý, thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng khép kín trên lớp, kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo của các em. Hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường làm cho không khí trường lớp sôi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với
nhau, phát huy ở HS tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trường.
-Tổ chức Đoàn, Đội với vai trò tiên phong; các tổ chức chính quyền địa phương bên ngoài luôn giữ vai trò dẫn dắt, hỗ trợ trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường, nên đã huy động hầu hết lực lượng GV trẻ, lực lượng xã hội nhiệt tình tham gia hoạt động GD tập thể, sinh hoạt ngoài trời.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học, nhà trường gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể CBQL, GV, HS và cộng đồng xã hội.
2.4.2. Những mặt còn tồn tại
Hầu hết các cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh thể hiện ý kiến đồng ý cao với các khó khăn gặp phải sau:
- Một số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn, đồng bộ về mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục này; Nội dung, hình thức nhiều nhưng tổ chức còn đơn điệu, chưa chú ý đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau trong hoạt động trải nghiệm; Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ còn có một số bất cập so với yêu cầu. Sự phối hợp giữa các lực lượng đôi khi còn kém hiệu quả. Một bộ phận học sinh còn thụ động, nhút nhát, một số phụ huynh chưa đồng tình, còn xem nhẹ hoạt động giáo dục này.
- Khâu truyền thông để quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường đôi khi còn nhiều hạn chế. Chủ yếu hoạt động tuyên truyền, phổ biến do Đoàn, Đội đảm nhận hoặc thông qua cuộc họp Hội đồng, trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh, học sinh mà chưa có tính kết nối mang tính tuyên truyền một cách hệ thống.
- Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một số ít cán bộ quản lý và giáo viên thiếu hứng thú, không tự giác vì có thể hoạt động này là cả một quá trình, không phục vụ cho yêu cầu thi cử, tuyển sinh trước mắt, lại tốn kém hoặc có thể vì chế độ cho giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường như hiện nay
là chưa hợp lý. Giáo viên phải chịu nhiều thiệt thòi, bởi công việc mất quá nhiều thời gian công sức trong khi chế độ thanh toán vẫn chưa được cải tiến, sửa đổi phù hợp.
- Kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường cũng là một khó khăn đáng kể. Mặc dù nhà trường rất chú trọng đến kinh phí phục vụ cho hoạt động trải nghiệm song nguồn kinh phí phải dựa vào chính quyền cấp trên, phụ thuộc vào hỗ trợ, quyên góp từ phụ huynh và các lực lượng xã hội khác mới có thể xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ học tập hiệu quả.
- Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này đang ở giai đoạn hình thành nhân cách nên các em thích tham gia hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích chơi hơn là học hỏi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.
- Các công văn chỉ đạo hướng dẫn của ngành, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo liên quan đến quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường đa số các nhà trường còn thiếu thốn.
2.4.3. Những nguyên nhân của tồn tại, yếu kém
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như đã phân tích ở trên, tuy nhiên, theo tác giả luận văn thì có một số nguyên nhân chính sau đây:
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Kết quả qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy:
- Phần nhiều CBQL, GV, HS và các lực lượng tham gia GD khác, nhận thức chưa đúng mức về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học theo hướng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường, vì vậy chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho quản lý và tổ chức hoạt động này trong các nhà trường. Quá trình quản lý hoạt động trải nghiệm của nhà trường nhiều nội dung còn chưa thống nhất.
- Chưa phát huy vai trò chỉ đạo cho các GVCN, các lực lượng xã hội trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, cách thức tổ chức, quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường cho HS phù họp với điều kiện hiện có.
- Đa số GV không được đào tạo về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỳ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường trong trường sư phạm, nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trông chờ vào sự hứng thú, ham thích và nhu cầu của bản thân một số
GVCN trong trường; chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-típ có sẵn nên làm cho các em dễ nhàm chán. Do đó hiệu quả của việc quản lý, tổ chức hoạt động này bị hạn chế.
- Kỹ năng tổ chức họat động tập thể của đa số HS còn yếu kém.
- Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học, nhất là điều kiện về tài chính của nhà trường phục vụ cho hoạt động GDTNST là nguyên nhân chính, góp phần hạn chế chất lượng hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường trong các nhà trường.
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Do tác động mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường, xu thế hội nhập cạnh tranh khu vực và toàn cầu hoá; Do cách đánh giá nhà trường, đánh giá CBQL, GV, đánh giá HS của ngành, của xã hội chủ yếu căn cứ vào kết quả hoạt động dạy - học văn hóa trên lớp, đã khiến các nhà trường chỉ tập trung vào hoạt động này, ít quan tâm đến mặt hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường. Mặt khác, do chế độ thi cử hiện nay còn mang nặng về lý thuyết, càng làm cho nhà trường, xã hội, đặt biệt là HS và PH HS quan tâm đầu tư nhiều vào hoạt động dạy - học kiến thức văn hóa trên lớp, xem nhẹ các môn học tự chọn, các hoạt động GD Tập thể; trong đó có hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường.
- Các cơ chế chính sách vĩ mô của nhà nước về hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa phù hợp, chậm bổ sung sửa đổi, đặc biệt Bộ GD - ĐT chưa ban hành qui chế rõ ràng, các chế độ cần thiết liên quan đến các hoạt động hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường trong trường tiểu học, trong đó có qui chế hoạt động trải nghiệm và cơ chế phối hợp các lực lượng.
- Do đặc điểm lứa tuổi giao thoa giữa mầm non và tiểu học đang trong quá trình hình thành nhân cách nên để các em hiểu sâu được vấn đề khó, chủ yếu học để chơi chứ ít học để khám phá
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh 3 trường tiểu học thuộc quận Ba Đình. Kết quả đánh giá cho thấy hoạt động trải nghiệm theo hướng phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường đang ngày càng được chú trọng để đưa vào chương trình giáo dục chính khóa và đạt ở mức khá. Hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường giúp phát huy khả năng sáng tạo, tư duy logic, phát huy tính tò mò, ưa khám phá của học sinh tuổi đang lớn. Vì vậy, việc đưa hoạt động trải nghiệm theo hướng tăng cường phối hợp lực lượng trong và ngoài nhà trường cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình,