với vận động viên theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay.
2.1.2.1 Đảm bảo quyền tự do thỏa thuận các bên trong giao kết hợp đồng lao động đối với lĩnh vực thể thao.
Xuất phát từ đặc thù trong lĩnh vực thể dục thể thao, nếu so sánh với các lĩnh vực khác, có thể nhận thấy pháp luật lao động trong thể thao cũng tương ứng với các ngành nghề khác (đều quy định chủ thể, hình thức, nội dung và cách ký kết hợp đồng). Tuy nhiên, lĩnh vực thể thao là lĩnh vực đặc thù [4] so với các ngành nghề khác nên pháp luật lao động cần phải quy định cụ thể và chi tiết về các thỏa thuận giao khi giao kết trong hợp đồng lao động phải phù hợp với đặc trưng ngành nghề thể thao. Chính vì thế, quyền tự do hợp đồng lao động của các bên chỉ được thực hiện nếu quy định theo hướng:
Thứ nhất: cần tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên trong quan
hệ lao động. Tất cả các thỏa thuận không trái với pháp luật của các bên đã thỏa thuận đều ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Như chủ thể tham gia là các luật sư, người đại diện, thời hạn hợp đồng…
Thứ hai: cần đảm bảo sự vận hành linh hoạt, nhất quán trong lĩnh vực
thể thao. Hạn chế các quy định hành chính làm cản trở sự vận hành trong quan hệ lao động trong lĩnh vực thể thao.
Thứ ba: Quyền tự do lao động trong lĩnh vực thể thao phải đặt trong
mối liên hệ cung cầu, gắn bó chặt chẽ với việc điều tiết của thị trường. Khi quyền được tự do lao động được đảm bảo thì vận động viên có quyền lựa chọn các nơi có điều kiện tập luyện và thi đấu tốt để đầu quân, cũng như chính sách lương, thưởng rõ ràng cạnh tranh. Dù những nơi tập luyện có xa gia đình hay các trung tâm vẫn thu hút vận động viên đến tham gia tập luyện và thi đấu. Làm cho phong trào thể thao của các nơi đó phát triển theo đúng chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước.
2.1.2.2. Hoàn thiện pháp luật lao động trong lĩnh vực thể thao có tính tương thích với các điều lệ của các tổ chức thể thao Quốc tế.
Hoàn thiện pháp luật lao động phải tiếp cận tiêu chuẩn lao động quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Là một nước thành viên của ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế không chỉ bó hẹp trong 17 Công ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà còn phải tính đến các nguyên tắc cơ bản của ILO như loại bỏ lao động cưỡng bức, việc làm đầy đủ và nhân văn, tự do liên kết và thương lượng tập thể, chống phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản của người lao động tại nơi làm việc.
2.1.2.3. Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu hội nhập
Hoàn thiện pháp luật lao động cần dung hoà tính linh hoạt của thị trường với tính bền vững trong bảo vệ quyền và lợi ích của vận động viên. Nếu không
lực cho sự phát triển vì họ sẽ kém tích cực, ít đầu tư vào tài năng của vận động viên, xã hội không ổn định… Nếu bảo vệ vận động viên đến mức không tính đến yêu cầu của sự phát triển chung, chấp nhận cả thói quen vô kỷ luật của họ hoặc thủ tiêu động cơ cạnh tranh giữa những vận động viên thì lại có thể kìm hãm sự phát triển… Hoàn thiện pháp luật lao động phải đồng thời hướng tới hai mục tiêu: bảo vệ vận động viên để ổn định xã hội và phát triển kinh tế làm cơ sở cho tiến bộ xã hội. Điều đó đòi hỏi quá trình hoàn thiện pháp luật lao động phải có sự điều tiết hợp lý. Nhà nước bảo vệ vận động viên cũng phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của thị trường, chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên.
2.2. Thực tiễn thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng lao động đối với vận động viên theo pháp luật Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực tiễn thực hiện Hợp đồng lao động đối với vận động viên
2.2.1.1. Chủ thể
Hợp đồng trong thể thao không khác gì những hợp đồng khác trong cuộc sống hàng ngày. Các vận động viên chuyên nghiệp sẽ được trả lương theo thỏa thuận của họ với một mức lương như bất kỳ ai khác. Nói cách khác bản chất của hợp đồng lao động dành cho vận động viên là một loại hợp đồng dịch vụ cá nhân của các vận động viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động này chỉ dành cho các vận động viên chuyên nghiệp còn các vận động viên nghiệp dư khác thì đơn vị sự nghiệp sẽ xem xét tùy theo từng trường hợp sẽ đưa ra loại hợp đồng giao kết dẫn đến tình trạng các vận động viên nghiệp dư thường phải gặp khó khăn về việc thay đổi trạng thái của họ từ nghiệp dư sang chuyên nghiệp.
Ngày nay việc giao kết hợp đồng lao động giữa câu lạc bộ với vận động viên không đơn thuần là giữa câu lạc bộ với vận động viên mà là có sự tham
gia của người đại diện. Người đại diện này là người có chuyên môn về lĩnh vực thể thao và được cấp chứng chỉ hành nghề. Người đại diện này có thể đại diện cho vận động viên hoặc thậm chí có thể đại diện cho câu lạc bộ cùng thương lượng và thỏa thuận nhằm đảm bảo mục đích của các bên. Đại diện thể thao đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và đàm phán hợp đồng cho các vận động viên chuyên nghiệp. Luật sư đại diện cho các vận động viên thường được đào tạo về các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng và họ cũng nắm rõ giá trị thị trường hiện tại của khách hàng của họ so với các vận động viên khác trong cùng một môn thể thao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc thuê một luật sư là không bắt buộc (hoặc là một đại diện) mà là để đảm bảo các giao dịch cho vận động viên. Một số vận động viên không muốn thuê một đại diện vì nhiều lý do, bao gồm phải trả tiền hoa hồng hoặc các khoản phí khác liên quan đến việc đại diện. Vì nếu vận động viên có tài năng, khả năng và kỹ năng độc đáo, hợp đồng của họ được phân loại là hợp đồng dịch vụ cá nhân. Về mặt chuyên môn, hợp đồng dịch vụ cá nhân không được chuyển giao mà chỉ được chuyển nhượng cho người khác. Chuyển nhượng là chuyển nhượng quyền của một bên có trong hợp đồng cho một người khác. Tại sao không thể chuyển giao một hợp đồng dịch vụ cá nhân? Vì tài năng của một vận động viên là độc nhất và không ai có thể thay thế được. Ví dụ, Tiến Minh trong môn cầu lông của Việt Nam không thể chuyển nhượng hợp đồng của mình cho người khác. Vì tài năng của anh ấy rất độc đáo. Chủ đội sẽ không cho phép một sự chuyển nhượng như vậy.
Bất kỳ hợp đồng nào cũng có thể được chuyển giao với sự cho phép của các bên. Quyền chuyển nhượng là một phần trong hợp đồng của vận động viên. Tuy nhiên không ai có thể ép buộc vận động viên phải làm việc theo hợp đồng cho một người mà họ không muốn. Vì vậy nếu vận động viên có đủ khả năng thương lượng để đưa vào điều khoản về việc không chuyển nhượng thì
2.2.1.2. Về quản lý hình ảnh của vận động viên và câu lạc bộ trong suốt thời gian Hợp đồng
Quyền cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật ghi nhận và bảo vệ có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi cá nhân, đây là yếu tố tinh thần gắn liền với mỗi cá nhân, hình ảnh của mỗi cá nhân bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đên danh dự, nhân phẩm…
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh, Điều 32 BLDS năm 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ýcủa người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.” nghĩa là, khi sử dụng hình ảnh của một ai đó, yêu cầu phải có được sự chấp thuận của người có hình ảnh được sử dụng và phải trả thù lao nếu có phát sinh lợi nhuận. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ chỉ áp dụng với trường hợp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cộng đồng hoặc
trong các hoạt động công khai công cộng, như: hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh
Hình ảnh cầu thủ là giải pháp bảo vệ thu nhập cho cầu thủ nổi tiếng từ những hình ảnh độc quyền của họ và có thể kèm theo những yếu tố riêng khác như chữ ký. Bản quyền này giúp họ thu được lợi nhuận khổng lồ và những ai muốn sử dụng đều cần xin phép họ. Người đại diện bao giờ cũng đàm phán lương riêng, bản quyền hình ảnh riêng cho cầu thủ. Bản quyền hình ảnh chống lại những người không được xác nhận quyền sở hữu, hoặc tuyên bố sở hữu mà không được sự cho phép của chính chủ. Những người của công chúng (như vận động viên, diễn viên và ca sĩ) có thể thu lợi ích tài chính khổng lồ từ việc tận dụng triệt để bản quyền hình ảnh. Ở đẳng cấp cao nhất, tiền lương của cầu thủ
ởcâu lạc bộ có thể thấp hơn nhiều với số tiền họ kiếm được từ các nguồn thương mại. Điển hình như C.Ronaldo hay L.Messi đang là những cầu thủ có thu nhập cao nhất từ khai thác hình ảnh cá nhân. Giữa họ và câu lạc bộ chủ quản luôn có quy định chia lợi nhuận từ khai thác hình ảnh. Đấy là yếu tố quan trọng mỗi khi họ đàm phán, chuẩn bị ký hợp đồng mới hoặc gia hạn hợp đồng với các câu lạc bộ.. Các câu lạc bộ và/hoặc thương hiệu sẽ trả tiền cho vận động viên nếu muốn sử dụng vào các mục đích thương mại cụ thể. Để thiết lập một tổ chức bản quyền hình ảnh cho vận động viên, phải rõ ràng rằng vận động viên ấy có giá trị hình ảnh đối với nhà tài trợ. Khi bản quyền hình ảnh được câu lạc bộ chuyển cho tổ chức nắm bản quyền hình ảnh, tổ chức ấy sẽ là đầu mối giữa câu lạc bộ của vận động viên ấy và các đối tác thương mại có nhu cầu khai thác bản quyền hình ảnh từ vận động viên kia. Tất nhiên, câu lạc bộ cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho đối tác thương mại khi hợp đồng hai bên ký kết, họ chắc chắn các vận động
thì khi một vận động viên chuyển sang câu lạc bộ khác, anh ấy có thể tự (hoặc nhờ người/công ty đại diện cho mình) đàm phán thoả thuận về bản quyền hình ảnh với tổ chức kia. Theo hợp đồng tuyển dụng cơ bản, các câu lạc bộ có một số quyền nhất định để cho phép họ sử dụng một số vận động viên phục vụ cho mục đích thương mại với các đối tác quảng cáo. Tuy nhiên, phạm vi của nó chỉ ở mức hẹp. Hợp đồng thường nêu rõ: “Việc sử dụng hình ảnh của một vận động viên không được phép nhiều hơn trung bình của tất cả vận động viên trong đội hình chính”.
Khi một cầu thủ đến với câu lạc bộ sẽ có 2 hợp đồng, một là hợp đồng lao động, bao gồm thời hạn, lương thưởng, tiền lót tay, phí cho người đại diện; và một thỏa thuận khác, về bản quyền hình ảnh có sự tham gia của bên thứ 3. Tất nhiên, câu lạc bộ cũng sẽ đảm bảo quyền lợi cho đối tác thương mại khi hợp đồng hai bên ký kết.
Việc khai thác hình ảnh vận động viên trong quảng cáo được diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức. Có thể, các hãng muốn sử dụng hình ảnh sẽ kí hợp đồng trực tiếp với các vận động viên thông qua người quản lý hoặc công ty bảo trợ hình ảnh cho vận động viên. Như vậy, hãng đấy sẽ sử dụng hình ảnh vận động viên một cách thoải mái dựa trên các điều khoản của hợp đồng kí kết, nhưng không được phép sử dụng hình ảnh câu lạc bộ quản lý vận động viên đó. Đồng thời câu lạc bộ đó cũng hoàn toàn không có quyền ngăn cấm vận động viên tham gia vào việc sử dụng hình ảnh của mình trong quảng cáo. Hình thức thứ 2, các hãng có thể kí kết hợp đồng quảng cáo với các câu lạc bộ. Theo hình thức này, hãng sẽ được sử dụng hình ảnh của câu lạc bộ cũng như hình ảnh của vận động viên thuộc biên chế của câu lạc bộ đó nếu hãng cần. Đồng thời tiền quảng cáo sẽ chia cho cả câu lạc bộ lẫn vận động viên xuất hiện trên quảng cáo, tỷ lệ phần trăm sẽ tùy thuộc vào hợp đồng ký kết. Như vậy sẽ có 3 bên được hưởng lợi chính từ việc khai thác hình ảnh vận động viên trong quảng cáo đó
là vận động viên, câu lạc bộ quản lý vận động viên và người quản lý hay công ty bảo trợ hình ảnh của chính vận động viên đó.
Về quản lý hình ảnh của vận động viên, hiện nay các câu lạc bộ và chính bản thân vận động viên làm rất tốt việc này như khi xưa có Huỳnh Đức, Tiến Minh, ngày nay có Ánh Viên, Quang Hải, Công Phượng, Bùi Tiến Dũng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và nắm pháp luật về trường hợp này. Dẫn đén những phát sinh tranh chấp không đáng có như trường hợp của Thủ môn Bùi Tiến Dũng và Tiền vệ Quảng Hải nhập nhằng trong quảng cáo.
2.2.1.3. Về mượn vận động viên
Các vận động viên có thể được câu lạc bộ của mình cho câu lạc bộ khác mượn nhưng phải dựa trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng giữa vận động viên và những câu lạc bộ có liên quan. Trong bản hợp đồng này phải nêu rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, quyền và thời hạn sử dụng tạm thời của câu lạc bộ mới đối với vận động viên. Việc cho mượn vận động viên trên cơ sở thỏa thuận được coi như một cuộc chuyển nhượng tạm thời. Các quy định áp dụng trong chuyển nhượng vận động viên cũng được áp dụng vào các trường hợp cho mượn vận động viên, bao gồm cả quy định về bồi thường phí đào tạo - phát triển vận động viên và nguyên tắc phân chia đoàn kết.
Giai đoạn cho mượn tối thiểu phải bằng thời gian giữa hai giai đoạn đăng ký do Liên đoàn thể thao ấn định và tối đa là 01 (một) năm. Khi hết thời