Lợi thế tiềm năng du lịch sinh thái huyện Cần Giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch sinh thái từ thực tiễn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 26)

2.1.1. Giới thiệu khái quát, huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên 71.361 ha,

là huyện duy nhất của thành phố tiếp giáp với biển, có bờ biển dài 23 km bờ biển từ vịnh Đồng Tranh sang Vịnh Gành Rái chạy dài theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, có hệ thống sông ngòi chằng chịt như: sông Lòng Tàu, Cái Mép, Soài Rạp, Đồng Tranh, Gò Gia…Cần Giờ có vị trí như một hòn đảo nằm cách biệt với thành phố bởi các con sông, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía Tây giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang; phía Bắc giáp huyện Nhà Bè là cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp biển Đông.

Điều kiện tự nhiên: Với địa hình mặt đất thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam và khu trung tâm trũng dạng lòng chảo, các gò đất nằm rải rác không cao, được gọi

là “Giồng”. Đặc điểm về thổ nhưỡng là đất phèn, đất mặn, vùng ngập mặn chiếm tới

56,70% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng độc đáo với hơn 52 loài thực vật đặc trưng chủ yếu là cây đước, cây bần, cây mắm…có 137 loài cá, 9 loại lưỡng cư, 31 loài bò sát trong đó 11 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 130 loài chim [15]. Cần Giờ có khí hậu thuộc nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định trung bình 25-290C.

Tổ chức hành chính: Toàn huyện Cần Giờ có 6 xã, 01 thị trấn gồm xã Bình

Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. UBND huyện đang quản lý 12 phòng, ban chuyên môn và 43 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Dân cư: Dân số toàn huyện là 75.452 người (2018), dân cư phân bố không

đều, mật độ trung bình là chủ yếu tập trung theo các cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng, biển như xã Bình Khánh, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Khí chất của người dân Cần Giờ sống giản dị, lạc quan, gần gũi, hiền lành, chịu thương

chịu khó, nhưng anh hùng trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm và luôn có khát vọng vươn lên trong lao động, sản xuất xây dựng quê hương.

2.1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái

Về tài nguyên rừng: với diện tích 33.917 ha, rừng ngập mặn chiếm gần 50% diện tích tự nhiên toàn huyện. Sau giải phóng đất nước rừng bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, nhưng sau hơn 40 năm phục hồi, bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn đã hồi sinh rất đa dạng phong phú, tạo môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên xanh - sạch - đẹp, không khí trong lành. Ngày 21/01/2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”, đây là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tính đến nay, có nhiều sản phẩm du lịch đang được khai thác dựa trên lợi thế về tài nguyên rừng như: nghiên cứu; khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn; giao lưu với hộ giữ rừng; hoạt động trồng, bảo vệ rừng; tham quan hoạt động sản xuất dưới tán rừng; hoạt động sinh hoạt ngoại khóa...v.v..Loại hình này hàng năm thu hút trên 50.000 lượt khách. Hiện nay có 02 đơn vị đang khai thác là Khu du lịch sinh thái Dần Xây và Khu du lịch sinh thái Vàm Sát.

Về tài nguyên biển, sông ngòi, kênh rạch: rất phong phú, đa dạng vì có hệ

thống sông rạch chằng chịt chiếm hơn 22.161 ha là lợi thế, điều kiện phát triển các ngành nghề mang đậm nét của vùng biển như: các ngành nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, diêm nghiệp gắn với dịch vụ du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng. Tận dụng thế mạnh trên, loại hình du lịch tắm biển kết hợp ẩm thực, nghỉ dưỡng được khai thác triệt để với điểm nhấn là Khu du lịch 30 tháng 4 với quy mô 21.616m2, tại đây có 01 chợ hải sản Hàng Dương với 72 tiểu thương kinh doanh hải sản tươi sống, hải sản chế biến, hải sản khô, quà lưu niệm, tạp hóa, ăn uống...01 bãi giữ xe, 01 resort 3 sao, 22 cơ sở ăn uống và cho thuê ghế bố, dù, võng [55]..v.v. với mô hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, ăn uống nói trên đã thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng đã đóng góp đáng kể vào số lượng khách và doanh thu cho sự tăng trưởng của ngành du lịch của huyện. Tận dụng lợi thế về

sông rạch một số hộ dân đã nuôi hàu trên các con sông mang lại giá trị kinh tế khá, đồng thời kết hợp phục vụ ăn uống trên bè nổi, câu cá giải trí và đưa khách đi khám phá cảnh đẹp trên sông nước bằng xuồng và ca nô.

Về tài nguyên du lịch nông nghiệp: Ngoài tài nguyên du lịch sinh thái rừng,

biển, lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, Cần Giờ còn có thế mạnh phát triển du lịch nông nghiệp với một số làng nghề truyền thống hình thành từ lâu đời, đã làm ra sản phẩm nông nghiệp phục vụ khách du lịch như: làng muối ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An và xã Lý Nhơn tạo ra nhiều sản phẩm muối tiêu, nuối ớt, muối tôm, muối thảo dược ngâm chân. Làng nuôi yến sào, làng chiếu nghề truyền thống xã Tam Thôn Hiệp và làng chài Đồng Tranh, xã Long Hòa. Ngoài ra Cần Giờ còn có một số khu nhà vườn, trồng cây ăn trái như: xoài cát Hòa Lộc, mãng cầu tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa. Hiện nay trên các con sông khu vực ven sông, bãi biển là nơi nhiều hộ dân đã nuôi trồng thủy sản sản như nghêu, hào, sò, cua, cá, tôm sú, ốc hương..v.v...không chỉ tiêu thụ tại huyện mà còn cung cấp cho chợ đầu mối và trung tâm thành phố. Năm 2019 Cần Giờ đã công bố 2 thương hiệu được cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu là yến sào, khô cá dứa đây là điều kiện thuận nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp phục vụ du lịch sinh thái trong thời gian tới.

2.1.3.Tài nguyên du lịch nhân văn trong những năm qua được sự quan tâm

của lãnh đạo Thành phố tạo điều kiện cho huyện Cần Giờ phát triển. Dù cách trung tâm thành phố không xa nhưng người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều này không làm kém đi những nét văn hóa, lịch sử, truyền thống rất đặc sắc vốn có của dân Cần Giờ.

Về tài nguyên di tích lịch sử, văn hóa, tính ngưỡng: Gắn với các hoạt động

sản xuất là nét truyền thống văn hóa đặc trưng của cư dân vùng biển. Hiện nay trên địa bàn huyện có 24 cơ sở thờ tự của Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội và 45 cơ sở tín ngưỡng dân gian như: đình, chùa, miếu, lăng…trong đó nhiều nhất là các loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu như: Bà Đen, Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành...vào ngày rằm các tháng trong năm, các ấp, xã trên địa

bàn huyện tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội rất phong phú và đa dạng. Nhìn chung huyện có 7 điểm và trung tâm du lịch và 01 Lễ hội được công nhận theo quy định [48] cụ thể như:

+ Di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ: tọa lạc trên địa bàn xã Long Hòa, cơ

quan chủ quản Phòng Văn hóa Thông tin huyện, với diện tích khoảng 7.000m2. Đây là di chỉ cư trú sản xuất gốm và khu mộ táng của người xưa, thuộc văn hoá khảo cổ học Sa Huỳnh, Óc Eo chủ nhân là cư dân bản địa, thể hiện rõ nét của chủng Mongoloid. Cùng với di cốt người là nhiều hiện vật phong phú về chất liệu, hình loại và công dụng được tìm thấy như: khuyên tai, vòng tay, răng nanh thú, lưỡi câu, lao, rìu làm bằng kim loại…Giồng Cá Vồ được công nhận là di tích khảo cổ học cấp quốc gia theo Quyết định số 06/2000/QĐ-BVHTT, ngày13/4/2000 của Bộ Văn hóa Thông tin. Bên cạnh đó còn có một số di tích khảo cổ học khác như Giồng Am, Giồng Phệt, Giồng Dinh...chưa được công nhận và khái thác.

+ Căn cứ Rừng Sác Cần Giờ: tọa lạc trên địa bàn xã Long Hòa, cơ quan chủ

quản là Bộ Tư lệnh Thành phố, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT, ngày 15/12/2004 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đây là điểm đến du lịch khám phá rừng ngập mặn bằng ca nô đi tìm hiểu lịch sử truyền thống đấu tranh của quân dân Cần Giờ với những chiến công vang dội của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác anh hùng, hằng năm thu hút hơn 240.000 lượt khách.

+ Lăng Ông Thủy Tướng: tọa lạc tại thị trấn Cần Thạnh, cơ quan chủ quản

UBND thị trấn Cần Thạnh, là nơi lưu giữ hình thức cúng rước cá Ông đặc trưng của các tỉnh ven biển. Lễ hội cúng Ông đã hòa quyện với hình thức tâm linh tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo và cả hình thức thờ Thần trong nông nghiệp, nơi đây còn lưu giữ bộ xương cá Ông (cá voi) dài 12m tương đối nguyên vẹn. Lăng với những nét kiến trúc nghệ thuật còn mang nét cổ xưa, có giá trị về lịch sử, văn hóa, Lăng Ông Cần Thạnh được UBND thành phố công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố theo Quyết định số 4966/QĐ-UBND, ngày 27/9/2012.

+ Lễ hội Nghinh Ông rằm tháng tám (tục thờ cúng cá Ông) Đây là sự kiện văn hoá đặc trưng của cư dân vùng biển Cần Giờ, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2013. Lễ hội được Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố tổ chức hằng năm, chỉ riêng năm 2019 Lễ hội đã thu hút hơn 112.000 lượt người tham gia các hoạt động lễ hội.

+ Đình Cần Thạnh: tọa lạc tại thị trấn Cần Thạnh, cơ quan chủ quản UBND

thị trấn Cần Thạnh. Với kiến trúc xưa, những hiện vật, di vật có giá trị hàng trăm năm tuổi gắn liền với di tích. Đình Cần Thạnh được UBND thành phố công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố theo Quyết định số 4837/QĐ-UBND, ngày 27/10/2006.

+ Đình Dương Văn Hạnh: tọa lạc tại xã Lý Nhơn, cơ quan chủ quản UBND

xã Lý Nhơn, đây là nơi thờ phụng vị anh hùng vì nghĩa quên thân đã được bao thế hệ con cháu tại vùng đất Lý Nhơn ca tụng tôn lên thành “Thần không đầu”. Đình Dương Văn Hạnh được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử theo Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 25/6/2009.

+ Đình Bình Khánh và mộ tiền hiền Trần Quang Đạo: tọa lạc tại xã Bình

Khánh, cơ quan chủ quản UBND xã Bình Khánh. Vì có công khai mở đất đai và lập xóm tại vùng nay, ông được xem là thành hoàng của xã Bình Khánh. Sau khi qua đời mộ ông được chôn gần đình, cùng với những giá trị lịch sử nêu trên Đình Bình Khánh được UBND thành phố công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố theo Quyết định số 2231/QĐ-UBND, ngày 02/5/2012.

+ Trung tâm triễn lãm yến sào Việt Nam Việt Linh, tọa lạc tại xã Tam Thôn

Hiệp, cơ quan chủ quản Công ty TNHH yến sào Việt Nam Yến Quân, tại đây có mô hình tham quan trang trại nuôi yến, giới thiệu quy trình chế biến yến, thưởng thức yến…Trang trại Yến Quân hiện có 3 nhà yến, sản lượng bình quân là, 130kg – 150kg/năm yến thô. Được Sở Du lịch thành phố công nhận là điểm mua sắm đạt chuẩn phục vụ du lịch theo Quyết định số 423/QĐ-SDL, ngày 13/6/2017.

Ngoài những điểm và trung tâm du lịch được công nhận nêu trên huyện còn có 6 điểm, khu du lịch chưa được công nhận theo quy định, nhưng đang hoạt động khá hiệu quả trên địa bàn huyện bao gồm :

Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát, hằng năm thu hút hơn 15.000

lượt khách. Khu du lịch 30/4, hằng năm thu hút trung bình hơn 250.000 lượt khách. Khu du lịch sinh thái Dần Xây, hằng năm thu hút 20.000 lượt khách. Khu du lịch sinh thái biển Phương Nam Cần Giờ, hằng năm đón 25.000 lượt khách. Khu du lịch sinh thái Én Việt Cần Giờ với các sản phẩm như trò chơi sông nước, dịch vụ homestay, ăn uống. Resort Cần Giờ với các sản phẩm có dịch vụ ăn uống, lưu trú, mice, hồ bơi, karaoke, massage đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Truyền thống lịch sử. Khi đến với vùng đất này, chúng ta cảm nhận được cuộc sống bình yên với sự chất phát của người dân ở đây. Với những địa danh như Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An....có những câu chuyện, sự tích xa xưa của nó đã đi vào lịch sử dân tộc như: Vùng vịnh Gành Rái, Giồng Ao gắn liền với những sự kiện cuối năm 1858, nhân dân Cần Giờ đã đắp thành bảo vệ pháo đài tiền tiêu Phước Thắng, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp; khởi nghĩa của Trương Công Định và ứng nghĩa của người dân Cần Giờ dưới triều Nguyễn; khởi nghĩa Tây Sơn với những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh đặc biệt là trận thủy chiến trên Thất Kỳ Giang năm 1872 tại cửa sông Cần Giờ. Khu căn cứ Rừng Sác Cần Giờ đã đi vào lịch sử với những chiến công vang dội của đoàn 10 Đặc công Rừng Sác trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ những truyền thống yêu nước của quân, nhân dân Cần Giờ trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, huyện Cần Giờ vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (2000) và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (2005), huyện có xã Lý Nhơn, Cần Thạnh, Long Hòa được tuyên dương xã anh hùng.

2.1.4. Nguồn nhân lực

Đến cuối năm 2018, dân số toàn huyện có khoản 75.452 người, trong đó có 47.522 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,98%, có 36.091 người trong lực lượng

lao động. Giai đoạn 2015-2020 kết quả đào tạo nghề lao động nông thôn là 7.247 người, số lao động được giải quyết việc làm sau đào tạo 6.946 người, đạt tỷ lệ 95,85%. Chất lượng giáo dục các cấp học luôn được giữ vững, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường cao đẳng, đại học của huyện tăng lên hằng năm cụ thể: Năm 2019, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 96,8%, tỷ lệ học sinh đậu đại học, cao đẳng tăng 42,98 năm 2018 lên 68% năm 2019 [16].

Đặc biệt năm 2019 số lao động được đào tạo nghề là 1.371 người đạt 105,46% kế hoạch, tạo việc làm tăng thêm cho 1.256 người lao động, vượt 4,7% kế hoạch; Tỷ lệ lao động làm việc đã qua đào tạo đạt 85,78%, vượt 0,7% kế hoạch [52]. Từ số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực của huyện phục vụ du lịch không thiếu, đủ sức phục vụ tốt ngành du lịch. Nếu chính quyền huyện quan tâm nhiều hơn công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực có định hướng để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển du lịch của huyện.

2.2. Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ

2.2.1. Công tác xây dựng và ban hành các văn bản Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái.

Trong thời gian qua Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái. Nhằm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về du lịch. UBND huyện xây dựng và ban hành kế hoạch số 2572/KH-UBND về phát triển DLST trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020. Đề án số 3020/ĐA-UBND về phát triển DLST huyện Cần Giờ giai đoạn 2017–2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đây là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch sinh thái từ thực tiễn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 26)