Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăngdầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 28)

- Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kết luận chương 1

Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới hiện nay, xăng dầu là một loại nguyên liệu chưa thể thay thế vào có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động kinh doanh xăng dầu là hoạt động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Những quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu đã phần nào phát huy vai trò và có tác động lớn trong việc góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Trong chương này luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh xăng dầu. Chương 1 là nền tảng để từ đó có được cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam nói chung và thực tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG

DẦU TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu

2.1.1. Sự phát triển về các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

Ngày 06 tháng 04 năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh xăng dầu, đây là một trong những văn bản quy định pháp luật về cơ bản có những quy định chặt chẽ về các yêu cầu đối với doanh nghiệp muốn kinh doanh xăng dầu ( về cơ sở vật chất, kỹ thuật…). Nghị định này cũng có những thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế thị trường vào thời điểm đó như: Thay đổi cơ chế định giá thông qua quy định Nhà nước không định giá định hướng (nhưng thực tế là giá bán lẻ cứng), chuyển sang giá do doanh nghiệp định mềm. Về quyền tự chủ của doanh nghiệp, doanh nghiệp được quyền căn cứ vào giá nhập khẩu trên thị trường thế giới, tính đủ giá vốn nhập khẩu, các loại thuế, phí theo luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư phát triển mà quy định mức giá bán. Đồng thời doanh nghiệp được quyền chủ động trong kinh doanh: tự lựa chọn bạn hàng, thời điểm nhập khẩu, thị trường có lợi nhất; chủ động lựa chọn áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, phòng chống rủi ro; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh “lời ăn, lỗ chịu”, làm đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định.dẻo hơn theo tín hiệu của thị trường (cung - cầu, giá thị trường thế giới …). Các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu theo đó chủ yếu về mặt chủ thể kinh doanh mà Nhà nước giữ vai trò độc quyền tham gia thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 55/2007/NĐ-CP hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm : “ xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất

xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; sản xuấ chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu” [8]. Song song với sự phát triển đi lên của nền kinh tế, các quy định của Nghị định số 55/2007/NĐ-CP dần trở nên không còn phù hợp với thực tiễn phát triển, đổi mới và nền kinh tế hội nhập. do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định 84.

Nghị định số 84/2009/NÐ-CP ngày 15-10-2009 thay thế Nghị định số 55/2007/NĐ-CP nhằm tiến đến một quy định áp dụng tiến bộ hơn, tạo điều kiện hình thành môi trường kinh doanh cạnh tranh thông qua việc mở rộng đối tượng chủ thể kinh doanh xăng dầu : Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng, dầu được kinh doanh xăng, dầu; Giá bán xăng, dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước; cách tính giá áp dụng thống nhất theo một công thức tính giá chung do Nhà nước quy định... Cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh xăng, dầu theo Nghị định số 84/2009/NÐ-CP đã có những tác dụng tích cực, đáp ứng yêu cầu về điều hành kinh doanh. Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực thi hành, về cơ bản đã vận hành tốt trong thực tiễn kinh doanh xăng dầu, góp phần khôn nhỏ trong việc ổn định thị trường xăng dầu. Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, do vận hành chưa tốt Điều 27 (giá bán xăng dầu) của Nghị định nên còn có một số bất cập: Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chỉ được quyết định giá bán xăng dầu trong một giai đoạn ngắn (từ khi Nghị định 84 có hiệu lực vào cuối năm 2009 đến tháng 3/2010), còn lại đại bộ phận thời gian giá bán xăng dầu do Nhà nước quyết định. Điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường thay đổi chậm hơn biến

động giá thế giới, giá bán lẻ thấp hơn giá cơ sở gây nên lỗ tích lũy cho doanh nghiệp. Môi trường pháp lý để doanh nghiệp thực hiện tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh bị hạn chế. Thị trường xăng, dầu hiện nay còn có những doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường, luôn tiềm ẩn những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hạn chế tính cạnh tranh. Một trong những ưu điểm của Nghị định 84/2009/NÐ - CP đã tạo ra những hành lang pháp lý cơ bản, nhằm giới hạn các thành phần kinh tế gia nhập thị trường kinh doanh xăng, dầu. Đặc biệt là việc quy định: Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm tổng đại lý cho một thương nhân đầu mối, đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng, dầu cho một tổng đại lý hoặc một thương nhân đầu mối và chỉ được mua bán xăng, dầu với các thương nhân trong hệ thống phân phối của mình để bán cho người tiêu dùng đã mất đi quyền của các tổng đại lý, đại lý được tự do lựa chọn các thương nhân đầu mối có điều kiện cung ứng hàng tốt nhất và có giá cả hợp lý nhất. Quy định đó không những chỉ hạn chế cạnh tranh mà còn tạo ra những độc quyền kinh doanh cho doanh nghiệp đầu mối, tạo sở hở cho việc đầu cơ, gom hàng, ép buộc nhau trong mua bán, trong việc trả hoa hồng..., tạo ra những bất ổn của thị trường trong toàn hệ thống.

Ngày 3/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) và có hiệu lực từ ngày 1/11/2014 đã có những tác động tích cực đối với việc điều hành mặt hàng này cũng như thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh xăng dầu. đã tạo ra được một môi trường pháp lý, có những đổi mới hết sức cần thiết để đưa đến kết quả thành công của việc điều hành thị trường xăng dầu. Nhất quán chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường và cho phép tất cả tất cả các thành phần kinh tế được tham gia kinh doanh xăng dầu và đáng chú ý là đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phân phối xăng dầu. Thực hiện các cam kết trong các hiệp

định song phương về thể chế, mở cửa thị trường, trong dịch vụ và đầu tư về cắt giảm thuế quan... Chính những tác động cộng hưởng đó đã tạo ra những động lực cho kinh doanh xăng dầu phát triển, bảo đảm cân đối cung cầu và an ninh năng lượng trong mọi tình huống.

Tuy nhiên, thực tiễn điều hành 4 năm qua cũng đã bộc lộ một số vấn đề của Nghị định 83/2014/NĐ-CP. Như tính thị trường còn hạn chế, tính tự chủ về giá của doanh nghiệp chưa cao và giá còn lệch pha với thị trường thế giới và vai trò can thiệp của Nhà nước còn khá đậm nét trong điều hành giá xăng dầu 4 năm qua. Cần có những điều chỉnh để phù hợp với cơ chế thị trường hơn, tăng tính cạnh tranh cao hơn về giá vào tạo điều kiện hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các điều kiện, thủ tục cần thực hiện khi các chủ thể muốn tham gia thị trường còn nhiều phức tạp, rườm rà cần đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện cho thị trường mở cửa mạnh hơn.

Qua đó, ngày 15 tháng 01 năm 2018 Chính Phủ ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Mười một điều kiện kinh doanh xăng dầu quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được bãi bỏ bao gồm:

-Điều 5 (quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu);

-Khoản 6 Điều 7 (điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, bỏ điều kiện phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu);

-Điều 10 (điều kiện sản xuất xăng dầu);

-Khoản 1 Điều 24 (điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu, bỏ điều kiện địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Quy định “Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này” (khoản 3 Điều 7).

- Quy định “Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3)” (khoản 4 Điều 7).

- Quy định “Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân” (khoản 5 Điều 7).

- Khoản 5 Điều 41 (cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó).

- Một số nội dung tại Điều 7 về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

-Khoản 3: "Sau 3 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định này".

-Khoản 4: "Sau 2 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối

thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là 3.000 m3".

- Khoản 5:" Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu 4 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân".

Nhằm phù hợp với cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước để kinh doanh xăng dầu có tính cạnh tranh cao hơn về giá và suy cho cùng là để kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế thị trường có hiệu quả hơn. Mở cửa thị trường mạnh hơn cho kinh doanh xăng dầu để tạo cạnh tranh trong lĩnh vực này; thực hiện cải cách mạnh về quản lý giá bằng cách Nhà nước chỉ quy định các quy chế tính giá rồi ban hành các cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ các quy định khống chế về tỷ lệ điều chỉnh giá.

2.1.2. Đánh giá pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam

2.1.2.1. Những ưu điểm của quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay

Một là, mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu được ban hành và có hiệu lực, thị trường kinh doanh xăng dầu nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của các nghị định trước đây, các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu ngày càng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia và thị trường kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề an ninh năng lượng quốc giá, ổn định và phát triển thị trường.

Hai là, thúc đầy sản xuất phát triển và ổn định thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các văn bản pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu ngày càng được hoàn thiện, góp phần xây dựng một hệ thống kinh doanh

xăng dầu, từ thương nhân đến các đơn vị phân phối bán lẻ theo một quy chuẩn, các cơ quan điều hành, quản lý dễ dàng theo dõi.

Ba là, tăng tính cạnh tranh trong thi trường hoạt động kinh doanh xăng dầu. Ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2018/NĐ-CP, tại Nghị định này, Chính phủ đã bãi bỏ hàng loạt điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, đồng thời tăng sức cạnh tranh góp phần tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh. Tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu tăng lên thì việc cung ứng xăng dầu và giá cả sẽ được cải thiện. Giá thành sản phẩm giảm, dịch vụ tốt hơn thì đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.

2.1.2.2. Những nhược điểm của quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu hiện nay

Trong thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội hiện nay, quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu về cơ bản phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Một là, quy định về đầu tư nước ngoài trong kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng. Hiện nay, với xu thế hội nhập và phù hợp với cơ chế mở của của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu muốn đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xăng rằng ngày càng cao. Theo hiệp định WTO đã ký năm 2016, các doanh nghiệp nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến, sản xuất xăng dầu không quy định tại biểu cam kết.Theo quy định hiện nay của pháp luật Việt Nam:

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu đối với dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu mỏ thô; khi ngưng và các loại khác.Trường hợp nhà đầu tư

nước ngoài là Nhà đấu thầu dầu khí theo quy định của Luật dầu khí được quyền xuất khẩu phần dầu khi thuộc sở hữu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 28)