Nguyên tắc định hướng áp dụng đúng quy định về bị hại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bị hại TRONG tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 56 - 59)

Cải cách tư pháp trong tố tụng hình sự được thực hiện theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Việc cải cách Tố tụng hình sự góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng. Mặt khác, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế và trở thành thành viên của nhiều Điều ước quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. Yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Chính vì vậy, trong bối cảnh nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự nói chung và các quy định về bị hại là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện pháp luật phải tuân theo những nguyên tắc nhất định.

Một là, nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” [22]. Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo

của Đảng đối với Nhà nước là yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã hiến định vai trò của Đảng, khẳng định địa vị pháp lý của Đảng chính trị cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do đó, Đảnh lãnh đạo hoạt động của Tòa án cũng như các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước. Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN bao gồm

tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức Đảng trong các cơ quan Nhà nước; quy định những điều kiện pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động lãnh đạo của Đảng; bảo đảm nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước luôn được các cơ quan Nhà nước và mọi cán bộ, công chức tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh. Tòa án là một cơ quan Nhà nước nên Đảng lãnh đạo Tòa án, nhằm bảo đảm hoạt động của Tòa án theo đúng đường lối chính trị, là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Đảng lãnh đạo Tòa án bảo đảm cho Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp hoàn thành chức năng, nhiệm vụ theo luật định, duy trì và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, vì sự công bằng, dân chủ và nghiêm minh trong áp dụng pháp luật.

Việc bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án thông qua chủ trương, chính sách, công tác cán bộ và kiểm tra giám sát bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách và Nhà nước cụ thể hóa thành pháp luật. Nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, Đảng và cán bộ, đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, phải nghiêm chỉnh chấp hành, phải tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, đề cao pháp luật cũng tức là đề cao đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Tòa án nói riêng là bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì Nhà nước không phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không phải là Nhà nước của dân, do dân, vì dân thực sự. Vì đây cũng chính là một đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Hai là, nguyên tắc pháp chế trong Tố tụng hình sự

Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định".

Các cơ quan THTT, những người THTT có trách nhiệm làm rõ và xử lý tội phạm nên các chủ thể này phải tuân theo đúng quy định của BLTTHS. Cơ quan THTT, những người THTT áp dụng các biện pháp mà BLTTHS quy định để giải quyết vụ án là sự thể hiện của nguyên tắc pháp chế. Với nguyên tắc này, mọi chủ thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng phải tuân thủ theo các quy định của BLTTHS, nếu Tòa án áp dụng pháp luật mà không tuân thủ đúng pháp luật tố tụng thì kết quả đó không được pháp luật công nhận. Nguyên tắc pháp chế XHCN trong quá trình xây dựng và áp dụng quy định TTHS làm cho quá trình này diễn ra theo đúng thứ tự, giúp cho quá trình TTHS trong thực tế được vận hành một cách thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Nguyên tắc pháp chế XHCN còn là cơ sở quan trọng cho việc bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia TTHS. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi các cơ quan, người tiến hành tố tụng giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Nguyên tắc này đảm bảo cho cuộc đấu tranh chống tội phạm được kiên quyết, triệt để, bảo đảm giáo dục kẻ phạm tội, đồng thời ngăn chặn việc làm oan người vô tội và ngăn ngừa việc hạn chế các quyền dân chủ của công dân một cách trái pháp luật. Nguyên tắc bảo pháp chế XHCN được ghi nhận là nguyên tắc cơ bản của TTHS, đây không chỉ là nguyên tắc áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự mà còn định hướng cho việc xây dựng pháp luật trong thực tiễn.

Ba là, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân

Điều 8 BLTTHS năm 2015 quy định: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”. Quy định này là để trong quá trình áp dụng

pháp luật Tố tụng hình sự, các chủ thể phải tôn trọng quyền con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân bởi tính nghiêm khắc, uy quyền của pháp luật Tố tụng hình sự, rất dễ xâm phạm đến quyền con người. Trong hoạt động xây dựng pháp

luật tố tụng hình sự, đây là một nguyên tắc cần được nghiêm chỉnh tuân thủ. Bản chất của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước, để đấu tranh phòng chống tội phạm nên có sự bất đình đẳng giữa các bên tham gia. Do đó, khi xây dựng hay hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự, nhà làm luật cần bảo đảm nguyên tắc này để các quy định được ban hành khi thi hành trên thực tế không xâm phạm đến quyền con người.

Bốn là, nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội; bất cứ người nào phạm tội, đủ yếu tố cấu thành tội phạm đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi ban hành văn bản nhà làm luật phải ghi nhận mọi cá nhân đều có vị trí như nhau trong tố tụng hình sự, không có sự phân biệt, đối xử giữa những người phân biệt đôi xử theo các dấu hiệu nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội và các dấu hiệu khác. Dù người đó là ai khi có hành vi phạm tội đều phải nghiêm túc xử lý. Bình đẳng phải được đảm bảo giữa những người tham gia tố tụng, có quyền ngang nhau trong việc đưa ra chứng cứ và yêu cầu, bình đẳng trong quyền nghĩa vụ trọng quá trình giải quyết vụ án nói chung và tại Tòa án nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bị hại TRONG tố TỤNG HÌNH sự từ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)