Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của L-tyrosine lên khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vi củ sâm ngọc linh (panaxvietnamensis ha et grushv ) từ nuôi cấy phôi soma (Trang 54 - 57)

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hƣởng của L-tyrosine lên khả năng

năng hình thành vi củ sâm Ngọc Linh

Tại các nghiệm thức với nồng độ L-tyrosine từ 0,5 g/l đến 2 g/l thì mẫu xuất hiện hiện tƣợng bị đen, không có sự phát triển và xuất hiện mẫu chết nhiều. Cũng nhƣ adenine sulphate, L-tyrosin là amino acid đƣợc cung cấp để kích thích sự phát sinh hình thái, tăng cƣờng sự phát triển thân, lá dẫn đến chồi non phát triển. Tuy nhiên, việc sử dung L-tyrosin với nồng độ quá cao không những gây ức chế tạo chồi mà còn ức chế sự sinh trƣởng và phát triển của mô cấy.

Tiến hành giảm nồng độ L-tyrosine xuống 10 lần so với nồng độ ban đầu thì các nghiệm thức cho thấy có sự hình thành phôi nhƣng không có sự hình thành vi củ.

Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của L-tyrosine lên sự hình thành vi củ từ mẫu phôi soma sâm Ngọc Linh

Nồng độ (g/l) Số vi củ Đƣờng kính vi củ (cm) Khối lƣợng tƣơi vi củ (g) Hình thái vi củ 0 0,27 0,17 0,02 Củ hình chóp nhọn, nhỏ, xanh 0,05 0 0 0 Không hình thành vi củ 0,1 0 0 0 Không hình thành vi củ 0,15 0 0 0 Không hình thành vi củ 0,2 0 0 0 Không hình thành vi củ

Hình 3.3: Ảnh hƣởng của L-tyrosine lên sự hình thành vi củ sâm Ngọc Linh

a: 0 mg/l b: 0,05 mg/l c: 0,1 mg/l

d: 0,15 mg/l e: 0,2 mg/l.

Theo kết quả trình bày ở bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức đối chứng có sự hình thành vi củ còn ở tất cả các nghiệm thức còn lại không có sự hình thành vi củ nhƣng có sự hình thành và phát triển phôi. Ở các nghiệm thức có bổ sung L-tyrosine thì phôi hình thành có màu nâu sữa, một số mẫu có màu nâu sậm, tuy nhiên 2 nghiệm thức bổ sung 0,05 g/l và 0,1 g/l mẫu tƣơng đối

e c

a b

chắc, khi tăng hàm lƣợng L-tyrosine lên 0,15 g/l và 0,2 g/l thì mẫu xuất hiện hiện tƣợng bị xốp, mọng nƣớc. Điều này có thể giải thích do tùy amino acid và hàm lƣợng đƣợc bổ sung vào môi trƣờng sẽ có ảnh hƣởng đến sự hình thành vi củ. Theo nghiên cứu của Kumar và cộng sự (2010) cho thấy L- tyrosine hình thành chồi nhiều nhất trong số các amino acid đƣợc thử nghiệm ở 0,5 mg/l [62]. Bên cạnh đó, L-tyrosine đƣợc xem là nguồn nitrogen hữu cơ thƣờng sử dụng trong môi trƣờng nuôi cấy tế bào thực vật, đƣợc sử dụng để kích thích hình thái trong nuôi cấy tế bào. Mặc dù tế bào có khả năng tổng hợp tất cả các amino acid cần thiết nhƣng sự bổ sung các amino acid vào môi trƣờng nuôi cấy là để kích thích sự tăng trƣởng của tế bào. Các amino acid đã đƣợc sử dụng làm nguồn nitơ hữu cơ trong nuôi cấy một số loài nhƣ cỏ linh lăng, ngô, cao lƣơng, dứa, lúa và các loại cây đơn tính khác để tăng cƣờng sự hình thành và tái sinh phôi soma [63];[64].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển vi củ sâm ngọc linh (panaxvietnamensis ha et grushv ) từ nuôi cấy phôi soma (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)