Chức năng
Bể điều hòa có tác dụng duy trì lưu lượng nước thải vào gần như không đổi, đồng thời nó cũng có tác dụng điều hoà chất lượng dòng thải nhằm khắc
phục sự dao động lưu lượng, chất lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sau. Nước thải trong bể điều hoà được xáo trộn và tránh phân hủy yếm khí bằng sục khí.
Thể tích bể
Chọn loại bể điều hòa hoạt động liên tục, có sục khí, điều hòa cả lưu lượng và chất lượng dòng thải. Dung tích bể điều hòa được tính theo công thức:
V = Qmax .T (m3)
Q: lưu lượng giờ trung bình của dòng nước thải (m3/h) T: thời gian điều hòa nồng độ cần thiết. Ta chọn T = 6 (h) Dung tích chứa nước của bể điều hoà là:
V = 8,3*6 = 50 (m3)
- Chọn chiều cao công tác của bể điều hoà: Hsd = 2,5 m - Chiều cao bảo vệ là: hbv = 0,7 m
- Chiều cao xây dựng: Hxd =3,2 m - Diện tích bể điều hòa: SĐH =
5 , 2 50 sd H V = 20 (m2) - Chiều rộng của bể là L = 3,5 m
- Chiều dài của bể là B = 6 m
Tổng thể tích trong bể : VĐH = 3,5 x 6 x 3,2 = 67,2 (m3)
Tính lượng khí cần cấp cho bể điều hòa.
Lượng khí cần cấp cho bể điều hòa:
Qkk= V*a (m3/phút) Ta chọn ống tạo ra 2 dòng tuần hoàn trong bể.
V: thể tích bể điều hòa (m3)
Chọn a = 0.02 (m3 khí/m3 nước/ phút) [15]
Qkk = 50 x 0,02 = 1 m3/phút.
Sử dụng máy thổi khí để cấp khí cho bể điều hòa