Các điều kiện có hiệu lực của di chúc:

Một phần của tài liệu Bài 1 - Một số vấn đề về nhà nước và pháp luật pptx (Trang 32 - 33)

-Người lập di chúc phải có năng lực hành vi (đ650)

Mọi người đều có quyền lập di chúc nếu đủ 18 tuổi trở lên. Người đủ 15 nhưng chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý ở đây là đồng ý cho lập nhưng về nội dung thì họ được toàn quyền quyết định.

-Di chúc phải thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại di sản.

Chú ý: trong trường hợp chỉ một số điều trong nội dung di chúc không phù hợp với pháp luật thì chỉ riêng những điều đó bị coi là không có giá trị pháp lý còn những điểm khác vẫn có giá trị pháp lý.

-Hình thức của di chúc phải tuân theo những quy định của pháp luật ( di chúc viết và miệng ). -Di chúc viết phải được cơ quan công chứng hoặc uỷ ban nhân dân chứng nhận.

-Di chúc miệng chỉ được công nhận khi người lập di chúc ở trong tình trạng tính mạng bị đe doạ và phải được thể hiện ý chí của mình trước mặt hai người làm chứng, ngay sau đó những người làm chứng phải chép lại cùng kí tên và điểm chỉ. Sau 3 tháng người lập di chúc còn minh mẫn sáng suốt thì di chúc bị miệng bị huỷ bỏ.

Chú ý: do người lập di chúc khi còn sống có quyền thay đổi quyền định đoạt nên họ có thể để lại nhiều bản di chúc có nội dung khác nhau thì di chúc sau cùng có giá trị pháp lý. Nếu di chúc sau không nói sẽ huỷ bỏ những di chúc trước thì di chúc trước sẽ bị huỷ bỏ những điều không phù hợp với nội dung bổ xung hoặc cụ thể hoá của di chúc lập trước thì cả hai di chúc điều có giá trị pháp lý.

a. Khái niệm:

Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những người sống không theo di chúc mà theo quy định của pháp luật.

b. Các điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật:

-Người chết không để lại di chúc hoặc có lập di chúc nhưng không hợp pháp.

-Người thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, cơ quan tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

- Người chết có để lại di chúc nhưng có phần di sản không định đoạt trong di chúc hoặc có liên quan đế phần của di chúc không hợp pháp

- Những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản hoặc khước từ hướng di sản. c. Hàng thừa kế

Căn cứ vào mức độ gần gũi, trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người để lại di sản, pháp luật thừa kế ở nước ta đã chia những người thuộc diện thừa kế thành 3 hàng

 Hàng thừa kế thứ 1: Vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết

 Hàng thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết

 Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, gì ruột của người chết, cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột và chị ruột.

Một phần của tài liệu Bài 1 - Một số vấn đề về nhà nước và pháp luật pptx (Trang 32 - 33)