6. Kết cấu luận văn
1.4.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh (BSCI - Business Social Compliance Initiative) ra đời năm 2003 theo đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở châu Âu.
Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể.
Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bộ Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Các nội dung chính của BSCI bao gồm:
- Nội dung 1: Tuân thủ pháp luật
- Nội dung 2: Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể - Nội dung 3: Cấm phân biệt đối xử
- Nội dung 4: Lương bổng - Nội dung 5: Thời giờ làm việc
- Nội dung 6: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc - Nội dung 7: Cấm sử dụng lao động trẻ em
- Nội dung 8: Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỉ luật - Nội dung 9: Các vấn đề về an toàn và môi trường
- Nội dung 10: Hệ thống quản lý
Có thể thấy Bộ Qui tắc ứng xử BSCI là những nội dung cơ bản mà một doanh nghiệp nên sử dụng khi thực hiện trách nhiệm xã hội DN. Việc áp dụng BSCI sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các DN như cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.