Quản lý vốn bằng tiền
Tiền mặt là một bộ phận của VLĐ nhưng có tầm quan trọng đặc biệt bởi các đặc trưng riêng của nó. Nếu dự trữ quá lớn sẽ làm tăng chi phí, còn nếu dự trữ quá ít sẽ hạn chế khả năng thanh toán, làm gia tăng rủi ro tài chính. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt hơn quỹ tiền mặt của Công ty Mai Vân, đảm bảo có đủ lượng tiền thanh toán cần thiết nhưng lại không bị lãng phí. Do vậy Công ty Mai Vân chỉ nên dự trữ lượng vốn này đủ để đáp ứng nhu cầu chi trả trong ngắn hạn, phần còn lại nên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm mục đích đa dạng hóa đầu tư, tăng tính sinh lời của tài sản và phân tán rủi ro, tận dụng triệt để nguồn vốn của công ty, tránh ứ đọng vốn.
Quản lý hàng tồn kho
Tích cực đôn đốc, kiểm soát các chi nhánh đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế bán hàng, định mức tồn kho và quy trình quản lý cấp bán hàng, thu tiền theo đúng quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để cùng
với các chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ được giao, tổng kết rút kinh nghiệm công tác tiêu thụ hàng năm;
Công tác tiêu thụ phải bám sát thị trường, phân tích, dự báo thị trường để làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch mua sắm vật tư, hàng hóa sát với thực tế;
Trong điều kiện thị trường không thuận lợi, Công ty Mai Vân cần chủ động hơn nữa để đề ra những cơ chế, chính sách bán hàng, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo tồn kho là thấp nhất; tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ sản phẩm, duy trì và củng cố các kênh tiêu thụ hiện có, tiếp tục tìm kiếm mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tận dụng tốt các nguồn lực để đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Tăng cường công tác phát triển, bảo vệ thương hiệu, đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu Công ty Mai Vân
Chủ động kiểm tra, kiểm soát các chi phí, kiểm toán nội bộ, việc chấp hành các quy chế, quy định của Công ty, thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, không để phát sinh công nợ khó đòi;
Tích cực tìm kiếm và khai thác thêm thị trường mới để chủ động cung cấp hàng hóa với giá và mức dự trữ thấp nhất.
Quản lý các khoản phải thu
Quản lý các khoản phải thu là một trong những công tác quan trọng nhất trong việc đẩy nhanh trong việc luân chuyển VLĐ ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty Mai Vân nói riêng. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ. Trong cơ chế thị trường, bán hàng trả chậm là tất yếu nhưng cần phải có sự quản lý chặt chẽ các khoản phải thu. Nếu để cho khách hàng chiếm dụng vốn lớn thì Công ty Mai Vân sẽ vừa thiếu vốn
kinh doanh vừa phải chịu thiệt hại về chi phí vốn. Do việc tiêu thụ thường theo đơn đặt hàng nên trong các hợp đồng ký kết thì Công ty Mai Vân nên quy định rõ phương thức và thời hạn thanh toán cụ thể, đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng hạn đồng thời vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Công ty nên cử cán bộ chuyên trách khâu thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ khó đòi thì cần có biện pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc để thu hồi nợ đúng hạn. Quy định thời hạn thanh toán trong một thời gian nhất định, nếu quá hạn thì chủ nợ phải chịu phạt bằng cách tính theo lãi vay nhất định. Những khoản nợ không có khả năng thu hồi thì có thể xóa sổ để khỏi tốn kém chi phí theo dõi, quản lý. Việc thu hồi các khoản phải thu nhanh chóng sẽ giúp Công ty Mai Vân nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cũng như giảm được các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý nợ phải thu.