Tác động do nhiệt dư

Một phần của tài liệu Le-Thi-Phuong-Anh-MT1801Q (Trang 38)

3. Ý kiến của giảng viên chấm phản biện

2.6 Tác động do nhiệt dư

Các nguồn nhiệt dư chủ yếu phát ra từ hệ thống lò sấy giày. Khi vận hành các lò sấy sẽ làm gia tăng nhiệt độ cục bộ tại các khu vực đặt thiết bị ở đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Do đó, các nhà máy giầy cần trang bị các hệ thống quạt thông gió, quạt công nghiệp, quạt hút nhằm đảm bảo thông thoáng nhà xưởng.

Đặc trưng là ngành sản xuất với số lượng lớn công nhân, việc áp dụng các giải pháp quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm nhằm đảm bảo môi trường lao động cho công nhân viên là điều cần thiết cho tất cả các nhà máy giày, đây sẽ là yếu tố cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất giày nói riêng và xã hội bền vững nói chung.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄMMÔI TRƯỜNG NGÀNH SẢN XUẤT GIÀY 3.1 Giải pháp quản lí môi trường

3.1.1 Chính sách môi trường của ngành da giày

Tuân thủ yêu cầu của pháp luật, các quy định tương ứng cũng như những yêu cầu khác về môi trường áp dụng cho mọi hoạt động của công ty da giày

Cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Đẩy mạnh các biện pháp giảm thiểu môi trường có hiệu quả

Luôn nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ Môi trường hiện tại và trong tương lai cho tất cả các cán bộ công nhân viên

3.1.2 Mục tiêu quản lí môi trường

Mục tiêu quản lí môi trường

Đầu vào

Tiết Nâng cao

kiệm chất lượng nguyên sản phẩm nhiên vật đa dạng liệu hóa chủng loại Đầu ra Kiểm soát ô nhiễm giảm lượng phát thải và tác động môi trường Tái sử dụng,tái chế phế phẩm

Hình 3.1: Mục tiêu quản lí Môi trường ngành sản xuất giày

Mục tiêu đầu vào: Tiết kiệm nguyên liệu đầu vào là mục tiêu được áp dụng cho

đầu vào của từng giai đoạn. Với tính chất của việc sản xuất giày nguyên liệu đầu vào da (vải), mực in, keo dán,điện năng,..ở từng công đoạn tương đối lớn và rất khó kiểm soát. Vì vậy, tiết kiệm là điều cần thiết. Nó làm giảm chi phí sản xuất

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG mang lại hiệu quả kinh tế, giảm chất thải ra môi trường, giảm chi phí xử lí cũng như giảm tác hại đến môi trường.

Mục tiêu đầu ra: Nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hóa chủng loại thực hiện đổi mới công nghệ, máy móc cũng như nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm tốt.Kiểm soát ô nhiễm, giảm phát thải, giảm tác động môi trường

- Giảm tác động của khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí - Giảm tác động của bụi gây ra cho công nhân

- Giảm tác động của tiếng ồn - Giảm tác động của nhiệt dư

3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Vấn đề môi trường là vấn đề chung của toàn cầu, chính vì vậy việc bảo vệ môi trường chính là nhiệm vụ của mỗi một cá nhân. Để thực hiện mục tiêu quản lí, cần có các phương án đề xuất giảm thiểu nguồn tác động tới môi trường:

 Giải pháp kĩ thuật thông gió phòng chống ô nhiễm không khí, cải thiện môi trường lao động cho công nhân sản xuất giày

 Áp dụng các biện pháp giảm tác động của tiếng ồn sinh ra trong quá trình sản xuất

 Xây dựng hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt  Tăng tỉ lệ cây xanh trong khuôn viên nhà máy.

3.2.1 Giải pháp kĩ thuật thông gió phòng chống ô nhiễm không khí,cải thiệnmôi trường môi trường

3.2.1.1 Các giải pháp chống nóng

Muốn cải thiện được điều kiện làm việc trong ngành sản xuất da giày phải tiến hành nhiều biện pháp. Trước hết là biện pháp công nghệ và tổ chức: Bố trí mặt bằng hợp lí, sắp xếp, đảm bảo mật độ người máy theo tiêu chuẩn quy định.

Do lượng nhiệt truyền vào chủ yếu do nhiệt bức xạ mặt trời nên các giải pháp chống nóng cho phân xưởng giày cũng tập trung để hạn chế yếu tố này

a, Giảm nhiệt bức xạ mặt trời

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG - Để giảm lượng nhiệt truyền vào công ty da giày giải pháp đưa ra phổ biến là làm trần chống nóng. Các nghiên cứu cho thấy lượng nhiệt truyền vào nhà có trần sẽ có thể giảm được khoảng 65%.

- Có thể giải pháp khác cũng rất hiệu quả là phun nước trên mái.Ưu điểm của nó là không làm nặng kết cấu mái, có hiệu quả ngăn bức xạ mặt trời và kinh tê hơn các giải pháp khác.

b, Thông gió

Thông gió là giải pháp chủ yếu để giải tỏa lượng nhiệt so tác động tổng hợp của các nguồn nhiệt phát sinh ra.

3.2.12 Giải pháp chống hơi khí độc

Nồng độ khí độc ngành sản xuất da giày ở các gai đoạn có sử dụng hóa chất hầu hết đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Ở đây các dây chuyền mới hầu như không có nguồn hơi khí độc tập trung. Vì vậy không thể thông gió cục bộ cho các nguồn này. Thông gió pha loãng là giải pháp hữu hiệu để làm giảm nồng độ hơi khí độc trong nhà xưởng. Cần phải bố trí các luồng gió thổi mát cần phải thiết kế sao cho luồng không khí không đưa hơi khí độc đi qua vùng thở của công nhân trước khi pha loãng vào môi trường không khí trong nhà xưởng. Đồng thời, các công nhân cần được cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang hoạt tính chống độc, găng tay.

3.2.1.3 Giải pháp chống bụi, khí thải

Bụi không phải là nguồn ô nhiễm lớn trong các phân xưởng giày da. Tuy nhiên nếu không xử lí tại nguồn phát sinh, nó sẽ gây ảnh hưởng và tác hại không nhỏ. Vì mật độ người lao động trong phân xưởng khá cao, hệ thống thông gió chung dễ dàng phân tán bụi khắp các phân xưởng.

Cần áp dụng một số các nguyên tắc sau trong các nhà máy sản xuất giày: - Lựa chọn kiểu chụp hút không được vướng thao tác công nghệ

- Càng bao kín được nguồn phát sinh bụi càng tốt. Trường hợp không thể bao kín thì bố trí miệng hút càng gần nguồn sinh bụi càng tốt. Vì khi khoảng cách tăng gấp đôi thì lưu lượng không khí phải tăng gấp 4 lần và do vậy lượng điện tiêu thụ cũng tăng.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG - Luồng không khí sạch phải đi qua vùng thở trước khi vào chụp hút

3.2.2 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

Muốn chống tiếng ồn trong sản xuất công nghiệp giày phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Công tác chống tiếng ồn phải được nghiên cứu từ khi lập quy hoạch tổng mặt bằng đến chế tạo các máy móc.

 Thay thế các máy móc cũ, lạc hậu bằng các thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên việc thay đổi các trang thiết bị máy móc mới này còn phụ thuộc vào một phần điều kiện kinh tế của mỗi doanh nghiệp.

 Thực hiện đúng lịch tu sửa: xem xét, kiểm tra thường xuyên hằng ngày hằng tuần,tiểu tu,trung tu theo định kì nghiêm ngặt. Làm vệ sinh, bôi trơn dầu mỡ đúng hạn. Các chi tiết mòn, không kín khít, bị mẻ, sắp hư hỏng phải có phương án thay thế kịp thời.

 Cần có thiết bị bảo vệ tai cho công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn cao như trong giai đoạn: may, gò ráp. Đây là những khu vực có độ ồn cao nhất và gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều nhất cho công nhân làm việc.  Tăng cường tự động hóa, giảm bớt số lượng công nhân ở những nơi có

nguy cơ gây ra tiếng ồn hoặc làm giảm bớt thời gian lưu lại làm việc ở môi trường ồn. Muốn vậy phải lập đồ thị làm việc của công nhân để họ có những giờ nghỉ ngắn hạn giảm mệt nhọc khi làm việc

 Hằng năm, thực hiện đo thính lực cho toàn bộ số công nhân đang làm trong xưởng sản xuất giày để có biện pháp giảm nguy cơ bệnh điếc.

3.2.3 Tăng tỉ lệ diện tích cây xanh

Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát tán bụi, tiếng ồn, làm nhiệt độ môi trường khu vực

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG

Bảng 3.1: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh

Loại cây Tổng diện tích lá (m2) Tổng lượng bụi

giữ trên lá ( Kg )

Phượng 86 4

Dụ 66 18

Liễu 157 38

Bụi cây đinh hương 11 1.6

Tần bì 195 30

Ngoài tác dụng nâng cao vẻ đẹp mỹ quan, tạo bóng mát, cây xanh còn để cải thiện chất lượng không khí, giảm bớt ô nhiễm. Cây xanh có thể giảm ô nhiễm khí độc hại (cản khói, ngăn bụi) trong môi trường không khí từ 10-35%.

3.3. Các phương pháp xử lí chất thải3.3.1. Đối với bụi và khí thải 3.3.1. Đối với bụi và khí thải

Biện pháp xử lý bụi từ công đoạn mài

Nguyên lý hoạt động của hệ thống như sau:

Bụi Chụp hút bụi

xyclon

Khay chứa bụi

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lý bụi cho máy mài biên

Các hạt bụi xuất hiện công đoạn mài biên đế giày sẽ được hút trực tiếp bằng ống dẫn làm bằng sắt có gắn động cơ về hệ thống lọc bụi xyclon lắp ở phía ngoài nhà xưởng.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG Bụi được tách ra khỏi hỗn hợp khí bằng lực ly tâm khi dòng khí chuyển động tròn theo thành rớt xuống đáy xyclon. Lượng bụi này được thu gom, lưu giữ tạm thời tại khu lưu trữ CTNH trước khi được đưa đi xử lý bởi đơn vị có chức năng về xử lý CTNH.

Xử lí hơi dung môi hữu cơ

Nhằm giảm nồng độ cho các dung môi hữu cơ tại công đoạn bồi vải, bôi keo mũ giầy, bôi keo-gia công đế, lắp ráp sản phẩm, phun sơn, xi. Biện pháp ít tốn kém thường được áp dụng ở nhiều cơ sở sản xuất là dùng hệ thống thông gió chung hoặc thông gió cục bộ để pha loãng khí ô nhiễm. Tuy nhiên, biện pháp này không làm giảm được tải lượng phát thải chất ô nhiễm môi trường, do đó, các nhà máy giày cần thiết xây dựng hệ thống thu gom và xử lý hơi dung môi hữu cơ bằng tháp hấp phụ với vật liệu hấp phụ là than hoạt tính.

Chụp hút hơi dung môi Tháp hấp phụ bằng than hoạt tính

Ống phóng không

Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải bằng than hoạt tính

Đường ống hút khí

Chụp hút Vùng phát sinh

hơi dung môi

Lớp than hoạt tính Tháp hấp phụ Ống phóng không Quạt hút

Hình 3.4: Sơ đồ minh họa hệ thống xử lý hơi dung môi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG Hơi dung môi phát sinh từ khu vực sản xuất được thu gom vào HTXL khí thải bằng phương pháp hấp phụ. Dưới tác dụng của quạt hút, hỗn hợp khí thải được đưa đến buồng hấp phụ của tháp hấp phụ. Tại đây, không khí có chứa dung môi hữu cơ sẽ được hấp phụ bằng than hoạt tính, đảm bảo xử lý 98% hơi dung môi có trong khí thải trước khi thải ra ngoài theo ống phóng không của hệ thống xử lý.

3.3.2 Đối với chất thải rắn sản xuất

- Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn - Chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích

- Làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn

Ngoài ra có các phương pháp khác giảm thiểu và xử lí các nguồn thải: Tiêu hủy,thu gom,tái chế,tái sử dụng,…

a.Tái chế,tái sử dụng

Thành phần rác thải của ngành giày da gồm: da phế thải,vải vụn, giấy,cao su, mút xốp,nhựa keo dán

Giấy, cao su, nhựa thì đem đi tái chế; còn da phế thải,vải vụn, mút xốp, keo dán thì đem đi đốt hoặc chôn lấp.

Sự lựa chọn công nghệ để tái chế phải phù hợp với kinh tế - xã hội, tính hiện đại,tính kinh tế và đặc điểm của chất thải.

b.Tái chế nhựa

Tái chế nhựa là một hoạt động đã ra đời từ lâu và khá phát triển. Hoạt động tới chế này mang nhiều tích cực và lợi ích:

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

- Góp phần làm giảm lượng đáng kể rác thải khó phân hủy - Giảm chi phí xử lí rác

- Hạn chế khai thác các tài nguyên để làm nguyên liệu sản xuất - Đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà nước

Ngành sản xuất tái chế nhựa ở nước ta thực chất là một ngành kĩ thuật về da công chất dẻo sử dụng đầu vào là các nguyên liệu thô. Công đoạn tái chế nhựa chủ yếu là từ phế liệu nhựa qua quá trình xay nghiền tạo hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất gia công các sản phẩm nhựa.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG Các cơ sở tái chế thường được tập trung chủ yếu ở các làng nghề hoặc các khu dân cư nên quy mô nhỏ. Nguyên liệu sản xuất chỉ đủ tự cung cấp cho cơ sở của mình.

Vì vậy về cơ bản nhựa nước ta chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa gần như toàn bộ nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm nhựa đều phải nhập từ nước ngoài.

Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kĩ thuật là chính. Sản phẩm đa dạng phong phú phục vụ cho nhiều đối tượng. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa. Chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam chỉ đạt 10 kg/đầu người )

Nhựa được làm từ dầu một nguyên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt trong nay mai. Do vậy, chúng ta sử dụng vật liệu như nhựa phải tái chế và tái sử dụng hơn là tiếp tục khai thác năng lượng

Việc tái chế nhựa giúp ngưng tình trạng thải bỏ nhựa thải vào bãi chôn lấp và là nhựa thải có thể được dử dụng để tạo nên một sản phẩm mới. Giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất ra sản phẩm nhựa

*) Quy trình tái chế nhựa:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG Phế liệu nhựa PVC Máy xay,bằm ( phân loại ) ( rửa sạch ) Sân phơi (sân phơi) Máy tạo hạt Máy ép thổi định hình Sản phẩm Thị trường Hạt nhựa chính phẩm

Hình 3.5 Sơ đồ quá trình tái chế nhựa

c, Tái chế cao su

Cao su là một trong những nguyên liệu có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của nền kinh tế với các quốc gia. Trên Thế giới các quốc gia công nghiệp hàng đầu đều là những quốc gia sản xuất và tiêu thụ cao su lớn nhất

Cao su thải từ ngành giày da sẽ được thu hồi về tái chế ra các sản phẩm như sân bóng,gạch lót vỉa hè,…Tại các cơ sở tái chế cao su phế thải được nghiền trộn với các chất phụ gia lưu hóa rồi đúc để tạo sản phẩm mới hoàn chỉnh.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DL HẢI PHÒNG

*) Quy trình tái chế cao su

Cao su phế thải Nghiền Tách vải

Đúc Lưu hóa Trộn chất phụ gia

Hình 3.6: Sơ dồ quá trình tái chế cao su 3.3.3 Đối với nước thải

Nước thải sinh hoạt có nồng độ BOD, COD cao vì nó chứa nhiều hợp chất hữu cơ,chất dinh dưỡng, do đó cần thiết xây dựng hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt.

Nước thải sinh hoạt

Bể điều hòa

Đơn vị thu gom

Bể xử lí sinh học thiếu khí và hiếu khí Bể chứa bùn Bể lắng Bể chứa Thiết bị trung lọc gian Bể khử trùng Hệ thống thoát nước chung

Một phần của tài liệu Le-Thi-Phuong-Anh-MT1801Q (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w