Ngôn ngữ và chất liệu dân gian: 1 Ngôn ngữ:

Một phần của tài liệu Kiến thức lớp 11 Thương vợ - của Tú Xương –phần4 docx (Trang 32 - 36)

III. NGHỆ THUẬT THƠ VĂN TRẦN TẾ XƯƠNG:

2.Ngôn ngữ và chất liệu dân gian: 1 Ngôn ngữ:

2.1. Ngôn ngữ:

Tú Xương là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Ngôn ngữ

giản dị, chính xác, uyển chuyển, gợi hình và có tính chất dân gian ( Ði hát mất ô) được xem là bài duyên dáng, hóm hĩnh, độc đáo của Tú Xương vì

ông đã thể hiện được cái thần của bài thơ.

Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, tươi mát, tự nhiên mà vẫn thanh nhã, óng chuốt. Mấy câu sau đây như lời nói ở cửa miệng, không thêm bớt mà rất chân thành:

Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà,

Trước nhà có miếu, có cây đa

Cửa hè sân ngõ chừng ba thước,

( Ông ấm Ðiềm)

Hoặc đây là cách nói ngang tàng nhưng rất tự nhiên:

Gái tơ đi lấy làm hai họ

Năm mới vừa sang được một ngày

( Viếng cô Ký)

Hai họ là vợ hai, đối với Một ngày tức mùng một tết. Vậy câu thơ chỉ giữ cái vỏ của phép đối mà vượt qua những ràng buộc khác khiến cho lời thơ của Tú Xương không những êm tai, sướng miệng mà còn rất độc đáo, có

giá trị châm biếm cao.

2.2.Chất liệu dân gian:

Nhiều thành ngữ dân gian, ca dao đã đi vào thơ Tú Xương bằng sự sáng

Các thành ngữ như :Học đã sôi cơm, thi không ăn ớt, vuốt râu nịnh vợ, quắc mắt khinh đời, năm nắng mưới mưa, thân cò lặn lội . . . đã được Tú

Xương vận dụng khá độc đáo trong thơ.

Vuốt râu nịnh vợ con bu nó

Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.

Tú Xương rất am hiểu ca dao, nhiều câu ca dao còn thể hiện cái tình tứ,

duyên dáng, hóm hỉnh của nhà thơ.

Ai ơi còn nhớ ai không?

Trời mưa một mảnh áo bông che đầu

Nào ai có tiếc ai đâu

Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô?

Người đi tam đảo, ngũ hồ.

Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình.

Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ

( Áo bông che đầu) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. KẾT LUẬN:

Về nội dung, thơ trào phúng và trữ tình của Tú Xương có giá trị hiện thực

cao. Thơ Tú Xương là tiếng nói, là nỗi lòng của tầng lớp nho sĩ đang đứng

giữa thời cuộc không đành tâm theo giặc cũng không cầm vũ khí chống giặc.

Về nghệ thuật, cả hai mặt trào phúng và trữ tình, Tú Xương xứng đáng là

nhà thơ lớn của dân tộc, xứng đáng được Yên Ðỗ ( Nguyễn Khuyến) nhà thơ cùng thời xếp vào loại thi hào bất tử :

Kìa ai chín suối Xương không nát

Một phần của tài liệu Kiến thức lớp 11 Thương vợ - của Tú Xương –phần4 docx (Trang 32 - 36)