Định hướng phát triển vận tải biển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 123 - 126)

ngành vận tải biển của các quốc gia cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh của ngành VTB VN là ngành VTB của các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với ngành VTB VN về vận tải hàng hóa XNK bằng đường biển ở VN. Mỗi quốc gia cạnh tranh, tùy theo đặc thù VTB mỗi nước, áp dụng các cách thức định hướng phát triển VTB khác nhau nhằm nâng cao NLCT ngành VTB. Điển hình có:

4.1.2.1. Tập trung vào việc tăng các lợi thế nguồn lực vận tải biển

Khai thác các tiêu chí cạnh tranh về các lợi thế nguồn lực VTB nhằm tạo ra các lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho ngành VTB từng quốc gia, phù hợp với điều kiện nguồn lực VTB sẵn có, bằng các cách thức khác nhau như:

- Phát triển mạnh các tàu siêu trọng và tăng trọng tải bình quân của tàu (phát triển đội tàu VTB về quy mô vận tải). Điển hình có Nhật Bản, Singapore và tiếp theo là Trung Quốc, với định hướng phát triển đội tàu siêu trọng từ 200000-

300000 DWT. Thế hệ các tàu siêu trọng được hình thành nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ đóng tàu biển, ngày càng có nhiều con tàu có tải lớn và siêu lớn. Năm 2000, thế giới mới xuất hiện tàu hàng có trọng tải lớn nhất là 200000 DWT hoặc tàu container 7.000 Teu, nhưng hiện nay đã có khả năng đóng các tàu hàng trọng tải 300000 DWT hoặc tàu container trên 15.000 Teu. Hơn nữa, về mặt kinh tế vận doanh, chi phí vận tải giảm tỷ lệ nghịch với trọng tải của tàu, đặc biệt đúng đối với các tuyến vận tải xa. Do đó, để tăng sức cạnh tranh, các quốc gia VTB đều đang tích cực nâng cấp trọng tải và đóng mới các tàu có trọng tải lớn và siêu lớn.

Tăng trọng tải tàu dẫn tới hướng cạnh tranh giảm mạnh giá cước vận tải, tăng khả năng khai thác tiềm năng vận tải tàu, tăng hiệu quả khai thác tàu do giảm chi phí trên tấn trọng tải như chi phí quản lý, thuyền viên, nhiên liệu, phí cảng, phí quản lý…

- Phát triển đội tàu VTB theo hướng cải thiện tốt hơn tình trạng kỹ thuật công nghệ đội tàu, tính cơ động, tự động hoá và tăng tốc độ tàu. Điển hình có Mỹ, Nhật Bản và Singapore với việc hình thành đội tàu thế hệ mới và công nghệ hiện đại. Việc tăng tốc độ tàu bằng các giải pháp đổi mới kỹ thuật công nghệ dẫn tới rút ngắn thời gian chạy tàu, thời gian đưa hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Xu hướng này thể hiện rõ nét ở tàu chợ (liner) và tàu chuyên môn hoá (container hoặc tàu dầu). Việc tăng tốc độ tàu, tăng khả năng cơ động sẽ giảm đáng kể các chi phí tàu về con người, nhiên liệu, sửa chữa, giảm các tổn thất về con người, tàu và hàng hoá.

- Phát triển đội tàu VTB theo hướng chuyên dụng hoá: đặc biệt tàu container và tàu dầu, xu hướng này đặc biệt phát triển mạnh ở các quốc gia có ngành VTB phát triển mạnh và đội tàu khai thác tuyến quốc tế dài như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là một trong những định hướng nổi bật nhất của ngành VTB các quốc gia, với việc hình thành các đội tàu container, tàu dầu, tàu hàng rời chuyên dụng. Định hướng này thể hiện ở việc xuất hiện và phát triển các chủng loại tàu chuyên dụng và cảng biển chuyên dụng như: tàu hàng rời chuyên dụng, tàu dầu chuyên dụng, tàu container, tàu khí hoá lỏng. Chiếm tỷ trọng lớn và rõ nhất là định hướng “container hoá toàn cầu” về tàu biển và cảng biển của

tất cả các quốc gia VTB trên thế giới. Ưu điểm nổi bật của container hoá là sự chuyên môn hoá công nghệ đóng hàng, công nghệ xếp dỡ tại cảng chuyên dụng và conatiner hoá đội tàu vận tải trên thế giới, giảm đáng kể chi phí vận tải và tăng hiệu quả VTB rõ rệt. Định hướng container hoá toàn cầu bắt đầu từ những năm 1990 và hiện nay vẫn đang là xu thế thời đại của VTB. Các số liệu thống kê đều đưa tới một kịch bản chung có mức tăng trưởng cao đối với vận tải hàng hóa container, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của các loại hàng hóa khác. Tốc độ phát triển loại hàng hóa container các nước cao gấp 1,5 lần tốc độ tăng trung bình của các loại hàng hóa khác như hàng rời, hàng lỏng.

4.1.2.2. Phát triển mạnh về cảng biển nhằm tận dụng các lợi thế hỗ trợ cho cạnh tranh ngành vận tải biển của các quốc gia

- Phát triển cảng biển nước sâu. Điển hình có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore với định hướng phát triển cảng nước sâu chuyên dụng hay cảng lớn được tập trung phát triển theo hướng tăng quy mô và công suất cảng để thích hợp với tàu lớn, và sẽ xuất hiện loại tàu cực lớn (Super Post Panamax) trọng tải hơn 14.500 Teu so với tàu hiện nay (Panamax, Post Panamax) chở từ 6.000 Teu đến 9.000 Teu. Đồng thời, phát triển cảng trung chuyển quốc tế để chuyển tải từ các tàu nhỏ sang tàu lớn khi vận tải các tuyến xa và ngược lại.

- Phát triển cảng trung chuyển. Điển hình có Singapore với định hướng hình thành các tổ hợp cảng siêu lớn như trung tâm trung chuyển hàng hoá trên thế giới của Singapore, các cảng lớn sẽ thiết lập hệ thống phân loại hàng hóa có tốc độ xử lý nhanh, gắn với các trung tâm hậu cần (logistic), được nối kết bằng tàu hoả với các trung tâm container nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển và các quốc gia không có biển phát triển, nhằm tạo chân hàng vững chắc cho các cảng biển trung tâm. Tập trung đầu tư phát triển vào một số cảng lớn nhằm gia tăng lượng hàng của mỗi quốc gia như Trung Quốc hình thành các cảng siêu lớn làm trung chuyển giữa VTB nội địa và quốc tế.

4.1.2.3. Phát triển tập trung về các lợi thế cạnh tranh sở trường ngành vận tải biển của quốc gia

Định hướng nâng cao NLCT ngành VTB của các quốc gia rất khác nhau, tuỳ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia nhưng đều tập trung vào thế mạnh

tiêu chí cạnh tranh sở trường. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng, điển hình nhất phải kể đến Singapore, Philipin, Nhật Bản và Mỹ. Singapore tập trung vào phát triển mạnh các dịch vụ cảng biển và logistics, biến quốc gia Singapore thành trung tâm VTB quốc tế với các dịch vụ VTB hoàn hảo và tiên tiến. Philipin định hướng con đường phát triển nguồn nhân lực thuyền viên quốc tế, biến quốc gia Philipin thành trung tâm quốc tế về cung cấp thuyền viên VTB. Nhật Bản tập trung vào khai thác các tuyến hàng hải quốc tế xa và khắc nghiệt nhất, phù hợp với đội tàu siêu lớn. Trung Quốc tập trung lợi thế phát triển đội tàu hàng rời với định hướng cạnh tranh giá cước vận tải cực thấp, phù hợp với các loại hàng hóa thô (như than, khoáng sản, xi măng...). Mỹ tập trung định hướng đội tàu VTB các hàng hóa giá trị cao, chủ yếu là tàu container, tàu liner chở hàng giá trị lớn.

Một phần của tài liệu Luan an LQH_1 (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w