− Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. − Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
2. Tại sao Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau nhng lại không nằm cùng một miền địa lí tự nhiên ? cùng một miền địa lí tự nhiên ?
Đông Bắc và Tây Bắc nằm liền kề nhau, nhng không nằm cùng một miền địa lí tự nhiên là do hai miền này có những khác nhau cơ bản về một số đặc điểm tự nhiên. Sự khác nhau rõ nhất và quan trọng nhất đó là sự khác nhau về khí hậu, địa chất, địa hình ; sau đó kéo theo sự khác nhau của các thành phần tự nhiên khác nh sinh vật, sông ngòi, đất đai,...
3. Hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Bắc Bộ.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai đặc điểm cơ bản là : quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất − kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Các đặc điểm này đợc thể hiện qua các thành phần tự nhiên của miền.
− Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600 m. Hớng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc sơn văn của miền. Địa hình đá vôi khá phổ biến. Hớng nghiêng chung là tây bắc − đông nam với các địa hình bề mặt thấp dần ra biển và sự hợp lu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng.
− Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng ; nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển đáy nông, lặng gió (tuy nhiên vẫn có vịnh nớc sâu) thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
− Tài nguyên khoáng sản : giàu than, vật liệu xây dựng, sắt, thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm,... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
− Sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Đặc điểm này đợc thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (với nhiều loài cây phơng Bắc) và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
− Khí hậu, dòng chảy sông ngòi có sự bất thờng về nhịp điệu, thời tiết có tính bất ổn định cao.