Ứng dụng đối với việc dạy và học tiếng Anh, học và thực hành dịch

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ đánh giá thang độ trong diễn ngôn văn học anh qua lăng kính dịch.tt (Trang 26 - 28)

chuyển đổi từ loại và dịch biến điệu (thái). Trong số các chiến lược này, dịch nguyên văn được ghi nhận là thường dùng nhất, chiếm 24,7 % (có 146 trong số 592 trường hợp). Dịch nguyên văn cũng bao gồm cả trường hợp biến đổi cấu trúc, theo đó một số thay đổi trong cấu trúc được chấp nhận ngoài bất kỳ thay đổi về nghĩa của văn bản gốc. Sự phổ biến của dịch nguyên văn cho thấy rằng cần phải chuyển nguyên nghĩa cường độ sang tiếng Việt.

Có thể nói thêm rằng, dịch nguyên văn được áp dụng khi mức cường được giữ nguyên trong văn bản đích. Bên cạnh đó, dịch nguyên văn nhưng có biến đổi cấu trúc cũng được áp dụng là sự thay đổi trật tự từ và cấu trúc các yếu tố trong văn bản nguồn, hay đó là “việc sắp xếp lại trật tự của các thành phần phân đoạn” (Le, 2014). Khi nghĩa của từ làm tăng cường nghĩa được chuyển dịch sang tiếng Việt mà nét nghĩa cường độ của từ đó được nâng lên hoặc hạ xuống trong văn bản nguồn, thì chiến lược dịch biến điệu được coi là phù hợp nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tìm thấy chiến lược tường minh được sử dụng khi có sự gia tăng về mức độ. Trường hợp khi nghĩa của từ làm tăng cường bị bỏ qua trong văn bản nguồn, thì việc bỏ yếu tố tăng cường này lại làm mạnh hoặc là làm yếu lực tạo ra trong mệnh đề trong văn bản nguồn. Điều này diễn ra, chiến lược dịch ngầm ẩn chiếm ưu thế. Một điều thú vị cần lưu ý là chiến lược tái cấu trúc có thể được theo sau bởi các chiến lược khác như tường minh, ngầm ẩn, chuyển đổi từ loại và biến điệu (biến thái). Dịch tái cấu trúc đi cùng với dịch ngầm ẩn là sự bỏ đi các yếu tố từ vựng-ngữ pháp, hay đi cùng với dịch tường mình là sự thêm vào của một số yếu tố từ vựng-ngữ pháp. Đáng chú ý, dịch cấu trúc lại và dịch chuyển đổi từ loại luôn gắn liền với nhau. Tóm lại, có thể nói rằng thông qua dịch, việc mã hóa nghĩa của từ làm tăng cường nghĩa có cường độ giữ nguyên, có cường độ tăng lên, có cường độ giảm bớt hoặc mất đi đồng hành với việc sử dụng linh hoạt các chiến lược được người dịch áp dụng trong hành động dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

7.2. Ứng dụng đối với việc dạy và học tiếng Anh, học và thực hànhdịch dịch

Kết quả nghiên cứu rút ra từ luận án này có một số ý nghĩa quan trọng đối với việc dạy và học tiếng Anh cũng như đối với việc học và thực hành dịch.

Thứ nhất, nghiên cứu này hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về các đặc điểm ngôn ngữ trong văn nói và văn viết. Đặc biệt hơn, với dữ

liệu phong phú và sâu được trích từ thể loại văn học, cho phép người học tiếng Anh khám phá sâu hơn về hiện tượng ngôn ngữ này, nhận thức được ngôn ngữ đánh giá mức cường độ để có thể tận dụng ngôn ngữ này một cách tốt nhất, nhằm tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả trong nhiều bối cảnh ngôn ngữ khác nhau. Những ai muốn đọc văn học Anh hoặc các văn bản thuộc thể loại tương tự nên hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của ngôn ngữ, cách thức mã hóa và giải mã nghĩa, các sắc thái cụ thể của nghĩa liên nhân, như là sắc thái của ngôn ngữ đánh giá mức cường độ thể hiện thái độ hoặc dòng suy nghĩ của người viết, hoặc đánh giá của người viết được thể hiện theo những cách khác nhau, bởi tác giả khác nhau, trong bối cảnh ngôn ngữ khác nhau. Nói cách khác, trong khi nghĩa có thể được mã hóa theo nhiều cách khác nhau với sự thể hiện khác nhau, và nỗ lực được thể hiện trong việc giải mã các nghĩa, và rồi mã hóa các sắc thái nghĩa cụ thể, đặc biệt khi giao tiếp giữa các ngôn ngữ, đòi hỏi sự điều chỉnh và thay đổi trong nghĩa hoặc trong sự thể hiện ngôn ngữ để mục tiêu là duy trì “hiệu quả tương đương trong dịch” (Nida, 2004).

Thứ hai, “bất kỳ công việc dạy dịch nào đều phải thừa nhận mối quan hệ qua lại giữa nghiên cứu dịch và các lĩnh vực khác (như là ngôn ngữ học)” (Lê, 2014, tr. 273) vì điều này giúp người học và người dịch áp dụng kiến thức liên ngành vào công việc dịch một cách hiệu quả. Như Nida (2001, tr. 10) phát biểu rằng, “nhà ngôn ngữ học phân tích văn bản, người dịch phải hiểu văn bản”. Điều quan trọng bởi lẽ người dịch buộc phải hiểu cấu trúc của một văn bản và nghĩa của các từ trong các ngữ cảnh cụ thể để hiểu văn bản (Lê, 2014). Bên cạnh đó, để dịch một văn bản, người dịch cần hiểu ngữ cảnh mở rộng mà qua đó văn bản nguồn được tạo ra và vì đó mà văn bản đích được mang về. Vì vậy, những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học là điều quan trọng cần nắm bắt.

Thứ ba, người dịch cần nhận thức nghĩa cấu thành các cấp độ diễn ngôn và các cấp bậc dưới câu khác nhau không phải lúc nào cũng theo cách tiếp cận tương đương 1-1. Điều này có nghĩa là quá trình dịch không phải lúc nào cũng tuân theo cách chuyển hình vị sang hình vị, từ sang từ, cụm từ sang cụm từ, mệnh đề sang mệnh đề hoặc câu sang câu. Vì vậy, việc xác định một đơn vị dịch chuyển tải một ý nghĩa hoàn chỉnh là rất quan trọng. Người dịch cần hiểu các biến thể trong tương đương hình thức hoặc các điều chỉnh theo cách duy trì "hiệu quả tương đương" (Nida, 2004) để rồi có thể thực hiện các chuyển đổi trong văn bản nguồn. Ví dụ, việc điều chỉnh mức cường độ là không thể tránh khỏi trong quá trình tạo nghĩa. Do đó, có thể nghĩa của yếu tố tăng cường là chủ thể trong tương

tác liên nhân giữa người dịch và tác giả văn bản nguồn; trong trường hợp này, văn bản và thương lượng về nghĩa, hoặc một vài điều chỉnh qua phương tiện từ vựng-ngữ pháp có thể sẽ dẫn đến khuynh hướng làm tăng hay giảm bớt giọng cường độ, thậm chí có thể làm ẩn trong văn bản nguồn.

Cuối cùng, việc nắm vững các chiến lược và kỹ thuật dịch làm cho người dịch tự tin và linh hoạt hơn trong việc tạo ra một bản dịch phù hợp, đặc biệt là trong việc chuyển tải nghĩa của yếu tố làm tăng (giảm) mức cường độ sang tiếng Việt. Người dịch không nên áp dụng phương pháp dịch chung một-vừa-cho tất cả. Thay vào đó, quan trọng là người dịch nên đóng vai trò người nối nhịp cầu khoảng cách những giữa người viết hay người nói ngôn ngữ nguồn với người đọc hay người nghe ngôn ngữ đích. Theo tinh thần này, người dịch cần suy đoán, nhạy bén về bối cảnh tình huống mà ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp, về những người tham gia vào quá trình giao tiếp, về ý định của văn bản và ý định của người viết, để sản xuất ra sản phẩm dịch thể hiện nghĩa tốt nhất, hiệu quả mà người đọc hay người nghe ngôn ngữ nguồn chấp nhận. Theo đó, người học và người dịch có thể hưởng lợi tránh mắc phải những sai sót không đáng có khi chuyển tải thông điệp ở các khía cạnh ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ đánh giá sang tiếng Việt.

Tóm lại, có thể nói rằng, kết quả nghiên cứu từ nghiên cứu này có ý nghĩa ở một chừng mực nào đó cũng như đóng góp quan trọng vào việc dạy và học tiếng Anh cũng như việc dạy và thực hành dịch.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ đánh giá thang độ trong diễn ngôn văn học anh qua lăng kính dịch.tt (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w