GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam (Trang 85 - 98)

.

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

- Hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Hiện nay hệ thống pháp luật nƣớc ta trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản khá đầy đủ. Nhà nƣớc đã ban hành Luật Thuế tài nguyên, Luật Khoáng sản; Luật Bảo vệ môi trƣờng, Luật đầu tƣ... Đồng thời thực hiện chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Luật Khoáng sản năm 2010 đã quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đây là một điểm tiến bộ, hạn chế quy chế xin - cho, vẫn phổ biến ở nƣớc ta. Nhƣng trong thực tế, các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và chính quyền địa phƣơng còn quá nhiều khó khăn trong quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản. Điều quan trọng là chúng ta thiếu các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện luật về bảo vệ và quản lý tài nguyên khoáng sản. Cần rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Khoáng sản (năm 1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (năm 2005) cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất việc xây dựng Nghị định hƣớng dẫn Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản pháp luật khác điều chỉnh hoạt động khoáng sản theo hƣớng: tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vốn, thiết bị, công nghệ tiên tiến trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là chế biến sâu, nhất là đối với các loại khoáng sản kim loại; tăng cƣờng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng trong khai thác khoáng sản. Một số nội dung quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 cần phải đƣợc quy định chi tiết để đáp ứng yêu cầu quản lý. Cụ thể nhƣ sau:

Còn một số khái niệm đƣợc dùng trong văn bản pháp luật chƣa đƣợc giải thích đầy đủ nên có lúc, có nơi có cách hiểu khác nhau trong quản lý và thực thi pháp luật về khoáng sản, dễ tạo cơ sở cho việc lách luật làm tổn hại

88

đến tài nguyên khoáng sản của quốc gia. Điển hình nhƣ khái niệm “chế biến sâu” vẫn chƣa đƣợc giải thích rõ ràng, cần làm rõ thế nào là sâu đối với từng loại hoặc từng nhóm khoáng sản, vì sâu với khoáng sản này chƣa chắc đã là sâu với khoáng sản khác.

Luật Khoáng sản năm 2010 không quy định rõ vai trò của Bộ Công Thƣơng và Bộ Xây Dựng. Trong khi đó, Bộ Công Thƣơng lại đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, kế hoạch sử dụng và xuất khẩu nhập khẩu khoáng sản. Bộ Xây dựng đƣợc giao nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về quy hoạch, kế hoạch sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Cần phải có những quy định rõ vai trò của hai Bộ này trong văn bản pháp luật.

Cần thống nhất và giảm bớt các thủ tục về việc cấp phép trong hoạt động khoáng sản. Hiện nay, Giấy phép đầu tƣ do Luật đầu tƣ điều chỉnh, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản do Luật Khoáng sản quy định, rồi thẩm định, phê duyệt ĐMC, ĐTM do Luật Môi trƣờng quy định…Rõ ràng các văn bản này vẫn còn những mâu thuẫn, làm phức tạp và kéo dài quá trình cấp phép và thực hiện đầu tƣ của các dự án hoạt động khoáng sản. Hơn nữa, các loại giấy phép này có nhiều sơ hở gây phức tạp cho công tác quản lý.

Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về tổ chức, cá nhân đƣợc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chƣa thăm dò là không khả thi, cần đƣợc sửa đổi. Vì việc phải trả tiền cho khai thác khoáng sản ở khu vực chƣa thăm dò tiềm ẩn nhiều rủi ro, chƣa biết trữ lƣợng thế nào mà đã phải trả tiền. Mặt khác khoáng sản thƣờng nằm sâu trong lòng đất nên việc xác định trữ lƣợng và khả năng khai thác là hết sức phức tạp, thiếu cơ sở làm căn cứ để đấu giá.

Tổ chức, hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lƣợng khoáng sản quốc gia. Hội động này cần hƣớng đến tính độc lập trong tổ chức và hoạt động. Nên quy định chi tiết về số lƣợng thành viên, thành phần hội đồng, nên quy

89

định tối thiểu số lƣợng chuyên gia nằm trong hội đồng, phƣơng thức lựa chọn chuyên gia có thể là bốc thăm ngẫu nhiên trong một số chuyên gia đã đƣợc lập danh sách từ trƣớc. Có thể tính đến phƣơng án tổ chức Hội đồng này một cách chuyên nghiệp, độc lập với Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Nên có quy định rõ ràng về trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân đối với thành viên của hội đồng này.

Thủ tục thẩm định, phê duyệt trữ lƣợng khoáng sản. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng khó có đủ khả năng thẩm định, phê duyệt chính xác trữ lƣợng khoáng sản, cần có sự hỗ trợ từ những cơ quan cấp trung ƣơng. Hội đồng thẩm định cấp tỉnh nên bao gồm cả thêm các chuyên gia từ các Liên đoàn địa chất. Kết luận của Hội đồng chỉ đƣợc đƣa ra theo chiều hƣớng tăng trữ lƣợng khoáng sản, không đƣợc giảm.

Phƣơng pháp tính, mức thu, phƣơng thức nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. T = G x Q x K. G là giá khoáng sản mà nhà nƣớc "bán" cho doanh nghiệp, đƣợc Bộ Tài chính, Bộ Công thƣơng, Bộ xây Dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp ấn định trên phạm vi toàn quốc. Lúc đầu, nên ấn định mức giá này tƣơng đối cao, sau đó, nếu thấy loại khoáng sản nào cần mở rộng khai thác thì hạ giá xuống. Q là trữ lƣợng khoáng sản trong khu vực đƣợc phép khai thác. K là hệ số phụ thuộc vào phƣơng thức khai thác, chất lƣợng quặng và điều kiện kinh tế khu vực khai thác. Một điểm mới của pháp luật khoáng sản hiện hành so với trƣớc đây là doanh nghiệp đƣợc giao quyền khai thác khoáng sản qua hình thức đầu giá hoặc không đấu giá đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Và tại Điều 20 của dự thảo Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản xác định tiền trúng đấu giá đƣợc tính theo công thức sau: G = Go x (K1 x Q) x K2 x K3 (đồng). Trong đó: G - Tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (đồng). Go - Giá khoáng sản thƣơng phẩm, đồng/(tấn, m3, kg,..). Q - Trƣờng hợp trả tiền một lần , Q là toàn bộ trữ lƣợng khoáng

90

sản đã đƣợc phê duyê ̣t trong khu vực khai thác (tấn, m3

, kg,...); trƣờ ng hơ ̣p trả tiền hàng năm Q là trữ lƣợng khoáng sản đƣợc phép khai thác hàng năm (tấn, m3

, kg,...)/năm; trƣờ ng hơ ̣p khai thác nƣớc khoáng , nƣớ c nóng thiên nhiên, Q là lƣu lƣơ ̣ng khai thác /năm. K1 - Hệ số phƣơng pháp khai thác đƣợc xác định trong dự án đầu tƣ khai thác khoáng sản nhƣng không đƣợc thấp

hơn 0,9 trong trƣờng hợp áp dụng phƣơng pháp khai thác lộ thiên và 0,6

trong trƣờng hợp áp dụng phƣơng pháp khai thác hầm lò và bằng 1,0 trong trƣờng hợp khai t hác nƣớc khoáng , nƣớc nóng thiên nhiên . K2 - Phần trăm trữ lƣợng khoáng sản mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đã cam kết trả cho Nhà nƣớc. K3 - Hệ số khó khăn về cơ sở hạ tầng nơi có mỏ khoáng sản đƣợc khai thác. Đối với mỏ khoáng sản phân bố ở khu vực đồng bằng K3 =1,0; khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn K3 = 0,95; khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn K3 = 0,9. Nghị định đã quy định khá chi tiết về giá trúng thầu. Tuy nhiên trong công thức này vẫn chƣa đề cập đến chất lƣợng của khoáng sản. Và trữ lƣợng đƣa vào tính toán chƣa chắc đã là sản lƣợng khai thác đƣợc trong thực tế. Vì vậy, căn cứ vào đó để tính tiền thu là chƣa hẳn chính xác.

Nghị định số 22/2012/ NĐ - CP của Chính Phủ về đấu giá quyền khai thác khoáng sản có quy định hai điều kiện để các đối tƣợng có thể tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thứ nhất, đó phải là tổ chức, cá nhân có hồ sơ đề nghị tham gia phiên đấu giá đƣợc Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xét chọn theo quy định. Thứ hai, các tổ chức, cá nhân nêu trên phải nộp phí tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trƣớc theo quy định. Cần có cơ chế kiểm soát việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nêú không việc đấu giá này trong thực tế mang tính hình thức, không đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh, công bằng. Đặc biệt cần có cơ chế minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Phƣơng thức, giá trị, thủ tục và kiểm tra việc doanh nghiệp hỗ trợ địa phƣơng xây dựng công trình hạ tầng, phúc lợi. Nên quy định: doanh nghiệp

91

và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng thỏa thuận về phƣơng thức và giá trị hỗ trợ. Nếu không thỏa thuận đƣợc thì Tòa án giải quyết.

- Công khai, minh bạch hoạt động của Cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, cung cấp các thông tin về hoạt động khoáng sản. Công tác này cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự tham gia của cả hệ thống chính trị nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin về khoáng sản dƣới nhiều hình thức và phƣơng pháp phù hợp. Tập trung phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về khoáng sản. Cụ thể là:

- Tập hợp hóa các quy định của pháp luật. Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản nằm rải rác và khó tiếp cận đối với doanh nghiệp và ngƣời dân. Cần có sự tập hợp quy định nhằm cung cấp cho các đối tƣợng có liên quan bao gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc cần phải tiếp cận với các quy định về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực khoáng sản (đặc biệt là các quy định mới của Luật Khoáng sản năm 2010). Chúng ta có thể ban hành các công văn hƣớng dẫn chi tiết hoặc mở các lớp, hội thảo tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công việc quản lý khoáng sản cấp địa phƣơng.

Doanh nghiệp cần đƣợc cung cấp các quy định về điều kiện hoạt động, thủ tục hành chính. Việc này giúp giảm sự nhũng nhiễu từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc. Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ tƣ vấn pháp lý. Vì các dịch vụ tƣ vấn pháp lý thƣờng có kinh nghiệm và thông thạo về các thủ tục, cũng nhƣ tiếp cận nhanh nhất và đầy đủ nhất với các văn bản pháp luật.

92

Các thông tin này cần đƣợc công bố rộng rãi, chi tiết, rõ ràng trên các website của cơ quan cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nơi tiếp nhận hồ sơ.

Ngƣời dân và chính quyền cấp cơ sở cần biết về các quy định có liên quan đến quyền lợi của ngƣời dân và chính quyền cơ sở nơi có hoạt động khoáng sản, nhƣ doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng, phúc lợi, các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng. Các thông tin này có thể đƣợc với ngƣời dân qua website của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Hoặc chúng ta có thể làm tờ rơi, sổ tay phát cho ngƣời dân, làm những tấm áp phích để thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân. Đặc biệt cần có những chƣơng trình trên truyền hình hay đài phát thanh để phổ cập pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản đối với ngƣời dân.

- Các Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cần công khai các giấy phép đã cấp, sắp cấp. Các quy hoạch cần đƣợc công khai và lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, các chuyên gia và cộng đồng dân cƣ ngay từ khi lập dự thảo. Các cam kết của doanh nghiệp về bảo vệ môi trƣờng, sử dụng lao động địa phƣơng và hỗ trợ xây dựng tại các địa phƣơng cần phải đƣợc công khai đối với ngƣời dân. Họ sẽ là ngƣời giám sát việc thực hiện các cam kết này của doanh nghiệp. Công khai báo cáo tài chính doanh nghiệp hoạt động khoáng sản. Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản cũng đƣợc coi là doanh nghiệp quản lý, khai thác, sử dụng tài sản nhà nƣớc nên cũng cần phải đƣợc công khai báo cáo tài chính nhƣ các doanh nghiệp nhà nƣớc.

- Cơ chế thu - nộp thuế tài nguyên khoáng sản hiện nay là do doanh nghiệp tự kê khai sản lƣợng khoáng sản thực tế khai thác đƣợc hàng năm làm cơ sở tính thuế tài nguyên khoáng sản. Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau số liệu về sản lƣợng khoáng sản khai báo để tính thuế tài nguyên của nhiều doanh nghiệp chƣa đúng với sản lƣợng thực tế khai thác. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây thất thoát thuế tài nguyên khoáng sản.

93

Vì vậy, cần phải có cơ chế để minh bạch thông tin sản lƣợng khai thác khoáng sản thực tế của các doanh nghiệp.

- Đồng thời, cơ chế buộc chính quyền địa phƣơng phải công khai các khoản đầu tƣ, đóng góp của doanh nghiệp với địa phƣơng nhƣ thuế tài nguyên, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trƣờng…còn thiếu nên cho dù những khoản đƣợc thu và sử dụng đúng, song vẫn không giải tỏa mối hoài nghi từ phía Doanh nghiệp. Nhiều khi ngƣời dân địa phƣơng chƣa thấy mình đƣợc hƣởng lợi gì từ các Doanh nghiệp làm ăn chính đáng này, nhƣng lại thấy ngay các khoản lợi cá nhân nếu tham gia cùng với những đối tƣợng khai thác trái phép. Cần có những quy định buộc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền công khai các khoản đầu tƣ, đóng góp của doanh nghiệp để doanh nghiệp thỏa mái khi đóng góp và ngƣời dân địa phƣơng chống lại những hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

- Một trong những giải pháp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản mà một số quốc gia trên thế giới thực hiện là tham gia thực thi Sáng kiến Minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng (Extractive Industries Transparency Initiative - EITI). Nội dung sáng kiến mà EITI đƣa ra là: Phải đảm bảo đƣợc sự điều tiết hài hòa giữa ba chủ thể Nhà nƣớc - Doanh nghiệp - Ngƣời dân, thì việc củng cố thể chế chính sách nói chung và minh bạch hóa các thông tin về nguồn thu - chi và các hoạt động khác của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản là cần thiết. Sáng kiến minh bạch trong khai khoáng đƣợc khởi xƣớng từ năm 2002. Đến nay, trên thế giới đã có 35 quốc gia và trên 50 công ty khai khoáng tham gia. Khi tham gia sáng kiến minh bạch trong khai khoáng, Việt Nam sẽ phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn, tăng đƣợc nguồn ngân sách cho quốc gia và đặc biệt sẽ tạo đƣợc lòng tin của ngƣời dân và nhà đầu tƣ trong lĩnh vực khai khoáng.

94

Tài nguyên khoáng sản là tài sản công, là tài sản của quốc gia, việc khai thác và sử dụng khoáng sản phải bảo đảm hài hòa 3 lợi ích: Nhà nƣớc, tổ chức và công dân. Hơn nữa, những tác động tiêu cực của các dự án khai thác khoáng sản trở nên nghiêm trọng hơn khi không có sự tham gia về mặt chính trị của ngƣời dân. Có thể thấy rõ trong các dự án khai khoáng ngƣời dân trong vùng dự án luôn bị thiệt thòi, việc tôn trọng quyền của cộng đồng bản địa và bảo vệ môi trƣờng ít khi đƣợc thực hiện đầy đủ, thiếu tính đại diện của các bên liên quan ở địa phƣơng trong một cơ chế tham vấn cộng đồng cùng với

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản ở Việt Nam (Trang 85 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)