Thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 201 6-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH tây NINH (Trang 40 - 59)

2016 - 2020

2.2.1. Thực tiễn áp dụng đúng án treo

Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2016 - 2020 đã áp dụng chế định án treo trong xét xử các VAHS đạt được những kết quả nhất định. Qua đó góp phần vào việc thực hiện nghiêm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Hoạt động áp dụng chế định án treo chính xác trong hoạt động xét xử của TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh cho thấy rằng: bên cạnh sự răn đe, trừng trị những người phạm tội còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta.

Qua số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh số bị cáo được Tòa án hai cấp của Tây Ninh cho hưởng án treo tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 là 163 bị cáo chiếm 10,5 %; năm 2017 là 1479 bị cáo chiếm 10,1% đến năm 2018 tăng lên 231 bị cáo chiếm 11,4%, năm 2019 tăng lên 295 bị cáo chiếm tỷ lệ 12, 9% và tăng lên 421 bị cáo chiếm 15,5%. Như vậy tổng số có 1260 bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 12,5% cho thấy các Thẩm phán, Hội thẩm là những người trực tiếp tham gia xét xử và quyết định hình phạt đối với người phạm tội đã ngày càng tăng cường vận dụng chính sách nhân đạo để cho các bị cáo được hưởng án treo. Việc cho bị cáo được hưởng án treo này được các Tòa án áp dụng tương đối chính xác theo các quy định của pháp luật hình sự về án treo, trong đó các điều kiện áp dụng án treo như mức hình phạt tù không quá ba năm, nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù giam đã được các Thẩm phán áp dụng tương đối chính xác. Khi xem xét một vụ án để quyết định có cho bị cáo được hưởng án treo hay không đều được HĐXX xem xét kỹ lưỡng và áp dụng đúng quy định tại Điều 65 BLHS và Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành Điều 65 BLHS.

Như vụ án sau đây: Phan Kim Phượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Vào lúc 10 giờ ngày 06-01-2019, Phan Kim Phượng tiếp tục tham gia đánh bạc dưới hình thức đánh bài tứ sắc được thắng thua bằng tiền cùng Trần Thị Tuyết Loan, Nguyễn Thị Mỹ Hường và Đinh Thị Lộc thì bị Công an phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh bắt quả tang cùng tang vật. Tổng số tiền dùng để đánh bạc là 1.650.000 đồng, trong đó bị cáo Phượng dùng số tiền 650.000 đồng để đánh bạc. Hành vi nêu trên của bị cáo Phượng phạm vào tội “Đánh bạc”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1, Điều 321 Bộ luật Hình sự. Do vậy, cáo trạng số 66/CT-VKSTP ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh truy tố bị cáo Phan Kim Phượng là đúng người, đúng tội và đúng quy định pháp luật.

Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017: Tuyên bố bị cáo Phan Kim Phượng phạm tội “Đánh bạc”. Xử phạt bị cáo Phan Kim Phượng 09 (chín) tháng tù nhưng cho hưởng án treo. (Bản án số 60/2019/HS-ST ngày 27 tháng 06 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Như vậy, qua nghiên cứu vụ án trên cho thấy: Hành vi của bị cáo Phượng là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự an ninh công cộng, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh địa phương. Tuy nhiên, quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và có thái độ ăn năn, hối cải; bị cáo phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm s, i khoản 1, Điều 51 BLHS. Xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, sau khi phạm tội tỏ ra ăn năn, hối cải nên không cần cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội mà cần áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự cho bị cáo hưởng án treo và giao cho chính quyền địa phương theo dõi, giám sát cũng đủ để giáo dục bị cáo trở thành công dân tốt, giúp ích cho xã hội là hoàn toàn chính xác.

Hay vụ án sau đây: Do có mâu thuẫn trước nên vào khoảng 22 giờ, ngày 11- 6-2016, Đàm Văn Phụng rũ Nguyễn Công Danh điều khiển xe mô tô biển số 70-B1- 120.59 của Nguyễn Công Danh chở Quốc Anh và Phụng đuổi theo Hồ Công Thành để đánh. Quốc Anh dùng cây đánh anh Thành 01 cái, anh Thành đưa tay lên đỡ trúng làm gãy tay trái của anh Thành với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 12% (Bản án số:111/2017/HS-ST ngày 10 tháng 08 năm 2017 của Tòa án nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh).

Đối với vụ án trên: Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Lời khai nhận của các bị cáo phù hợp với lời khai của người bị hại, người làm chứng và phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án. Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe của người khác nên phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó cần xét xử các bị cáo mức án tương xứng với mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo để có tác dụng cải tạo giáo dục bị cáo trở thành người tốt và góp phần phòng chống tội phạm. Trong vụ án vai trò của bị cáo Phụng là rủ rê, Lê Quốc Anh là người thực hiện hành vi tích cực, bị cáo Danh là người

giúp sức nên cần có mức án tương xứng đối với từng bị cáo. Ngoài ra bị cáo Danh khi phạm tội chưa đủ 18 tuổi, nên cần áp dụng quy định tại Điều 69, 74 Bộ luật Hình sự đối với bị cáo. Bị cáo có nhân thân tốt, có hộ khẩu rõ ràng, đang đi học lớp 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hòa Thành, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nên không cần thiết cách ly bị cáo khỏi xã hội mà nên áp dụng Điều 60 Bộ luật Hình sự xét cho bị cáo hưởng án treo cũng có tác dụng răn đe giáo dục và phòng ngừa chung.

Chính vì vậy, HĐXX tuyên bố bị cáo Đàm Văn Phụng, Nguyễn Công Danh phạm tội “Cố ý gây thương tích” xử phạt bị cáo Đàm Văn Phụng 15 tháng tù. Xử phạt bị cáo Nguyễn Công Danh 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 24 tháng tính từ ngày tuyên án. Việc HĐXX cho bị cáo Danh được hưởng án treo là hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật hình sự về áp dụng án treo. Để đạt được kết quả như trên, các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Bản thân từng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân đã không ngừng cố gắng nâng cao ý thức chính trị, lập trường quan điểm vững vàng đồng thời không ngừng học tập, rèn luyện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để quyết định các VAHS, quyết định các Bản án hình sự nói chung và các Bản án có áp dụng chế định án treo đối với người phạm tội nói riêng một cách chính xác, kịp thời, nghiêm minh và khách quan nhằm đáp ứng yêu cầu, cũng như đòi hỏi của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Nhìn chung, Toà án nhân dân hai cấp của tỉnh Tây Ninh thời gian qua đã áp dụng chế định án treo trong thực tiễn một cách thống nhất, áp dụng đúng các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng để cho các bị cáo được hưởng án treo phù hợp với hành vi phạm tội với một tỷ lệ tương đối ổn định qua các năm.

2.2.2. Những hạn chế, sai lầm trong áp dụng án treo

2.2.2.1. Những hạn chế, sai lầm trong áp dụng các quy định về điều kiện áp dụng án treo

Bên cạnh những kết quả đạt được khi áp dụng những điều kiện áp dụng án treo của TAND hai cấp tỉnh Tây Ninh thì trên thực tế việc áp dụng chế định án treo

trong đó có áp dụng những điều kiện của án treo vẫn có một số tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể như: Các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là những người quyết định hình phạt cho bị cáo, quyết định có cho bị cáo được hưởng án treo hay không còn rụt rè, phân vân. Có trường hợp Thẩm phán vì sợ trách nhiệm, vì sợ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm chức danh, chức vụ sau này nên không dám quyết định, hạn chế cho bị cáo được hưởng án treo mặc dù đối chiếu các điều kiện bị cáo đủ để hưởng án treo. Chính vì lý do này mà tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo của tỉnh Tây Ninh là 12,5 % thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo chung của cả nước là 21,3%. Đặc biệt là TAND cấp huyện, số bị cáo khi kháng cáo được hưởng án treo chiếm tỷ lệ tương đối lớn cho thấy các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cấp huyện cho bị cáo được hưởng án treo thấp, dẫn tới khi xét xử phúc thẩm được TAND cấp tỉnh cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao, cụ thể :

Năm 2016 có 228 bị cáo được Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng trong đó không có bị cáo nào bị Toà án phúc thẩm chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 0%; có 15 bị cáo được chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 6,58 %;

Năm 2017 có 207 bị cáo được Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng trong đó không có bị cáo nào bị Toà án phúc thẩm chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 0%; có 16 bị cáo được chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 7,73 %;

Năm 2018 có 261 bị cáo được Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng trong đó không có bị cáo nào bị Toà án phúc thẩm chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 0%; có 15 bị cáo được chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 5,75 %;

Năm 2019 có 382 bị cáo được Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm nhưng chỉ có 01 bị cáo nào bị Toà án phúc thẩm chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù, chiếm tỷ lệ 0,26%; có 26 bị cáo được chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 6,80 %;

Năm 2020 có 491 bị cáo được Toà án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm trong đó có 03 bị cáo nào bị Toà án phúc thẩm chuyển từ cho hưởng án treo sang hình phạt tù,

chiếm tỷ lệ 0,6%; có 48 bị cáo được chuyển từ hình phạt tù giam sang cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 9,66 %; [bảng 2.5 – phần phụ lục]

Qua số liệu phân tích trên cho thấy tỷ lệ các bị cáo được TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm cho các bị cáo được hưởng án treo tương đối lớn: Năm 2016 là 6,58 %; năm 2017 là 7,73%; năm 2018 là 5,75 %; năm 2019 là 6,8%; năm 2020 là 9,66%. [bảng 2.5 – phần phụ lục]. Số liệu này cho thấy TAND tỉnh Tây Ninh trong việc xét các điều kiện cho bị cáo được hưởng án treo được tiến hành tương đối nhất quán và chính xác trong việc áp dụng đúng các điều kiện của chế định án treo nói riêng.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp HĐXX vì nhiều lý do khác nhau chưa nghiên cứu hồ sơ của bị cáo dẫn đến đánh giá chưa đúng về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ TNHS, các tình tiết tăng nặng TNHS cũng như đánh giá chưa đúng về tính chất của hành vi phạm tội, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm dẫn đến việc quyết định cho người phạm tội được hưởng án treo còn chưa chính xác.

Điển hình như vụ án sau: Vào khoảng 12 giờ ngày 19/9/2018, Cao Công Danh điều khiển xe ôtô tải biển số 70C-008.90 chở Trần Văn Đông và Nguyễn Văn Bình lưu thông trên Quốc lộ 22 hướng từ huyện Trảng Bàng về huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Khi đến khu vực Thánh thất Cao Đài thuộc khu phố Gia Huỳnh, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Danh điều khiển xe lạng lách, đánh võng lấn sang làn đường môtô để vượt xe ôtô đầu kéo đang lưu thông cùng chiều phía trước nhưng do đi với tốc độ cao, không quan sát kịp nên phần cản trước bên phải của xe ôtô va chạm với tay cầm bên trái của xe môtô biển số 70F1-7363 do bà Hồ Thị Bê điều khiển lưu thông cùng chiều trên làn đường môtô gây tai nạn giao thông làm bà Bê tử vong tại hiện trường, cháu bà Bê là Trần Văn Tú ngồi phía sau bị thương nặng.

HĐXX quyết định: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 260; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 BLHS. Xử phạt bị cáo Cao Công Danh 01 (một) năm tù, cho hưởng án treo về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”; thời gian thử thách 02 (hai) năm, kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. (Bản án số 08/2019/HS- ST ngày 30/01/2019 của TAND huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh).

Nghiên cứu hồ sơ vụ án trên được biết bị cáo Danh mới bị xử phạt hành chính về hành vi: Vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ vào ngày 10/09/2018. Ngoài ra, trước đó bị cáo còn bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính về hành vi: Gây rối trật tự công cộng vào ngày 01/07/2018. Tại địa phương, bị cáo là thành phần bất hảo, sống không có nghề nghiệp ổn định, thường rượu chè, cờ bạc… Như vậy, trong vụ án này, HĐXX quyết định cho bị cáo Danh được hưởng án treo là chưa hợp lý, vì điều kiện về nhân thân của bị cáo chưa đảm bảo nhân thân tốt. Theo khoản 2, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định thì “Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo”

Trường hợp này bị cáo Danh đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần do đó không thuộc trường hợp bị cáo có nhân thân tốt nên cho bị cáo Danh hưởng án treo là chưa chính xác. Do đó, điều kiện xét không cần cách ly bị cáo khỏi xã hội cũng chưa đảm bảo. Chính vì vậy, trường hợp này cần áp dụng hình phạt tù giam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp DỤNG án TREO từ THỰC TIỄN TỈNH tây NINH (Trang 40 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)