Thân nhiệt :

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN HỌC pptx (Trang 38 - 54)

+ Sợ lạnh :

- Mới mắc mà sợ lạnh thường là do cảm phong hàn.

- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, tay chân lạnh là dấu hiệu dương hư.

+ Phát sốt :

- Phát sốt có quy luật hoặc sốt càng ngày càng tăng gọi là Triều nhiệt.

- Nóng nhức trong xương gọi là "Cốt chưng lao nhiệt"

- Lòng bàn tay chân nóng, gò má đỏ là sốt do âm hư.

- Sốt gai rét thường do ngoại cảm.

- Lúc sốt lúc rét (sốt rét có cữ nhất định) là chứng bán biểu bán lý thuộc thiếu dương chứng, sốt rét...

+ Mồ hôi :

- Sợ lạnh, phát sốt có mồ hôi là biểu thực, không có mồ hôi là biểu hư.

- Sốt cao, ra mồ hôi nhiều là lý nhiệt.

- Lúc nào cũng ra mồ hôi (tự hãn), sau khi ra mồ hôi thấy lạnh là dương hư khí hư.

- Toàn thân ra mồ hôi nhiều mà chân tay lạnh là dấu hiệu thoát dương (vong dương), trụy mạch.

b- Đau :

- Đau vùng đỉnh đầu lan xuống gáy hoặc nửa bên đầu, liên hệ đến kinh Thái dương và Thiếu dương...

- Ngực sườn đau, đầy tức, mắt đau, liên hệ đến Can và kinh Thiếu dương.

- Vùng thượng vị đau, liên hệ đến Tỳ, bao tử đau...

Tùy vùng đau tương ứng với tạng phủ nào mà suy ra bệnh ở tạng phủ đó.

- Bệnh mới, đau nhiều, ấn vào đau thêm, thuộc Thực chứng.

- Bệnh lâu, đau ê ẩm, ấn vào đỡ đau, thuộc hư chứng.

- Đau dữ dội 1 nơi là do huyết ứ ...

- Miệng khát, thích uống nước là thực nhiệt, khát nhưng không thích uống nước là hư hàn, thấp.

- Bệnh mới, không thèm ăn là do tích trệ. Bệnh cũ lâu ngày mà biếng ăn là do Tỳ vị suy kém.

- Ăn nhiều mau đói là Hỏa của Vị mạnh. Đói mà không muốn ăn là Vị âm hư.

- Miệng đắng là Hỏa của Vị mạnh, thuộc nhiệt, miệng hôi là do hỏa của vị đốt bên trong, miệng nhạt là do đàm trọc...

d- Ngủ :

- Mất ngủ, hồi hộp, ngủ hay mê là do tâm huyết không đủ.

- Ngủ hay vật vã, trằn trọc lâu không ngủ là do âm hư hỏa vượng.

e- Đại tiểu tiện :

- Đại tiện táo, khó, thường do thực nhiệt hoặc do khí hư, âm hư, huyết hư (hay gặp nơi người phụ nữ mới sinh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại tiện lỏng :

+ Phân loãng, ít thối do Tỳ vị hư hàn.

+ Tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tiết tả) do thận hư.

- Nước tiểu ít, nước tiểu màu vàng, nước tiểu màu đỏ do thực nhiệt, tiểu nhiều, tiểu trong và dài, do hư hàn, tiểu luôn, tiểu gắt, tiểu đau là do thấp nhiệt...

f- Kinh nguyệt - Khí hư (Huyết Trắng) :

- Kinh trước kỳ, màu kinh đỏ tươi, số lượng nhiều, do huyết nhiệt, sắc lợt, lượng ít, bụng đau sau khi hành kinh thường do khí huyết thiếu.

- Kinh sau kỳ, sắc thẫm, có cục, bụng đau trước khi hành kinh, do ứ huyết, hàn hoặc do huyết hư.

- Rong kinh, rong huyết, sắc tím đen, thành khối, do can thận hư hoặc Tỳ hư.

- Khí hư lượng nhiều, loãng,do Tỳ thận hư hàn, khí hư nhiều, màu vàng hôi, ngứa do thấp nhiệt.

Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ các triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh được toàn diện. Gồm có 2 phần : sờ nắn (Án chẩn) và xem mạch (Mạch chẩn).

I.- SỜ NẮN (Án chẩn, Xúc chẩn)

Sờ nắn để tìm xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng.

1.- Xem da thịt

Hàn nhiệt.

+ Sờ vào nóng ngay, càng lâu càng nóng là thực chứng, biểu nhiệt.

+ Sờ vào nóng, ấn sâu vào mát : trong hư ngoài thực.

+ Lòng bàn tay nóng, cảm thấy da nóng bừng nhưng không sốt, do hư nhiệt.

+ Da khô táo : Tân dịch giảm, ứ huyết.

+ Phù : ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng, vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.

- Da thuộc phế (phế chủ bì mao) do đó nếu lỗ chân lông thưa, hở dễ bị ngoại cảm.

- Mô, cơ nhục, thuộc tỳ (tỳ chủ cơ nhục).

+ Da thịt săn chắc, vừa phải là khí huyết sung mãn.

+ Da thịt nhão là là tỳ vị hư hàn.

+ Da thịt quá dầy là hay bị chứng thấp (do tỳ vị tích nhiệt : Thấp nhiệt).

- Gân cơ do can đởm phụ trách (can chủ cân), gân cơ cứng, căng chắc như dây đàn do tà khí xâm nhập vào huyết mạch gây ứ huyết.

- Thận chủ xương, xem độ cứng mềm của xương để biết chức năng của thận.

- Ấn tìm cảm giác đau :

+ Ấn mạnh vào đau tăng là thực chứng.

+ Ấn mạnh vào đau giảm là hư chứng.

- Đau ê ẩm do hư chứng hoặc hư hàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.- Sờ tay chân :

- Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư.

- Tay chân nóng là nhiệt thịnh.

- Nóng ở mu bàn tay là Biểu nhiệt, ngoại cảm. Nóng trong lòng bàn tay là nội thương.

3.- Xem bụng (Phúc Chẩn)

Tùy vị trí liên hệ với tạng phủ để dễ chẩn đoán.

Bụng là 1 phần cơ thể chứa đựng nhiều cơ quan phức tạp. Muốn chẩn đoán, cần biết qua vị trí các cơ quan trong bụng :

- Phần trên bụng, phía tay phải có gan, ống dẫn mật, túi mật.

- Phần trên bụng, phía tay trái có lách, bao tử, tụy tạng, kết tràng ngang.

- Phần bụng dưới của phụ nữ là tử cung, buồng trứng, dây chằng, bộ phận sinh dục.

- Phần dưới bụng : bọng đái, thận.

- Khi chẩn đoán cần lưu ý :

- Thích án (xoa bóp) thuộc hư, không thích xoa bóp (cự án) thuộc thực.

- Bụng có khối, rắn, đau, không di chuyển thường là khối giun, ứ huyết.

- Lúc có lúc tan, ấn vào không thấy hình thể, không ở 1 nơi nhất định thường do khí trệ.

- Trong việc châm cứu, việc thăm khám bằng cách sờ nắn rất quan trọng đặc biệt trong việc tìm các A thị huyệt hoặc các huyệt chẩn đoán để từ đó chẩn đoán được các đường kinh bệnh và chọn huyệt châm cứu có kết quả.

II.- XEM MẠCH (Mạch chẩn)

- Xem mạch để biết được tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu, tính chất hàn nhiệt của bệnh.

- Mạch là 1 thực thể của âm dương là gợn sóng của khí huyết.

- Muốn chẩn mạch, phải dùng trực giác và lý trí phối hợp để nhận định thể và trạng của mạch.

- Thể và trạng của mạch gồm :

a) Vị trí : nông sâu

b) Cường độ : mạnh yếu.

c) Tốc độ : Nhanh chậm.

d) Nhịp độ : đều và không đều.

e) Thể tích : lớn nhỏ.

f) Hình thái : tròn dẹp.

Tại động mạch quay ở tay, động mạch ở đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch Thái dương nhưng vị trí thường dùng nhất là động mạch tay quay, ở Thốn khẩu.

Mạch được chia làm 3 bộ : Thốn - Quan - Xích.

Độ dài từ ngấn khớp cánh tay đến bộ "Quan" là 1 Xích tức là 1 thước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ dài từ bộ "Quan" đến ngấn ngoài cổ tay là 1 Thốn, tức 1 tấc ta.

Bộ Quan tương đương với mỏm chẩm xương trụ kéo ngang, bộ Thốn ở trên và bộ Xích ở dưới bộ Quan.

Mạch được chia ra như sau :

BỘ MẠCH MẠCH TAY TRÁI (HUYẾT) TAY PHẢI (KHÍ) THỐN Tâm - Tiểu trường Phế - Đại trường

QUAN Can - Đởm Tỳ - Vị XÍCH Thận âm - Bàng quang Thận dương (Mệnh môn) - Tam tiêu - Cách Xem Mạch

Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, người bệnh để ngửa cổ tay và bàn tay, thầy thuốc dùng 3 ngón tay đặt vào 3 bộ vị : Thốn, Quan, Xích. Đầu ngón tay giữa đặt lên trên động mạch tay quay ở cổ tay người bệnh, tại vị trí phía trong lồi xương quay, đó là bộ Quan, đặt tiếp lên động mạch quay 2 đầu ngón tay kề ngay bên ngón giữa. 1 đầu ngón tay tại vị trí ở ngay trên bộ Quan nhìn về phía lòng bàn tay gọi là bộ Thốn, ngón tay khác đặt tại vị trí ở bên dưới bộ Quan, nhìn về phía khuỷ tay, gọi là bộ Xích.

Ở trẻ nhỏ dưới 7-8 tuổi, chỉ cần dùng 1 ngón tay, đè lên động mạch của 3 bộ mạch rồi lăn qua, lăn lại để xem mạch cũng được.

Tay phải của thầy thuốc thì xem tay trái người bệnh và ngược lại, tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.

Tùy theo hình thể người bệnh mà đặt các ngón tay vào các bộ vị cho thích hợp : người cao, béo đặt các ngón tay khít vào nhau. Nơi người ốm, lùn, các ngón tay thầy thuốc đặt thưa.

Sau đó, ấn nhẹ, ấn trung bình hoặc ấn mạnh để tìm hiểu sự rối loạn bệnh lý, biểu hiện qua mạch mà chẩn đoán.

Người bệnh nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi xem mạch, nằm hay ngồi thoải mái, xem mạch vào buổi sáng sớm, lúc mạch chưa bị thay đổi thì tốt nhất, tuy nhiên không nên câu nệ, tiện lúc nào, xem lúc đó cũng được.

Xem mạch có 2 loại : xem chung cả 3 bộ (tổng khám), để nhận định tình hình chung (thường được dùng nhất) và xem riêng từng bộ phận (đơn khám) để đánh giá riêng từng cơ quan tạng phủ).

4.- Xem Mạch Nam Tả Nữ Hữu

Theo cách phân chia âm, dương, bên trái, người nam thuộc dương, bên phải người nữ, thuộc âm. Vì thế nam nên xem bên trái trước còn nữ nên xem bên phải trước và trái sau.

Xem mạch người nam, tay trái, mạch ở tay phải mạnh hơn trái là dương nhiều hơn âm, là thuận. Ngược lại, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, không thuận tức là người nam đó bị dương suy âm thịnh.

Xem mạch người nữ, tay phải mạnh hơn tay trái là âm nhiều hơn dương, là thuận. Ngược lại, tay trái mạnh hơn tay phải là dương nhiều hơn âm, không thuận, tức là người nữ đó bị âm suy, dương thịnh.

Như vậy, việc xem Nam tả Nữ hữu, chủ yếu chỉ để xem âm dương thuận hay nghịch đối với người đó, chứ không nhất thiết phải theo đúng quy củ, mà tiện như thế nào, thì xem thế ấy.

Điều chủ yếu trong câu "Nam tả Nữ hữu" là chú ý vào 2 bộ Xích của cả Nam lẫn Nữ.

- "Nam dĩ tả xích nhị tàng tinh hoặc Nam dĩ tả xích vi tinh phủ" (Nam tàng trữ tinh khí ở bộ Xích tay trái). Xem mạch người nam, nếu bộ Xích tay trái hòa hoãn, có lực thì biết người ấy tinh khí dư dật, khỏe mạnh. Nếu bộ xích tay trái Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.

- "Nữ dĩ hữu xích nhi hộ bào hoặc nữ dĩ hữu xích vi huyết hải" (Nữ buộc dây bào thai và chứa huyết ở bộ xích tay phải). Xem mạch người nữ,

nếu bộ xích tay phải hòa hoãn, có lực thì biết tử cung và huyết của họ tốt. Nếu bộ xích tay phải Trầm, Vi, vô lực thì không khỏe.

5.- Mạch và Ngũ hành

Dùng Ngũ Hành áp dụng vào mạch ta có :

Bên trái : Thận Thủy (Bộ Xích) sinh Can Mộc (Quan), Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Thốn).

Bên phải : Mệnh Môn (Thận dương - bộ Xích) sinh Tỳ Thổ (Quan), Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Thốn).

6.- Mạch Và Khí Huyết

Xét về khí huyết với Mạch ta có :

Bên trái thuộc huyết : Thận, Can và Tâm. Thận sinh huyết. Tỳ thống huyết và Tâm chủ huyết như thế, bên trái liên hệ với huyết.

Bên phải gồm Phế, Tỳ, Mệnh môn, Tam tiêu, Phế chủ khí, Tỳ là Trung khí Tam tiêu là đường dẫn đến Nguyên khí, do đó bên phải liên hệ với khí.

Mỗi tạng phủ đều có 1 mạch riêng, theo đặc tính mà tạng phủ đó biểu lộ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tạng Tâm chủ Hỏa, Hỏa thường bùng lên như ngọn lửa bùng lên, vì thế mạch của Tâm là mạch Hồng.

- Tạng Can : tính của Can là cang cường, thẳng, giống như dây đàn, dây cung căng cứng, vì thế mạch của Can là mạch Huyền.

- Tạng Tỳ, là trung tâm, là nơi vận chuyển điều hòa cho cơ thể, vì thế, mạch của Tỳ là mạch Hoãn.

- Tạng Phế : Phế chủ sự buồn phiền, buồn phiền thì ngừng trệ lại, do đó, mạch của Phế là mạch Sáp.

- Tạng Thận : Thận chủ xương, Thận có vị mặn, đi xuống, do đó, mạch của Thận là mạch Trầm.

8.- Mạch Và Mùa

Mỗi 1 mùa ứng với 1 tạng nhất định dù mùa đó chi phối toàn thể các mạch khác trong suốt mùa đó.

Mùa Xuân : Cây cối xanh tốt, ứng với màu của Can do đó có mạch Huyền.

Mùa Hè : Cây cối lớn lên, sức nóng của mùa hè bùng lên, thiêu đốt vạn vật như lửa bùng lên, do đó mạch của mùa Hè là mạch Hồng.

Mùa Thu : Mọi vật bắt đầu thu lại, lá cây khô đi và rơi rụng giống như lông, do đó mạch của mùa Thu là mạch Mao.

Mùa Đông : Mọi vật thu giữ lại, tàng trữ tất cả những khả năng mạnh mẽ của m1h để sống qua cái lạnh, vì thế mạch của mùa Đông là mạch Thạch.

Tứ qúy : Tứ qúy là chuyển tiếp giữa các mùa,do đó thường mang đặc tính ôn hòa, vì thế, mạch của Tứ qúy là mạch Hoãn.

Từ những tương ứng của mạch đối với mùa, có thể suy rộng ra :

- Mộc sinh Hỏa, Hỏa thuộc tạng Tâm, chính ra mạch của Tâm là mạch Hồng, nay bắt thấy mạch Tâm là Huyền thì có thể suy đoán bệnh tuy ở Tâm nhưng do Mộc sinh nên tức là do Phong gây nên, bệnh ở tạng Mẹ truyền sang.

- Thủy khắc Hỏa, bệnh ở Tâm, bắt được mạch Trầm của Thận, là Thủy khắc Hỏa, bệnh nặng hơn...

Một phần của tài liệu CHẨN ĐOÁN HỌC pptx (Trang 38 - 54)