2.1.1. Tổng quan về miền Nam Việt Nam
2.1.1.4. Tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hƣớng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển nhƣ: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dƣỡng và tấm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng không, đƣờng thủy, đƣờng sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nƣớc và thế giới.
Năm 2010 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhƣng hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đã có sự tăng trƣởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2009. Đây là lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó: doanh nghiệp trong nƣớc đạt 293,16 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 797,64 triệu USD. Có 5 mặt hàng tăng trƣởng cả về kim ngạch và sản lƣợng so với năm 2009 là: vải giả da, sản phẩm giả da, túi xách, dầu điều, thép. 3 mặt hàng tăng trƣởng về kim ngạch, nhƣng sản lƣợng giảm là: hải sản, cao su, hạt điều. Còn các mặt hàng khác giảm cả về kim ngạch và sản lƣợng. Thị trƣờng xuất khẩu có xu hƣớng chuyển dịch từ châu Á sang châu Âu.
Tháng 3-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh 77,69 triệu USD, tăng 13,85% so với tháng trƣớc và giảm 3,71% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh nghiệp trong nƣớc nhập 2,19 triệu USD, tăng 21,4% so với tháng trƣớc và giảm 66,93% so với cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 75,5 triệu USD, tăng 13,65% so với tháng trƣớc, giảm 9,49% so với cùng kỳ. Tính chung quý I-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh 194,02 triệu USD, giảm 4,11% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh nghiệp trong nƣớc 6,61 triệu USD, giảm 64,13%; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 187,41 triệu USD, tăng 1,9%. Trong quý I-2011, kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh giảm 4,11% so với cùng kỳ chủ yếu do giảm nhập khẩu máy móc,
thiết bị và hàng tiêu dùng. Riêng nhóm nguyên nhiên vật liệu và vật tƣ là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm đến 98,63%, tăng 4,8%. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng cao là: thép, lúa mì, nguyên liệu giày da. Điều này cho thấy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu của nƣớc ngoài và gia công là chính, nên khi xuất khẩu của nhóm hàng này tăng thì nhập khẩu nguyên liệu cho nhóm này cũng tăng theo. (VLR, 2010)
Trên địa bàn tỉnh có 14 KCN đƣợc thành lập với tổng diện tích đất 8.800 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 6.000 ha. Sản lƣợng hàng xuất nhập theo Bảng 2-3 giao thƣơng tại tỉnh cũng là rất nhiều và đầy tiềm năng cho dịch vụ logistics phát triển.
Bảng 2-3: Ƣớc tính số lƣợng container xuất nhập tại các KCN Bà Rịa - Vũng Tàu (TEU) KCN 2005 2006 2007 2008 2009 KCN Phú Mỹ 3 20.878 22.131 25.898 27.356 28.587 KCN Phú Mỹ 1 21.458 23.656 23.865 26.544 28.212 KCN Phú Mỹ 2 20.987 24.236 26.852 29.008 31.434 KCN Đông Xuyên 35.422 38.467 38.433 41.676 42.657 KCN Mỹ Xuân A1 28.321 29.900 30.678 31.123 32.000 KCN Mỹ Xuân A2 29.206 30.834 31.637 32.096 33.000 KCN Mỹ Xuân B1 25.1840 26.589 27.280 27.676 28.456 KCN Cái Mép 1 28.223 29.796 30.527 31.015 31.889 KCN khác 7.403 7.816 8.019 8.136 8.365 Tổng 217.082 233.425 243.189 254.630 264.600 Nguồn: VLR, số 36, 10/2010