Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 120 - 122)

3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động huyện Yên Dũng

3.2.7. Phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp

* Mục tiêu:

- Phát triển thêm làng nghề tăm lụa ở xã Xuân Phú nhằm tạo việc làm cho khoảng lao động nông thôn trong và ngoài xã

- Tiếp tục phát triển bền vững các làng nghề đã có, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống.

- Xây dựng làng nghề gắn với phát triển du lịch. * Nội dung:

- Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên toàn địa bàn huyện để mọi người hiểu và ủng hộ sử dụng sản phẩm của địa phương mình theo đúng phương châm: “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

- Tuyên truyền giới thiệu và vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ các làng nghề.

- UBND huyện Yên Dũng là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về làng nghề, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc như Phòng LĐTB&XH, phòng tài chính kế hoạch huyện… phân công cán bộ phối hợp với UBND xã Lãng Sơn, UBND xã Nội Hoàng tổ chức quản lý hoạt động sản xuất và phát triển nghề.

- Thành lập hội nghề như: nghề mộc Đông Thượng, nghề mây tre đan nhằm giúp đỡ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện kỹ năng tay nghề, chia sẻ khách hàng.

Về xúc tiến đầu tư, thương mại và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong làng nghề:

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm truyền thống của địa phương, tham gia các hội chợ triển lãm, khai thác thị trường; hoặc tham gia sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh;

- Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình du lịch - làng nghề góp phần tạo thêm những điểm du lịch mới làm phong phú các tuyến du lịch của huyện, đồng thời quảng bá giới thiệu làng nghề truyền thống gắn với di tích lịch sử. Phát triển làng nghề gắn với du lịch:

+ Làng nghề mộc ở làng Đông Thượng xã Lãng Sơn, tương La ở xã Trí Yên gắn với du lịch chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng.

+ Làng nghề tăm lụa ở Nội Hoàng gắn với du lịch thiền viện trúc lâm Phượng Hoàng.

Bảo vệ môi trường:

- Quy hoạch làng nghề phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững.

- Thu hút, di chuyển các cơ sở sản xuất trong làng nghề, khu vực dân cư nông thôn hạn chế về mặt bằng sản xuất, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường chuyển ra khu sản xuất tập trung.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức di dời các cơ sở sản xuất tại làng nghề nếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

* Điều kiện thực hiện:

- Tiếp tục đầu tư về vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nhằm phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu NguyenThiThanhHuyen3A (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w