Với phương châm “nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của Ngân hàng”. Tạo lập một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy tối đa quyền được làm việc, cống hiến, phát triển, tôn vinh của người lao động là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Thứ nhất, Chi nhánh cần thực thi cơ chế tuyển dụng luôn đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên, nhằm tuyển chọn những ứng viên có trình độ chuyên môn cao có thể đảm nhiệm công việc, tránh tình trạng ưu tiên con em trong ngành dẫn tới chất lượng nguồn lực đầu vào không đảm bảo.
Thứ hai, để tránh nguy cơ tụt hậu về chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực ở Chi nhánh là điều cần thiết. Kinh nghiệm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các tổ chức Ngân hàng nước ngoài cho thấy, cần phải chia ra các cấp đào tạo, bồi dưỡng khác nhau theo một quy trình chuẩn, chuyên môn hoá từ thấp tới cao gắn với từng quá trình phát triển đối
với từng nhóm chức danh chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, viên chức các đơn vị trong hệ thống.
Để đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới trong thời gian tới, cần chú ý những vấn đề sau:
- Cần tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ hiện tại một cách quy mô, rộng rãi trong toàn Chi nhánh. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực dài hạn của từng đơn vị cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu hiện tại và tương lai. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm, từng thời kỳ cho sát với tình hình thực tế. Nên chú trọng mời các giảng viên có chất lượng của các Ngân hàng thương mại để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn về các kỹ năng, phương pháp trong quản lý, phong cách điều hành, tác nghiệp, truyền đạt công việc
- Xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng chức danh trên từng lĩnh vực công tác, để có thể làm được ở các lĩnh vực quan trọng (cán bộ thẩm định dự án, phân tích tín dụng…) cần phải có sự kiểm tra, đánh giá để xác nhận đúng vị trí công việc mà mỗi cán bộ đảm nhận.
- Lãnh đạo Chi nhánh cần phát động phong trào thi đua trong học tập, nghiên cứu thông qua nhiều hình thức: đào tạo tại chỗ, tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn hữu ích thu hút cán bộ, viên chức tham gia học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác.
- Mỗi cán bộ, viên chức cần tự nhận thức và tự giác trong cập nhật văn bản, chế độ mới có liên quan đến công việc mình đảm nhận hàng ngày, góp phần thiết thực xây dựng chi nhánh bằng những việc làm cụ thể từ chính năng lực của mỗi cá nhân.
- Nghiên cứu sửa đổi quy chế tiền lương trong hệ thống, quy chế trả tiền lương nội bộ cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ, nhằm thu hút được được số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vào làm việc, giữ được cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm yên tâm ở lại công tác. Lãnh đạo Chi nhánh cần quan tâm,
khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức (về vật chất, tinh thần, thời gian) tham gia các loại hình đào tạo khác nhau.
- Xây dựng chính sách khuyến khích và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng vào nghiệp vụ trong Chi nhánh, nhất là xây dựng các chương trình phần mềm công nghệ thông tin, tin học để áp dụng vào các khâu trong quá trình quản lý nghiệp vụ.