Cơ sở khoa học của việc sử dụng phụ gia hóa dẻo trong BTĐL

Một phần của tài liệu Toan van luan an NCS Nguyen Thanh Le (2017) (Trang 48 - 50)

7. Tính mới của Luận án

2.1.1.Cơ sở khoa học của việc sử dụng phụ gia hóa dẻo trong BTĐL

Như đã nói ở trên, phụ gia dẻo hoá bê tông đến nay có thể phân thành 3 thế hệ. Phụ gia siêu dẻo thế hệ 3 là policacboxylat [52]. Loại phụ gia mới này có cơ chế tác dụng dẻo hoá khác với NFS và MFS, đồng thời các phụ gia siêu dẻo này có đặc trưng cấu trúc mạch nhánh. Chính đặc trưng cấu trúc này tạo ra lớp hấp phụ bao bọc xung quanh hạt xi măng thắng được sự keo kết của các hạt xi măng và tạo ra khả năng đẩy tương hỗ giữa chúng. Sơ đồ cơ chế đẩy tĩnh điện và không gian của các chất siêu dẻo thế hệ 2 và 3 thể hiện trên hình 2.1.

Các phụ gia siêu dẻo trên cơ sở policacboxylat có hiệu quá dẻo hoá cao hơn, ít nhạy cảm với dạng và thành phần khoáng xi măng, đồng thời duy trì tính công tác của hỗn hơp bê tông dài hơn so với các thế hệ phụ gia dẻo hoá 1 và 2.

(1- Hạt xi măng; 2- Mạch phân tử; 3- Lớp hấp phụ; 4- Mạch polime liên kết ngang; 5- Mạch polime liên kết dọc).

Trên hình 2.2 là công thức cấu tạo và phân tử của một số loại phụ gia thế hệ 3.

Hình 2.2. Công thức cấu tạo của phân tử thành phần chính của một số loại phụ gia

Cơ sở của việc sử dụng phụ gia là tác dụng cải thiện tính chất của nó đối với xi măng trong bê tông từ đó có thể làm cho tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đạt yêu cầu đặt ra. Như là sự chậm đóng rắn, tăng tính linh động giảm nước, tăng chống thấm, v.v...

Đối với BTĐL [9, 58], trộn thêm một lượng thích hợp phụ gia giảm nước sẽ nâng cao tính dẻo của BTĐL hạ thấp trị số Vc của hỗn hợp bê tông làm cho các

lớp BTĐL kết hợp tốt, giảm thiểu năng lượng và thời gian cần thiết đầm n n BTĐL đạt độ chặt theo yêu cầu, tăng cường độ và khả năng chống thấm.

Một phần của tài liệu Toan van luan an NCS Nguyen Thanh Le (2017) (Trang 48 - 50)