cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng cần tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực; chủ động và tích cực tìm hiểu, học tập những kiến thức về pháp luật, tự bổ sung cho mình những tri thức mới, tránh lối làm việc tùy tiện, vô nguyên tắc, coi thường pháp luật.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng cần tích cực rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Là người cán bộ đầu tầu của địa phương, họ không được bàng quan trước những biến động của đời sống xã hội và những biến đổi của địa phương; luôn trăn trở trước những khó khăn, yếu kém, bất cập của địa phương để từ đó có những quyết sách phù hợp; luôn có khát vọng đưa địa phương mình ngày càng phát triển.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng cần tích cực xây dựng và củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Người cán bộ chủ chốt cấp xã phải là người tiên phong trong các hoạt động tiếp xúc nhân dân, tiếp thu các ý kiến của người dân.
Thứ tư, cán bộ chủ chốt cấp xã ở đồng bằng sông Hồng phải tích cực phát huy phương pháp "nêu gương" trong công tác cũng như trong đời sống hàng ngày. Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã cần nghiêm túc với bản thân mình và gia đình mình trong công việc, đời sống hàng ngày như làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống văn hóa mới, sinh đẻ có kế hoạch, thực hành tiết kiệm…, luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Đó là những tấm gương bằng lời nói và việc làm thiết thực mà nhân dân có thể trực tiếp nhìn thấy và noi theo.
KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng không chỉ là những người lãnh đạo, điều hành mà còn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là một trong những nhiệm vụ trọng yếu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí trọng yếu ở khu vực miền Bắc nước ta. Trong những năm qua, theo sự chỉ đạo của Đảng, Đảng và chính quyền cơ sở đã có những nhận thức rõ nét hơn về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Nhiều chính sách về tiền lương, bảo hiểm, đào tạo, bồi dưỡng... dành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã bước đầu được triển khai có hiệu quả. Các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương ngày càng quan tâm đến hoạt động của chính quyền cấp xã nói chung và hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng. Bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng nhìn chung cũng có ý thức học tập để nâng cao trình độ, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống... Tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách bất hợp lý đối với cán bộ chủ chốt cấp xã, nhất là chính sách về tiền lương, trợ cấp, công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ hàng năm ...
Để tiếp tục phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong những năm tiếp theo; cần nâng cao nhận thức của các chủ thể về vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bằng việc quán triệt quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân; hoàn thiện một số chính sách về tiền lương, bảo hiểm, chính sách đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Ngoài ra, bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cũng cần phát huy vai trò tích cực của mình trong công tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc ổn định chính trị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo.