Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Phuong-Anh-QT1601T (Trang 79 - 80)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Phương Đông

- Hướng dẫn khách hàng thực hiện quy trình tín dụng chính xác, nhanh chóng. Ngân hàng nên có những văn bản hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cho khách hàng về các thủ tục, quy trình thực hiện các giao dịch trên website ngân hàng để khách hàng có thể tìm hiểu thuận tiện hơn.

- Tổ chức các đợt tập huấn thường xuyên, kiểm tra trình độ chuyên môn định kỳ cho nhân viên ngân hàng để nâng cao khả năng xử lý các vấn đề phát sinh một cách linh hoạt.

- Nâng cao công tác chăm sóc khách hàng, quan tâm, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, tiếp tục duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng quan hệ chủ động tìm kiếm các khách hàng mới.

- Phát triển việc nhận và trả tiền gửi tiết kiệm tại nhà đối với đối tượng khách hàng là những người cao tuổi với phí hợp lý.

- Đa dạng hóa nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích nhằm thu hút khách hàng vay vốn, gửi tiền và tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác; phát triển cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để hỗ trợ nhân viên ngân hàng trong thao tác nghiệp vụ chính xác hơn, tăng độ an toàn cho cả khách hàng và ngân hàng.

- Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thường xuyên nội bộ ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, cũng như ngăn ngừa, lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng.

- Chú trọng nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng của từng chi nhánh và của cả ngân hàng.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề có tính sống còn đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Hải Phòng nói riêng. Hoạt động tín dụng cũng tác động đến sự phát triển kinh tế trong nước, nó tạo ra mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, giữa ngân hàng và dân cư. Nhờ có hoạt động tín dụng mà doanh nghiệp có vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhờ có hoạt động tín dụng mà các khách hàng cá nhân có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mình, nâng cao mức sống. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thu được một khoản lợi nhuận để tiếp tục đầu tư. Hoạt động tín dụng còn thúc đẩy sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế khi ngân hàng tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng mạnh qua các năm, doanh số thu nợ cũng tăng đều tuy nhiên rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn cao, nợ xấu ở trên mức 3% và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hiệu suất sử dụng vốn chỉ đạt 60% - 70%. Qua đó, em xin đề xuất các giải pháp như sau:

1. Kiểm soát các khoản nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp nhất thông qua việc thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng.

2. Mở rộng quy mô tín dụng.

3. Một số các giải pháp khác như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, nâng cao khả năng thu thập thông tin khách hàng.

Với thời gian tìm hiểu nghiên cứu không nhiều, việc sưu tầm tài liệu, kiến thức và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên nội dung khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện tốt đề tài này.

Một phần của tài liệu Vu-Thi-Phuong-Anh-QT1601T (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w