III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NHÀ
1. Phương hướng nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
III.1.1. Tăng cưPng dân chủ XHCN
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, cần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.
Đổi mới cả về nhận thức và hành động về mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, trong đó phải đặt người dân vào vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước phải được tổ chức trên nền tảng “phục vụ nhân dân”. Với tinh thần đó, bộ máy nhà nước cần phải tổ chức gọn nhẹ, rõ ràng về chức năng, cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp đến chính quyền địa phương... phải tạo điều kiện để dân dễ tiếp cận, dễ đối thoại, dễ kiểm tra, giám sát, huy động được tối đa trí tuệ, sáng kiến và sự đóng góp của người dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật. Nâng cao ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân. Cần tăng cường tương tác giữa cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội và người dân. Mở rộng đối thoại với người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ, công chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huy chủ động, sáng tạo của cấp dưới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệ thống.
III.1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thOng pháp luật
Thực tiễn cho thấy, việc tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển là xu hướng tất yếu, khách quan, đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Theo đó, muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải có Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt trong quản lý điều hành, “nói đi đôi với làm”.
Cùng với đó, thuật ngữ “hệ thống pháp luật” của quốc gia hiện nay cũng cần tiếp cận từ góc độ hiện đại, có thể bao gồm bốn bộ phận hay bốn trụ cột cấu thành hệ thống pháp luật
của quốc gia là: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; Các thiết chế bảo đảm cho việc thực thi pháp luật; Việc tổ chức thi hành pháp luật; Nguồn nhân lực và việc đào tạo nguồn nhân lực làm công tác pháp luật và nghề luật. Với cách tiếp cận trên, bốn yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật của quốc gia có mối quan hệ nội tại, biện chứng và logic với nhau, không thể tách rời nhau. Nếu thiếu đi một khâu, một mắt xích trong hệ thống thì hệ thống đó sẽ không còn là một chỉnh thể có mối quan hệ nội tại, gắn bó mật thiết với nhau. Như vậy, trong bối cảnh tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính và hành động ở Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần xác định là hoàn thiện cả bốn trụ cột nêu trên. Sự phát triển của bốn trụ cột ấy vừa phải đạt đến một trình độ nhất định, phù hợp và đáp ứng các yêu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta đã lớn mạnh hơn nhiều. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, mô hình tăng trưởng từng bước dịch chuyển sang chiều sâu. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài còn hạn chế, năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn bất cập. Những thách thức an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu… ngày càng nặng nề, yêu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển con người, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; một nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Bối cảnh và mục tiêu trên đặt ra những cơ hội và thách thức trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đòi hỏi định hướng của công tác này vừa đảm bảo tính dự báo của hệ thống pháp luật, vừa đảm bảo tính phù hợp, khả thi với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, theo đó cần tập trung vào một số định hướng sau:
Thứ nhất, trong giai đoạn 2021 - 2030, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiê ˆn pháp luâ ˆt
gắn với nâng cao hiê ˆu lực, hiê ˆu quả thi hành pháp luâ ˆt, xây dựng hê ˆ thống pháp luâ ˆt thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hô ˆi và quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; hình thành hệ thống thể chế có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ khoa học - công
nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, cạnh tranh để tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển; xây dựng thể chế để phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, lấy doanh nghiệp là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Thứ tư, bên cạnh các cải cách trình tự, thủ tục tổ chức thi hành pháp luật theo hướng
công khai, minh bạch, thì cần bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong thi hành pháp luật; bảo đảm cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội đối với công tác thi hành pháp luật; xây dựng đội ngũ công chức có chuyên môn, chuyên nghiệp, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn 2021 - 2030, nhất là yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng.
Thứ năm, trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp
luật cần linh hoạt, giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, đồng thời phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn, điều kiện của nước ta, cụ thể:
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát xây dựng thể chế về tổ chức bộ máy nhà nước; kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bảo đảm các cơ quan trong hệ thống chính trị hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn; bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm đã đạt được, phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị nước ta, đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. - Tiếp tục thể chế hóa các quyền con người, quyền công dân đã được đề ra trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và các quyền tự do, dân chủ khác, tạo thêm động lực cho cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thiết chế trong hệ thống chính trị. - Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu toàn dân theo hướng tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội và vai trò đại diện chủ sở hữu, tạo điều kiện cho sự tham gia một cách thực chất của người dân trong việc thực thi quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Đẩy mạnh việc rà soát, ưu tiên xây dựng các văn bản pháp luật và các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng việc nội luật hóa những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các điều ước quốc tế về tự do hóa thương mại thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương (nhất là các diễn đàn đa phương về pháp luật) và khu vực (nhất là cộng đồng ASEAN) trên cơ sở các chủ trương về hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.