PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA VIỆN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN
3.3. Nhiệm vụ cụ thể
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Viện nỗ lực đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo, tư vấn và thông tin về khoa học thương mại nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ sau:
- Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng X về đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Góp phần thực hiện tốt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 67/2006/QĐ - TTg ngày 21 - 3 - 2006 của thủ tướng Chính phủ
- Thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển thương mại đất nước, phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững;
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về thương mại;
- Bồi dưỡng kĩ năng hoạt động thương mại cho các tổ chức và cá nhân nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
- Tích cực tham gia kí kết các hợp đồng, hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị khác, các tổ chức quốc tế.
Viện Nghiên cứu Thương mại có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của Bộ Thương mại, với ba lĩnh vực hoạt động chính của Viện là nghiên cứu, đào tạo và hợp tác, tư vấn, Viện đã góp phần giúp những nhà quản lý kinh tế, những nhà đầu tư, những nhà lãnh đạo có những phương hướng hoạt động quản lý và đầu tư hợp lý. Với những số liệu về công tác đào tạo của Viện như ở phần trên đã nêu, có thể thấy Viện Nghiên Cứu Thương mại đang dần từng bước trở thành một đơn vị có khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thương mại, xứng đáng với sự giao phó của Thủ tướng chính phủ và với sự trông đợi của những nhà quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
KẾT LUẬN
Từ khi được thành lập đến nay, Viện Nghiên cứu thương mại đã có rất nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu khoa học, có nhiều đề án cấp Bộ và cấp Nhà nước, tìm hiểu những qui luật kinh tế trong nước và quốc tế, xây dựng những phương án, đề xuất cho Chính phủ, Bộ Thương mại và cho các địa phương các chiến lược phát triển kinh tế ngành và vùng hợp lý, khai thác, tận dụng những nguồn lực đất nước một cách có hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam đang vững vàng tiến bước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong điều kiện toàn cầu hoá đang diễn ra ngày một toàn diện và sâu sắc.
Năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, đó là một cơ hội cho Việt Nam phát triển nhưng cũng đặt ra muôn vàn những khó khăn thách thức đối với kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các ngành hàng của Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, vị thế của Viện Nghiên cứu thương mại ngày càng được nâng cao và củng cố, đồng thời trách nhiệm của Viện cũng ngày một nặng nề. Đòi hỏi phải có một hiểu biết sâu sắc nền kinh tế và một con mắt nhìn nhận, đánh giá tinh tế.
Trong thời gian thực tập ở Viện, em đã được tiếp xúc với rất nhiều những tài liệu hay, bổ ích về những vấn đề kinh tế Việt Nam và thế giới. Những tài liệu đó đã giúp em rất nhiều trong việc lựa chọn và triển khai đề tài thực tập tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn Viện.
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1:
Quá trình hình thành và phát triển
của Viện nghiên cứu thương mại 2
1.1. Lịch sử hình thành 2