Pháp luật về Bồi thường khi nhà nước khi thu hồi đất quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cho dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18a tại thành phố uông bí thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 28 - 98)

pháp 2013 và Luật Đất đai năm 2013.

Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước. Sau 10 năm thi hành Luật Đất đai 2003 đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội; đã thu hẹp sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong việc tiếp cận đất đai; khắc phục những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai.đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, trước biến động không ngừng của nền kinh tế, đặc biệt là các giao dịch bất động sản đã bộc lộ dần những hạn chế, trong đó có quyền sử dụng đất còn bộc lộ những yếu kém, không ổn định, phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” khá phổ biến Những bất cập của Luật Đất đai năm 2003 biểu hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các

quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai, chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ, nhất là điều kiện thực hiện các quyền.

Thứ hai: Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất thường xuyên thay đổi đã dẫn tới tình trạng bị so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm, mặt khác giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo khung giá nhà nước quy định nên còn thấp so với giá đất thị trường, điều này dẫn đến những phản ứng gay gắt của người sử dụng đất.

Thứ ba: Các quy định của pháp luật chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai, chưa giải quyết hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quy định đầy đủ, nhất là điều kiện thực hiện các quyền.

Thứ tư: Việc thực hiện cơ chế tự thỏa thuận đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư

chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, đồng thời giảm tải công việc cho các cơ quan nhà nước trong việc thu hồi đất. Tuy nhiên, đã tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất so với dự án do Nhà nước thu hồi trong cùng khu vực, hơn nữa, có nhiều dự án, người bị thu hồi đất đòi hỏi giá đất cao hơn, không hợp tác với nhà đầu tư, khiến dự án bị chậm tiến độ do đó rất khó hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (27, tr.66).

Thứ năm: Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ chưa được các cấp

chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, chưa có một chế tài đủ mạnh khiến cho các chủ đầu tư phải có ý thức trách nhiệm trong việc sắp xếp việc làm cho người bị thu hồi đất. Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, đồng thời nhằm giảm khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp của pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập, đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào cuộc sống. Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (Điều 76), cho một số trường hợp không được bồi thường về đất. Đối vớinhững trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này; đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất; đất được Nhà nước cho thuê trả tiền

thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Luật đất đai năm 2013 cũng đã bổ sung quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp đặc biệt (Điều 87). Bổ sung trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người thì người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để ổn định đời sống, sản xuất theo quy định của Chính phủ. Đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với dự án sử dụng vốn vay của các tổ chức quốc tế, nước ngoài mà Nhà nước Việt Nam có cam kết về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo khung chính sách đó. Nhằm hướng dẫn thi hành những quy định của Luật Đất đai năm 2013 liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, ngày 15/5/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2014/NĐ-CP “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” (thay thế Nghị định số 197/2004/NĐ-CP); cũng trong ngày 15/5/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2014/NĐ-CP “Quy định về giá đất” (thay thế Nghị định số 188/2004/NĐ-CP; Nghị định 123/2007/NĐ-CP…). Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HÒI ĐẤT CHO DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP QUỐC LỘ 18A TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ

2.1. Khái quát về dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18A tại thành phố Uông Bí

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý

Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ Long 45 km, cách Hà Nội 120 km, cách Hải Phòng 30 km. Tổng diện tích tự nhiên là 25546,40 ha chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý của Uông Bí nằm trong khoảng từ 21000’ đến 21010’ Vĩ độ Bắc và từ 106040’đến 106052’ kinh độ Đông:

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang;

- Phía Nam giáp Thị xã Quảng Yên và thành phố Hải Phòng; - Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ;

- Phía Tây giáp huyện Đông Triều.

Thành phố Uông Bí nằm cách không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường Quốc lộ 18, đường Quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội - Kép - Bãi Cháy chạy qua đã tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Uông Bí là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Với vị trí và những lợi thế, Uông Bí có điều kiện phát triển nhanh kinh tế - xã hội, thực hiện đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các vùng xung quanh và tỉnh Quảng Ninh trong tam giác phát triển kinh tế Bắc Bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Sơ đồ 2.1: Bản đồ Hành chính thành phố Uông Bí

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố)

b. Khí hậu, thủy văn

Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều - Móng Cái, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.

Dãy núi Bình Hương với độ cao 384 - 358 m nằm giữa vùng núi Yên Tử và

núi Bảo Đài đã tạo nên dải thung lũng dài, hẹp và vùng đất thấp làm cho khí hậu Uông Bí phân thành nhiều tiểu vùng khác nhau: vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa; vùng núi cao dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18 kéo dài đến hạ lưu sông Đá Bạc có tích chất khí hậu miền duyên hải.

Hệ thống sông suối của Thành phố phần lớn là các sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không lớn. Sông lớn nhất và có ảnh hưởng mạnh tới chế độ thuỷ văn của Thành phố là sông Đá Bạc, đoạn chảy qua Thành phố (thuộc địa phận các xã, phường Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh và Quang Trung) có chiều dài 12 km, rộng trung bình 400 m, độ sâu lúc thủy triều lên đảm bảo cho tàu 5.000 tấn và xà lan 400 - 500 tấn ra vào cảng; là đường thủy liên tỉnh, tàu bè và thuyền lớn có thể đi lại vận chuyển vật tư, hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng và ngược lại.

Ngoài sông Đá Bạc, Thành phố còn có các con sông khác như Vàng Danh, sông Uông và sông Sinh. Sông Vàng Danh là thượng nguồn của sông Uông, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Uông Bí. Sông Uông được tiếp nối từ sông Vàng Danh, kết thúc ở phần đất phường Quang Trung, là ranh giới giữa vùng nước ngọt và nước mặn, có đập tràn để lấy nước làm mát nhà máy điện Uông Bí. Sông Sinh bắt nguồn từ vùng núi phía tây bắc Uông Bí chảy qua trung tâm Thành phố (giữa phường Yên Thanh và phường Quang Trung), cắt trục đường 18 với chiều dài 15 km, sông này có khả năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Các sông đều xuất phát từ các dãy núi cao chảy qua Thành phố và đổ vào sông Đá Bạc.

c. Tài nguyên đất.

Uông Bí có diện tích đất tự nhiên là 25546,40 ha; trong đó 4420,56 ha là diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bằng 17,30% diện tích đất tự nhiên; 13554,58 ha là diện tích đất lâm nghiệp, bằng 53,66% diện tích đất tự nhiên; 4965,17 ha là diện tích đất ở, đất chuyên dùng, bằng 19,44% diện tích đất tự nhiên; 1020,75 ha là diện tích đất chưa sử dụng, bằng 3,99% diện tích đất tự nhiên; còn lại đất nuôi trồng thủy

sản và đất nông nghiệp khác.

Bảng 2.1: Bảng hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Uông Bí

STT LOẠI ĐẤT

Tổng diện tích các loại

đất

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong đơn

vị hành chính (1) (2) (3) (4) (5) Tổng diện tích đất tự nhiên (1+2+3) 25546,40 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 19560,49 76,57

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4420,56 17,30

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1985,72 7,77

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2434,84 9,53

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 13554,58 53,06 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 9671,41 37,86 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1494,18 5,85 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 2389,00 9,35 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1570,29 6,15 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 15,05 0,06

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4965,17 19,44

2.1 Đất ở OCT 545,73 2,14

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 51,45 0,20

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 494,28 1,93

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2911,19 11,40

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 37,90 0,15

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,57

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 47,86 0,19

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1201,24 4,70

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 219,78 0,86

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,89

STT LOẠI ĐẤT

Tổng diện tích các loại

đất

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện tích trong đơn

vị hành chính

(1) (2) (3) (4) (5)

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1020,75 3,99

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 402,99 1,58

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 437,92 1,71

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 179,83 0,70

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Uông Bí năm 2017)

2.1.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí

a. Tình hình dân số - lao động

Hiện trạng dân số:Theo báo cáo điều tra dân số tại Phòng thống kê

Thành phố Uông Bí đến năm 2017, toàn thành phố có 123.601 người (trong đó nam có 64.288 người chiếm 52%, nữ có 59.314 người chiếm 48%) và tiếp tục gia tăng trong năm 2018.

Thành phố có 11 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 2 xã; 101 thôn, khu; gồm 5 dân tộc là: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa. Mật độ dân số của thành phố Uông Bí năm 2016 là 484 người/km2.

Bảng 2.1: Tình hình dân số thành phố Uông Bí

Đơn vị tính: Người

Tiêu chí Tổng số Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I. Dân số (Người) 2015 118.328 61.249 57.079 110.531 7.797 2016 120.933 62.703 58.230 113.110 7.823 2017 123.602 64.288 59.314 115.625 7.977 II. Tốc độ tăng (%) 2015 102,2 102,0 102,5 102,2 102,2 2016 102,2 102,4 102,0 102,3 100,3 2017 102,2 102,5 101,9 102,2 102,0

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố năm 2015-2017)

Nghiên cứu bảng trên ta thấy tỉ lệ dân số qua các năm và ở hai khu vực thành thị và nông thôn không biến động nhiều.

Hiện trạng nguồn nhân lực: Trong giai đoạn 2015 - 2017, lực lượng lao động

của thành phố Uông Bí tăng bình quân 2%/năm. Năm 2017, lực lượng lao động thành phố có gần 77.000 người. Xét về cơ cấu, giai đoạn 2015 - 2017 lực lượng lao động công nghiệp, xây dựng; lao động thương mại - dịch vụ tăng, trong khi đó, lao động hoạt động trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố.

Bảng 2.1: Bảng Cơ cấu lao động trong độ tuổi của thành phố Uông Bí

Năm Giới tính (người)

Trong tuổi lao động (người)

Cơ cấu lao động (%)

Nam Nữ Nam Nữ NLN nghiệp CN-XD DVTM

2015 61.249 57.079 36.955 32.533 19.285 28.420 15.375

2016 62.703 58.230 39.174 33.949 18.520 29.845 15.835

2017 64.288 59.314 42.092 34.845 17.868 31.330 17.109

(Nguồn: Phòng Thống kê thành phố năm 2015-2017)

b. Tình hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, thành phố Uông Bí đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cho dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18a tại thành phố uông bí thực trạng và kiến nghị hoàn thiện (Trang 28 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)