Vai trò của MTĐT của Malaysia đối với lợi thế L

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 69)

2.3.2.1 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên

Như đã phân tích ở phần môi trường tự nhiên của Malaysia (phần 2.1.1) thì Malaysia có trữ lượng dầu khí lớn và giàu tài nguyên khoang sản. Đây chính là lợi thế địa điểm khá nổi bật thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Malaysia.

2.3.2.2 Lợi thế về lao động

Thị trường lao động của Malaysia luôn được đánh giá cao khi đứng trong top 25 những nước có hiệu quả thị trường lao động cao nhất. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF các tiêu chí quan hệ hợp tác giữa người lao động và sử dụng lao động, tính linh hoạt trong việc trả lương, sự tin cậy về tính chuyên nghiệp trong quản lí và không gian thu hút nhân tài của Malaysia năm 2015 cũng đạt được số điểm khá lần lượt là 5,3; 5,4; 5,5 và 5,1 điểm trên thang điểm 10.

51

Bảng 2.14 Xếp h ng chỉ số tính hiệu quả của thị trƣờng lao động của Malaysia và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015

Quốc gia Xếp h ng (từ cao xuống thấp) Năm 2012-2013 (144 nƣớc) 2013-2014 (148 nƣớc) 2014-2015 (144 nƣớc) 2015-2016 (140 nƣớc) Việt Nam 51 56 49 52 Malaysia 24 25 19 19 Singapore 2 1 2 2 (Nguồn: WEF 2012 – 2015)8

2.3.2.3 Lợi thế về cơ sở hạ tầng, giao thông

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF cũng đưa ra đánh giá về cơ sở hạ tầng của các quốc gia. Theo WEF cơ sở hạ tầng bao gồm bao gồm:

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: gồm các tiêu chí về chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể; chất lượng đường giao thông; chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt; chất lượng cơ sở hạ tầng cảng; chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải hàng không; số lượng ghế máy bay luôn có sẵn;

- Điện và cơ sở hạ tầng điện: gồm các tiêu chí về chất lượng cung cấp điện; thuê bao điện thoại di động; đường dây điện thoại cố định.

Bảng 2.15 cho ta thấy trong so với các nước trong khu vực thì cơ sở hạ tầng của

Malaysia nhìn chung là tốt (chỉ sau Singapore) và đang ngày một cải thiện. Đây cũng là một trong những lợi thế hấp dẫn trong việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài của Malaysia.

2.3.2.4 Lợi thế về vị trí địa lý

Một trong số các lợi thế địa điểm khác mà Malaysia sở hữu là có vị trí gần Singapore – một trong những trung tâm thương mại tài chính hàng đầu thế giới. Hàng năm có hàng trăm tập đoàn đa quốc gia chọn Singapore để thành lập trụ sở khu vực chính vì vậy các công ty đa quốc gia tại Malaysia sẽ dễ dàng kết nối mạng lưới của mình trên toàn cầu thông qua điểm trung tâm là Singapore.

52

Bảng 2.15 Xếp h ng môi trƣờng cơ sở h tầng của Malaysia và một số nƣớc khu vực Đông Nam Á từ 2012 – 2015

(Nguồn: WEF 2012-2015)9

2.3.2.5 Đánh giá lợi thế L của Malaysia qua số liệu thu hút FDI theo lĩnh vực

Bảng 2.16 Thu hút FDI của Mala sia theo lĩnh vực từ năm 2012 - 2015

(đơn vị: t RM)

Stt ĩnh vực Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Nông nghiệp, lâm

nghiệp và đánh bắt cá 0,318 1,000 0,416 0,389 2 Khai thác mỏ và khai thác đá (bao gồm dầu khí) 9,628 11,200 12,737 13,194 3 Sản xuất 13,104 14,400 4,969 17,111 4 Xây dựng 0,208 0,800 1,053 1,113 5 Dịch vụ 7,858 10,700 16,425 12,017 Tổng 31,116 38,100 35,600 43,046 Nguồn: MIDA 2013-201610

Những lợi thế địa điểm được nhắc đến ở trên được thể hiện khá rõ ràng trong cơ cấu thu hút FDI của Malaysia. Với lợi thế giàu tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ, đội ngũ lao động được đào tạo tốt, cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi, Malaysia chủ yếu thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, khai thác mỏ và khai thác đá (bao gồm

9 Số liệu do tác giả tổng hợp từ Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF từ năm 2012 đến 2015

10 Quốc gia Xếp h ng (từ cao xuống thấp) 2012-2013 (144 nƣớc) 2013-2014 (148 nƣớc) 2014-2015 (144 nƣớc) 2015-2016 (140 nƣớc) Việt Nam 95 82 81 76 Singapore 2 2 2 2 Malaysia 32 39 25 24 Indonesia 78 61 56 62 Thái Lan 46 47 48 44

53

dầu khí) và lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những ưu đãi mà Chính phủ Malaysia đưa ra để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như ưu đã về vị trí, ưu đãi về sử dụng lao động, ưu đãi về thuế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia giai đoạn 2012 2015 và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)