III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
4.1 Nhận xét:
Qua thực tế tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền, cũng như cách thức, nguyên tắc lập và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, có thể rút ra được một số nhận xét sau:
† Nhận xét chung về công tác kế toán:
- Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên Công ty cần phải lựa chọn một hình thức kế toán thích hợp, bên cạnh Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hạch toán nhất là kế toán vốn bằng tiền, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh, giúp cho Ban lãnh đạo Công ty đánh giá đúng tình hình tài chính của Công ty mà kịp thời đề ra chính sách chiến lược kinh doanh thích hợp.
- Công ty có mạng lưới tiêu thụ rộng lớn từ Bắc vào Nam với đa dạng hoá các mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã sử dụng chứng từ, sổ sách theo đúng chế độ kế toán quy định.
- Bộ máy kế toán được phân công nhiệm vụ rõ ràng giúp cho công tác kế
toán diễn ra thuận tiện và liên tục. Bên cạnh đó, việc tin học hoá công tác kế
toán tại Công ty giúp cho việc tổ chức hạch toán xử lý các nghiệp vụ kế toán đơn giản hơn, nhanh chóng, dễ dàng theo dõi, đồng thời lại chính xác và tiết kiệm được nhân lực.
† Nhận xét về tình hình luân chuyển vốn:
- Qua so sánh phân tích số liệu của Bảng lưu chuyển tiền tệ qua hai tháng 9, tháng 10. Ta thấy vòng luân chuyển vốn của Công ty lớn và tháng 10 có xu hướng cao hơn tháng 9, cho thấy Công ty hoạt động hiệu quả.
- Công ty đã phát huy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nhưng nguồn vốn lưu động mất khả năng tài trợ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, do đó Công ty phải vay nợ của các tổ chức tín dụng. Mặt khác, Công ty lại để cho một số đại lý, cửa hàng chiếm dụng một khoản vốn tương đối lớn làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
- Qua phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta thấy việc phân bổ vốn và kết cấu vốn của Công ty chưa hoàn thiện, Công ty cần phải có biện pháp làm giảm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả tránh tình trạng chiếm dụng vốn và ứ đọng vốn nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+ Về hoạt động kinh doanh: Công ty cần tăng cường các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; giảm các khoản chi tiêu bằng cách: tăng cường ký kết hợp đồng cung cấp thuốc, dịch vụ,… cho các đối tác, giảm thiểu các khoản chi tiêu khác.
+ Về hoạt động đầu tư: Do chỉ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tháng 10, không có các chỉ tiêu tác động nhiều mà chỉ có chỉ tiêu thanh lý tài sản cố
định, nên cần thanh lý các tài sản đã hết hạn khấu hao, mua sắm các thiết bị, máy móc mới để mở rộng sản xuất.
+ Về hoạt động tài chính: Do chỉ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tháng 10, nên các chỉ tiêu về hoạt động tài chính không có nên không thể đánh giá, phân tích cho tháng tiếp theo được.
4.2 Kiến nghị:
† Về tài khoản sử dụng chung:
- Khi áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, các đơn vị cần phải thống nhất theo quy định của Bộ tài chính về nội dung và phương pháp của từng tài khoản.
- Tại Tổng Công ty cũng mở các tài khoản kế toán để ghi chép, phản ánh theo quy định. Hàng quý lập Báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng Cân đối kế toán + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính
- Căn cứ hệ thống tài khoản của Tổng Công ty, từng đơn vị xác định cụ thể
các tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị mình cụ thể hoá chi tiết thêm từ tài khoản cấp 3, cấp 4 nhưng không trái với tài khoản của Tổng Công ty và hệ
thống tài khoản của doanh nghiệp. † Về công tác kế toán:
˜ Tiền mặt:
- Đối với tiền mặt kế toán quỹ cần ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự
phát sinh các khoản thu, chi, nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu và tính ra số
- Thủ quỹ hàng ngày phải kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với các số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
˜ Tiền gửi ngân hàng:
- Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu trên chứng từ gốc với số liệu ngân hàng thì phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. - Ở những đơn vị có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết để
giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng từng loại tiền gửi nói trên. † Về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Cho nên việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải đúng quy định về nguyên tắc, trình tự lập, phương pháp lập cũng như cách trình bày Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bên cạnh đó, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả
năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệ về khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả. Cho nên qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể
nhận biết rõ hơn về tình hình tài chính, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. † Về hình thức sổ kế toán:
Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ là hợp lý. Và việc sử dụng mẫu sổ, bảng biểu phải tuân theo quy định của từng loại hình thức kế toán và loại hình kế toán. Do Công ty là doanh nghiệp lớn, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
nhiều, phức tạp, bên cạnh đội ngũ nhân viên kế toán nhiều và đòi hỏi trình độ
chuyên môn kế toán cao nên hàng năm cần tổ chức các lớp học nhằm nâng cao nghiệp vụ về kế toán. Việc tuyển nhân viên kế toán cũng đòi hỏi những nhân viên có trình độ chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt để có thể đảm đương trách nhiệm trong công việc.
† Về áp dụng tiến bộ vào trong công tác kế toán:
Do là một Công ty lớn nên nghiệp vụ phát sinh nhiều cho nên cần phải áp dụng tin học hoá vào trong công tác hạch toán, đó là sử dụng phần mềm kế
toán. Và việc sử dụng phần mềm kế toán phải lựa chọn một phần mềm cho phù hợp với tình hình của Công ty. Bên cạnh thường xuyên cũng phải tổ chức các lớp đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng phần mềm kế toán cho các nhân viên khi có những thay đổi.
† Về tổ chức công tác kiểm soát, kiểm tra:
Việc tổ chức công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ cũng cần phải coi trọng giúp nâng cao hiệu quả, hiệu suất quản lý cũng như tạo niềm tin cho các đệ
tam nhân (ngân hàng, nhà đầu tư, khách hàng, đối tác,…).