Quy định về chủ thể HĐTCXD có sử dụng vốn NSNN, cụ thể về lựa chọn nhà
thầu thi công xây dựng công trình được quy định trong Luật Đấu thầu 2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Quy định về nội dung và công việc của HĐTCXD theo Thông tư số
09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn HĐTCXD, cụ thể tại Điều 2 “Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng thi công là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan…”
Quy định về thanh toán và quyết toán HĐTCXD có sử dụng vốn NSNN:
Trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán đối với những HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN lại khá phức tạp do tính nhạy cảm của vốn NSNN.
Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu) phải được ghi rõ trong HĐTCXD và phải được bên giao thầu xác nhận. Hồ sơ thanh toán HĐTCXD theo Điều 20 Nghị định
37/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ thanh toán cho 6 loại hợp đồng tương ứng như sau: Hợp đồng trọn gói; Họp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giả điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng xây dựng có công việc cung cấpthiết bị; Hợp đồng theo giá kết hợp.
Hồ sơ quyết toán: Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, đều quy định hồ sơ quyết toán HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN theo Điều 22 Nghị định 37/2015/NĐ – CP đã bao gồm 4 loại tài liệu cơ bản là: Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng; Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B); Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng; Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Phương thức thanh toán và quyết toán: Do tính chất nhạy cảm của nguồn vốn NSNN nên việc thanh toán, quyết toán cho các dự án, công trình có sử dụng vốn NSNN thường được nhà nước quản lý chặt chẽ hơn so với các dự án, công trình sử dụng vốn thông thường, thông qua các văn bản pháp luật mà đặc biệt là TT 86/2011/TT-BTC.
Thời hạn thanh toán và quyết toán:
+ Thời hạn thanh toán: Theo quy định tại Điều 37.1 mẫu HĐXD ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT:“Thời hạn thanh toán có thể quy định thanh toán ngay hoặc trong vòng một sổ ngày nhất định kê từ ngày Nhà thầu xuất trình đầy đủ các chửng từ theo yêu cầu. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật”. Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-
CP lại quy định thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận trong họp đồng trên cơ sở phù hợp với quy mô và tính chất của từng hợp đồng nhưng không được kéo dài quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Thời hạn quyết toán: Điều 22 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định thời hạn thực hiện quyết toán HĐXD thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 147 Luật XD
2014:“Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thoả thuận. Riêng
đối với hợp đồng xây dụng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có). Trường hợp họp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán họp đồng nhung không vượt quá 120 ngày”. Theo quy định của Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì thời hạn quyết
toán HĐXD công trình có sử dụng vốn NSNN thông thường tối đa là 60 ngày, đối với công trình có quy mô lớn thì tối đa là 120 ngày. Trong khi đó, theo quy định của Chương VI mẫu hợp đồng trong mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT thì thời hạn quyết toán là “trong vòng 56 ngàv kể từ ngày nhận
được bản kê chi tiết đúng và hoàn chỉnh của Nhà thầu”.
Quy định về thời điểm có hiệu lực của HĐTCXD có sử dụng NSNN: Việc xác
định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định được thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là xác định được thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau, và đặc biệt là khi giải quyết các tranh chấp tài sản trong hợp đồng mà quy ra thành tiền thì xác định giá trị của tài sản đó theo thời giá thị trường tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời hiệu lực của hợp đồng cũng là một trong những căn cứ để xem xét về tính hợp lệ và thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự.
Điều 401, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng dân sự như
sau: “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Khoản 2 Điều 139, Luật Xây dựng 2014 quy định: “Thời điểm có hiệu lực của
hợp đồng xây dựng là thời điểmký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên
hợp đồng thỏa thuận”.
Khoản 2 Điều 6, Nghị định 37/2015 quy định: “Thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng)”.
Như vậy, với các HĐTCXD có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thời điểm có hiệu lực của HĐTCXD là thời điểm bên giao thầu nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Quy định về bảo đảm và thực hiện HĐTCXD công trình có sử dụng NSNN:
Khoản 4, Điều 16 Nghị định 37 quy định “Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng
được xác định trong khoảng từ 2% đến 10% giá hợp đồng xây dựng; trường hợp để
phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận”.
Theo Khoản 3 Điều 66 Luật Đấu thầu “giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được
quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 2% đến 10% giá
trúng thầu”. Mâu thuẫn giữa hai văn bản này ở chỗ căn cứ để xác định mức bảo đảm
thực hiện hợp đồng. Nghị định 37 thì căn cứ theo giá hợp đồng, Luật Đấu thầu thì căn cứ theo giá trúng thầu.
Quy định về bảo hành trong giao kết và thực hiện HĐTCXD có sử dụng NSNN
Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo hành công trình do mình thi công. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP định nghĩa về bảo hành công trình như sau:
“Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng” (Điều 3, Khoản 17).
Theo Điều 35 Nghị định 46/2015/NĐ-CP quy định thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, thời gian bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi nghiệm thu khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình.
Đối với công trình sử dụng vốn NSNN, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn Điều 35; Liên quan về vấn đề bảo hành công trình,
Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và Thông tư số 09/2016/TT-BXD cũng có quy định tương tự như Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Điểm khác biệt duy nhất là trong khi Thông tư số 09/2016/TT-BXD và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP tạo điều kiện cho các bên trong hợp đồng tự thỏa thuận về thời hạn mà nhà thầu phải tiến hành sửa chữa, khắc phục hư hỏng sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư trong thời gian bảo hành thì Nghị định số 37/2015/NĐ-CP lại quy định cụ thể:
Quy định về giải quyết tranh chấp từ HĐTCXD có sử dụng NSNN
Trong quá trình thực hiện các Hợp đồng xây dựng có rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh bởi các nguyên nhân khác nhau. Nếu các tranh chấp này đã được dự liệu ngay trong hợp đồng thì khi phát sinh các bên sẽ có cơ chế giải quyết, nhưng nếu tranh chấp này chưa được dự liệu trong hợp đồng thì sẽ dẫn tới việc giải quyết kéo dài và gây thiệt hại cho các bên. Các tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân như: các tranh chấp liên quan đến thiết kế; các yêu cầu bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng bị chậm trễ, không đúng thiết kế hoặc không bảo đảm chất lượng; bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng; yêu cầu liên quan đến bảo hiểm công trình, chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng…
Theo mục 7, Điều 45, Nghị định số 37/2015/ NĐ – CP về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thì về nguyên tắc mọi vi phạm đều phải được xử lý, mọi tranh chấp đều phải được giải quyết. Các vi phạm về hành chính và hình sự thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm được xử lý theo các biện pháp hành chính và theo luật hình sự thích hợp tương ứng. Các tranh chấp có tính chất dân sự và kinh tế thường được giải quyết theo hướng thương lượng. Nếu không được thì đưa ra Tòa kinh tế hoặc Trọng tài Thương mại để phân xử theo pháp luật.
Thông thường, tranh chấp được bắt đầu bằng một khiếu nại (thường là từ phía nhà thầu xây dựng và liên quan đến các rủi ro không lường trước). Các bên liên quan (chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn) luôn cố gắng giải quyết các khiếu nại thông qua các hình thức thỏa thuận (chủ đầu tư chi trả thêm cho nhà thầu hoặc/và đồng ý kéo dài thời gian thực hiện còng trình xây dựng). Nếu không thỏa thuận được, khiếu nại
trở thành tranh chấp và cần phái được tiến hành hòa giải. Trường hợp xấu hơn, khi mọi nỗ lực hòa giái không thành công thì tranh chấp biến thành xung đột. Xung đột chỉ có thể giải quyết thông qua trình tự tố tụng tại Tòa kinh tế hoặc trọng tài Thương mại.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÓ SỬ DỤNG VỐN NSNN TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ 2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh