2.1.3.1. Vị trí chức năng
Theo quy định tại Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ thì:
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
Tại điều 4 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn quốc.
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn cho các dự án môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động bảo vệ môi trường: xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra; các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ trao các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường; thực hiện các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BVMT Việt Nam.
- Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
- Nhận ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu đối với các tổ chức và cá nhân trong nhập khẩu phế liệu.
- Thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM), bao gồm:
+ Tổ chức theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs được Ban chấp hành quốc tế về CDM cấp cho các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
+ Chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM); xem xét, phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát dự án CDM;
+ Trợ giá đối với sản phẩm của dự án CDM.
Chính phủ và theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt mức, thời gian và hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng vốn hỗ trợ đầu tư từ Quỹ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định các nội dung và hình thức hỗ trợ phát sinh trong quá trình hoạt động
- Thực hiện các chương trình, dự án và nhiệm vụ khác do thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao.
2.1.4. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
Theo điều 7 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg ngày 26/12/2014 của Thủy tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thì nguồn vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm:
- Vốn điều lệ do ngân sách Nhà nước cấp: từ 500 (năm trăm tỷ lên 1.000 (một nghìn) tỷ đồng trong 3 năm (2015-2017 ; đến năm 2017, được cấp đủ 1.000 (một nghìn) tỷ đồng.
- Vốn bổ sung hằng năm từ các nguồn:
+ Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ;
+ Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào ngân sách nhà nước;
+ Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
2.1.5. Các hoạt động chính của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
2.1.5.1. Cho vay với lãi suất ưu đãi
Theo Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và Quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay, tài trợ và đồng tài trợ được Hội đồng quản lý ban hành, cho vay với lãi suất ưu đãi là một trong những hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua Quỹ để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với các chủ đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường Việt Nam.
2.1.5.2. Hỗ trợ lãi suất vay
Hỗ trợ lãi suất vay là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua Quỹ để hỗ trợ một phần lãi suất cho nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường, khi tổ chức, cá nhân đó vay vốn của các tổ chức tín dụng ngoài Quỹ được phép hoạt động tại Việt Nam; dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; vốn vay đã hoàn trả cho các tổ chức tín dụng.
Đối tượng được hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật thì được xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất vay vốn được tiến hành mỗi năm một lần trên cơ sở số nợ gốc và lãi vay đầu tư dự án mà nhà đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các khoản nợ quá hạn).
Nhà đầu tư có dự án bảo vệ môi trường chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất vay một lần đối với số vốn vay đầu tư (không bao gồm các khoản nợ quá hạn) tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc ác định mức hỗ trợ lãi suất vay vốn căn cứ vào tổng số vốn đã vay của nhà đầu tư từ các tổ chức tín dụng để đầu tư và lãi suất vay tại thời điểm vay nhưng không quá 50% mức trần lãi suất do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm ký kết hợp đồng hỗ trợ lãi suất.
Nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có dự án bảo vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật, đề nghị được hỗ trợ lãi suất vay phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Dự án được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác nhận là dự án thực hiện có hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường hoặc giải quyết các vấn đề bước xúc về môi trường;
- Việc hỗ trợ lãi suất thực hiện khi dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay cho các tổ chức tín dụng;
- Dự án chưa được vay với lãi suất ưu đãi hoặc tài trợ bằng nguồn vốn hoạt động của Quỹ và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc này;
- Được chấp nhận sau khi thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất vay vốn.
2.1.5.3 Tài trợ và đồng tài trợ
Tài trợ và đồng tài trợ dự án bảo vệ môi trường là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính không hoàn lại của Nhà nước thông qua Quỹ đối với các nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các dự án bảo vệ môi trường Việt Nam được các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác nhận thuộc đối tượng theo quy định.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tài trợ cho nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân) có các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường sau:
- Phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường;
- Xây dựng, triển khai các dự án huy động nguồn vốn của Quỹ nhằm thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa môi trường gây ra;
- Các chương trình, kế hoạch, dự án theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức các giải thưởng môi trường, các hình thức khen thưởng nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Các dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (Quyết định 2031/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đồng tài trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường được quy định nêu trên.
Điều kiện tài trợ và đồng tài trợ
+ Chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác nhận thuộc đối tượng quy định nêu trên;
+ Đối với dự án đầu tư bảo vệ môi trường, nhà đầu tư phải có vốn đối ứng ít nhất là 50% tổng kinh phí đầu tư để thực hiện dự án đó;
+ Hồ sơ in tài trợ hoặc đồng tài trợ được Quỹ chấp thuận và tiến hành ký hợp đồng tài trợ hoặc đồng tài trợ.
Mức tài trợ
Mức vốn tài trợ tối đa bằng 50% tổng chi phí để thực hiện các dự án, chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường xin tài trợ và phải phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ cho phép.
Thẩm quyền quyết định
Giám đốc Quỹ quyết định mức tài trợ trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp; trên mức thẩm quyền của Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
2.1.5.4 Trợ giá sản phẩm dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được Nhà nước giao cho thực hiện một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch (CDM , bao gồm: (i tổ chức, theo dõi, quản lý, thu lệ phí bán chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs được Ban Chấp hành quốc tế về CDM cấp tại Việt Nam; (ii Hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về dự án CDM; em ét, phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và giám sát dự án CDM; (iii) Trợ giá sản phẩm của dự án CDM.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện trợ giá sản phẩm của dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (CDM theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng và Thông tư số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04
tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch (sau đây gọi là dự án CDM , cụ thể như sau:
Đối tượng được trợ giá
- Điện được sản xuất từ năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt và thuỷ triều;
- Điện được sản xuất từ thu hồi khí mêtan (CH4) từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than.
Điều kiện trợ giá
- Thuộc sản phẩm được trợ giá quy định;
- Phương án giá sản phẩm được Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thẩm định, có kết quả là chi phí sản xuất thực tế của sản phẩm lớn hơn giá bán theo hợp đồng;
- Hợp đồng bán sản phẩm đã được ký kết và có hiệu lực, trong hợp đồng thể hiện rõ giá bán của sản phẩm;
- Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thư ác nhận hoặc Thư phê duyệt; - Nhà đầu tư có sản phẩm trợ giá có văn bản đề nghị trợ giá kèm theo hồ sơ hướng dẫn gửi Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sử dụng vốn cho các hoạt động nghiệp vụ của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam tính đến 31/12/2016
2.2. Phân tích hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
2.2.1. Quy trình hoạt động cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
2.2.1.1. Quy trình cho vay
Quy trình nghiệp vụ cho vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quy định tại Phần c. Quy trình nghiệp vụ cho vay của Sổ tay tín dụng Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Nhìn chung, quy trình nghiệp vụ cho vay của Quỹ BVMTVN tuân theo hầu hết tất cả các bước quy trình cho vay được quy định của Ngân hàng nhà nước.
Sơ đồ 2.3 Các bƣớc cho vay tại Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam)
Tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định sơ bộ Thẩm định khách hàng Phê duyệt và ký kết hợp đồng vay vốn GIẢI NGÂN
Kiểm tra và giám sát sau giải ngân
Thu hồi nợ vay và thanh lý hợp đồng
Tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng
Đây là bước sàng lọc sơ bộ và cũng là bước giúp triển khai danh mục cho vay theo đúng định hướng, hỗ trợ kiểm soát rủi ro tín dụng.
CBTD cần thu thập các thông tin cơ bản trong quá trình tiếp cận khách hàng đồng thời trao đổi và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ trong trường hợp khách hàng có nhu cầu:
- Thông tin về khách hàng: tên, địa chỉ, điện thoại liên lạc, đặc điểm chủ sở hữu và đội ngũ quản lý; Ngành nghề sản uất kinh doanh chính, quy mô hoạt động, tình hình quan hệ với các TCTD đang vay vốn (nếu có ; Thông tin về định hướng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của khách hàng; Năng lực, định hướng, phương thức sản uất kinh doanh; Tình hình tài chính, tình hình kinh doanh hiện tại và các năm trước quy mô, vị thế của khách hàng; Nhu cầu và khả năng dự kiến sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Quỹ BVMTVN.
- Tùy theo nhu cầu vay vốn cụ thể của khách hàng, CBTD căn cứ vào quy đinh và quy chế cho vay và yêu cầu của từng loại cho vay để hướng dẫn khách hàng vay vốn lập hồ sơ vay vốn.
Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định sơ bộ
Sau khi tiếp cận khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến