Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 27)

1.2.1. Tích cực:

Di chuyển lao động quốc tế ngày càng có xu hướng tăng, trở thành một hiện tượng toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng di cư không thể bị ngăn cản và lượng

lao động di cư đã trở nên quan trọng, không thể thiếu đối với nhiều nền kinh tế trên khắp thế giới.

Đối với các nước đang phát triển, dân số thường khá trẻ - đồng nghĩa với đó là lực lượng lao động còn trẻ, dồi dào và có mức lương tương đối thấp so với các nước phát triển, trong khi đó, nhu cầu lao động của nền kinh tế này lại không hấp

thụ hết lượng lao động nói trên, từ đó làm phát sinh nhu cầu di cư sang nước ngoài – đặc biệt là các nước đang phát triển – để làm

việc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia cũng tham gia ký kết nhiều hiệp định

thương mại tự do kiểu mới, trong đó không chỉ quy định tự do hóa thương mại mà còn thúc đẩy tự do hóa lao đọng, giúp cho việc lưu chuyển các nguồn lực

cũng như nguồn nhân lực ngày càng tự do hơn giữa các nước, dẫn đến việc cạnh

tranh về hàng hóa “sức lao động” càng cao. Trong điều kiện đất nước dồi dào về

sức lao động, nhưng chủ yếu là lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn

tay nghề thấp, giá rẻ, sức ép việc làm lớn, nên xuất khẩu lao động (XKLĐ) không

những là một chủ trương lớn mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao

động, củng cố và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế cho các nước đang phát triển.

14

Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, có thể xét trên hai khía cạnh là kinh tế và xã

hội.

Về mục tiêu kinh tế:

Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà

nước.

Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động

Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong

thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp

đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên

cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao

động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động

với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng

10 – 15 lần so với thu nhập trong nước. Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh

doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.

Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức

xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động là không quá 1 tháng lương theo mỗi năm làm việc (Nghị định 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài). Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản

hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.

15

Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất

nước.

XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu

ngoại tệ cho đất nước. Thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được

một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước

thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu....

Với các nước kém phát triển, việc tạo vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó trở

thành mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa nói chung và trong chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh kinh tế thế

giới hiện nay, không một quốc gia đang phát triển nào lại đặt hy vọng vào việc thực hiện công nghiệp hóa chỉ bằng vốn của bản thân. Qua kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho thấy những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Đài Loan, Hàn Quốc, vốn nước ngoài thường chiếm 30-40% tổng giá trị đầu tư trong thời

kỳ đầu công nghiệp hóa. Còn những nền kinh tế có tỷ lệ vốn nước ngoài thấp như

Ấn Độ, Trung Quốc khoảng 10% tổng giá trị đầu tư thì tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn.

Quá trình công nghiệp hóa tại các nước đang phát triển đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và phải được sử dụng hiệu quả. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Cũng thông qua

xuất khẩu, quốc gia đó sẽ có nguồn cung ứng ngoại tệ để mua hàng hóa, thiết bị

phục vụ cho sản xuất trong nước. Ngoài ra, các quốc gia có nhu cầu lớn đối với vật tư, thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, nếu không nhập khẩu sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng lớn. Điều đó sẽ không những kìm hãm quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, tác

động đến lạm phát và nhiều vấn đề xã hội khác.

16

Theo số liệu thống kê, tổng các nguồn thu ngoại tệ ở nước ta từ các hình thức kinh tế đối ngoại gồm: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, du lịch, vận tải đường biển, hàng không, xuất khẩu sức lao động, kiều hối, dịch vụ ngân hàng, bưu điện

và các dịch vụ khác ... trong vòng 5 năm (1986-1990) là 1.753 triệu USD. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong cùng thời gian này là: 6.842 triệu USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bằng 3,9 lần nguồn thu ngoại tệ của tất cả các

hình thức khác và bằng 3/4 tổng nguồn ngoại tệ của cả nước (khoảng 74,5%).

Giai đoạn 2010-2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 15.641,7 triệu USD, trong khi đó, tổng các khoản thu ngoại tệ khác đạt 8.694 triệu USD. Như vậy, tổng kim

ngạch xuất khẩu gấp 2 lần các hình thức trên và chiếm 2/3 tổng nguồn thu ngoại

tệ. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 1996 - 2000 là: 51.796 triệu USD và chiếm 1/2 tổng nguồn thu ngoại tệ của cả

nước.

Như vậy kinh tế đối ngoại nói chung và trực tiếp là hoạt động xuất khẩu có vai trò quan trọng tạo ra nguồn vốn để mua thiết bị công nghệ kỹ thuật từ thế giới vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.

Xuất khẩu góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển: Khi tham gia thị trường thế giới mỗi quốc gia đều phải căn cứ vào nhu

cầu thị trường để tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động nhằm cung ứng các

sản phẩm và dịch vụ phù hợp, điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở việc thông qua xuất khẩu để tạo điều kiện cho các ngành có cơ hội phát triển thuận lợi. Trong nền kinh tế các ngành sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau; sản phẩm của ngành này có thể là nguyên liệu chủ yếu cho ngành khác hoặc chí ít cũng có

những tác động bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Về mục tiêu xã hội

Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần

giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm

17

được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên “nhàn cư vi

bất thiện”.

Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình

độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác

phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học

hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng

thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi

XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc

thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng,

đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện

Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng hơn 90 triệu dân, đứng thứ 12 trên thế giới. Phân công lao động trong nước chưa được mở rộng, lao động vẫn chủ yếu

tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp là chính.

Đặc biệt là vấn đề dư thừa mức lao động của Việt Nam vẫn là vấn đề căng thẳng

và khó giải quyết. Năm 2010, theo điều tra của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 5,88%; năm 2011 là 6,01%; năm 2012 là 6,85%; năm 2013

là 7,04% và năm 2014 là 6,44%. Mặc dù đến năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp của cả nước có giảm xuống còn 6,13% song chưa năm nào cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đạt ở mức bình thường của thế giới là

5%.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có một chủ trương đúng đắn, kết hợp với nhiều biện pháp và phải được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đại hội đại biểu lần thứ IX đã đưa vấn đề con người trở thành trung tâm của thời đại, vậy xuất khẩu có tác động gì đến con người? Đây chính là nhân tố để thực hiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trong các giải pháp, cần phải kể đến vai trò của xuất khẩu đối với vấn đề giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân.

18

Hoạt động xuất khẩu tăng, chẳng những khối lượng lao động có việc làm tăng lên, mà còn kích thích, kéo theo hàng loạt ngành nghề khác phát triển như dịch vụ vận tải biển, bộ, hàng không, thanh toán quốc tế... Sở dĩ như vậy là do lưu

lượng hàng hóa được lưu chuyển giữa thị trường trong nước và thị trường nước

ngoài tăng lên thành các dịch vụ trên mới có điều kiện phát triển.

Xuất khẩu còn khôi phục lại các nghề cũ như: dệt thảm, sơn mài, gốm sứ, khảm

trai, khảm bạc đã có từ hàng ngàn đời nay phát triển. Mặt khác, hàng loạt các ngành nghề mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại như lắp ráp điện

tử, sản xuất ô tô xe máy, khai thác và chế biến dầu khí, chế tạo thức ăn... sẽ giải

quyết được việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần nâng cao mức sống của

người dân. Xuất khẩu lao động cũng chính là nhân tố quan trọng kích thích quá trình liên doanh liên kết với các công ty, các hãng sản xuất, kinh doanh nước ngoài phát triển góp phần giải quyết một lượng lớn lao động ở trong

nước.

Ngoài ra, số lao động dư thừa tại các nước đang phát triển tăng còn do một lí do

khác nữa là tốc độ phát triển của sản xuất trong những năm qua không tương xứng với tốc độ tăng dân số. Trong khi đó, một số ngành nghề, nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất như trong lĩnh vực dệt, may mặc, da giày, ở lĩnh vực

nông nghiệp như sản xuất phân đạm, thuốc trừ sâu, thức ân gia súc,... Do vậy, nhiều nhà máy phải cho công nhân nghỉ việc, hoặc tạm nghỉ không ăn lương. Nếu đẩy mạnh xuất khẩu có nghĩa là có phương tiện để nhập khẩu vật tư thiết bị

được nâng lên. Không chỉ có vậy, xuất khẩu còn có nghĩa tạo ra nguồn vốn nhập

khẩu các tư liệu tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống (cả về vật chất lẫn tinh

thần) của con người, nhân tố trung tâm, giữ vị trí quyết định trong quá trình công

nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam. 19

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hê kinh tế đối ngoại của nước ta:

Hoạt động ngoại thương luôn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc

tế. Hình thức phổ biến hiện nay trong các quan hệ kinh tế đối ngoại là thông qua

buôn bán hàng hóa và dịch vụ. Vị thế của quốc gia trên trường quốc tế phụ thuộc

rất lớn vào khả năng chiếm lĩnh thị trường và hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa rất

lớn. Có hàng hóa xuất khẩu mới có cơ sở để thực hiện và mở rộng các mối quan

hệ buôn bán với các quốc gia khác và thông qua xuất khẩu tạo được nguồn ngoại

tệ cần thiết phục vụ nhập khẩu kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, vật tư hàng

hóa thiết yếu làm tăng cường tiềm lực kinh tế của đất nước. Nhờ đó có thể tham

gia sâu rộng hơn vào sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, thắt chặt hơn các

mối quan hệ quốc tế cũng như đảm bảo sự bình đẳng trong các mối quan hệ.

1.2.2. Tiêu cực:

Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã bộc lộ những

ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia

đình và cộng đồng có người đi xuất khẩu lao động, như: chức năng gia đình bị biến đổi, vai trò giới truyền thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như: tha hoá về đạo đức, lối sống; mắc các tệ

nạn xã hội; quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; gia đình lục đục, tan vỡ; thiếu quản

lý, giáo dục con cái; nợ nần...

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn, góp phần tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên,

XKLĐ cũng bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia đình, cộng đồng...

Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các công ty XKLĐ, tăng cường hoạt động truyền

thông, nâng cao nhận thức của gia đình và xã hội đối với XKLĐ, tích cực tư vấn,

hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người đi XKLĐ. 20

nghiệp XKLĐ và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phối hợp các ngành chức năng để quản lý và hỗ trợ phụ nữ sống và làm

việc tại nước ngoài; hỗ trợ các gia đình có người (đặc biệt là phụ nữ) đi XKLĐ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 27)