Những khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về tội tổ CHỨC sử DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA túy –THỰC TIỄN xét xử tại tòa án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ – TP đà NẴNG (Trang 32 - 33)

II NỘI DUNG

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết vụ án hình sự về tội tổ chức sử

2.2.2 Những khó khăn, vướng mắc

Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong 03 năm (2019- 2021), tôi đã rút ra những nhận xét chung về những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong thực tiễn xét xử.

Thứ nhất, một số trường hợp còn khó khăn trong việc định danh và định khung hình phạt trong trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Thứ hai, khó khăn trong những vụ án có số lượng đông người tham gia, dễ bị bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, khó khăn trong việc áp dụng những văn bản pháp luật hướng dẫn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, còn có nhiều mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn xét xử về tội này.

Ví dụ, theo Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30-6-2020 của TANDTC về giải đáp nghiệp vụ thì: “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện; cung cấp ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ... để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma túy”. Căn cứ theo hướng dẫn này của TANDTC thì trường hợp người nghiện ma túy cung cấp ma túy cho người nghiện ma túy khác sử dụng thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Còn thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 quy định: “Người nghiện ma túy có chất ma túy (không phân biệt nguồn gốc ma túy do đâu mà có) cho người nghiện ma túy khác chất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy”. Căn cứ theo quy định này thì trường hợp người nghiện ma túy cung cấp ma túy cho người nghiện ma túy khác sử dụng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà tùy từng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Như vậy, giữa Thông tư liên

tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 và Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 đã có sự mâu thuẫn khi cùng một vấn đề nhưng lại có 02 cách giải quyết khác nhau. Mặc dù tại thời điểm ban hành Công văn số 02/TANDTC-PC ngày 02/8/2021 thì Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 đã hết hiệu lực thi hành. Nhưng Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30-6-2020 của TANDTC về giải đáp nghiệp vụ là văn bản đơn ngành của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ là các giải đáp vướng mắc mang tính chất nội bộ Ngành, không mang những thuộc tính chung của pháp luật là tính quy phạm phổ biến và tính bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước. Do vậy, các vấn đề liên quan đến việc xác định các yếu tố cấu thành tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” vẫn cần áp dụng tinh thần và quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007. Và trên thực tế, các cơ quan quan tiến hành tố tụng vẫn sử dụng các quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007 để xử lý loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về tội tổ CHỨC sử DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA túy –THỰC TIỄN xét xử tại tòa án NHÂN dân QUẬN sơn TRÀ – TP đà NẴNG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w