•Ngắn mạch ở động cơ M1:
- Khi ngắn mạch ở động cơ M1 thì CB của động cơ M1 sẽ tác động trước nếu CB của động cơ M1 không tác động thì CB tổng sẽ tác động. Như trong hình minh họa thì việc tính chọn CB cho động cơ M1 là hợp lí.
- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus3 (bus tổng): Ixk=7,5 kA < Icu=65 kA (CB tổng) => vậy ta chọn CB tổng vậy là hợp lí.
- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus4 (bus của động cơ M1):
Ixk=6kA < Icu=10kA(Icu của CB động cơ M1) => Vậy ta chọn CB cho động cơ M1 vậy là hợp lí.
•Ngắn mạch ở động cơ M2:
- Tương tự khi ngắn mạch ở động cơ M2 thì CB của động cơ M2 tác động trước nếu CB của động cơ M2 không tác động thì CB tổng tác động vậy việc chọn CB của động cơ M2 là hợp lí.
- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus5 (bus của động cơ 2):
Ixk=6kA < Icu=10kA (Icu của CB động cơ M2) => vậy ta chọn CB cho động cơ M2 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M2 và CB tổng
3.2 Lựa chọn contactor và rơ le nhiệt:
Ta có: Icontactor = (1,2-1,5) * Ittdc = (1,2-1,5)*114 = (136.8-171) (A) Tra theo catologo của hãng LS chọn contactor MC-185a (In=185A).
*Ở mạch này với động cơ 60kW thì ta sử dụng khởi động mềm cho động cơ vì động cơ 60kW đã là động cơ có công suất lớn nên khi khởi động có tải thì dòng điện khởi động sinh ra lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp điện cho động cơ nên ta sử dụng khởi động mềm (soft starter) để khởi động để giảm bớt dòng khởi động, ổn định điện áp của động cơ, nâng cao hệ số công suất của động cơ cũng như là tiết kiệm chi phí điện năng sử dụng. Ngoài ra ở các khởi động mềm cũng trang bị bộ kiểm soát nhiệt độ cũng như là dòng quá tải nên ta cũng không cần phải chọn them role nhiệt cũng như các thiết bị bảo vệ cho động cơ.
3.3 Lựa chọn rơ le thời gian :
+Sử dụng loại relay thời gian là ON Delay có đế 8 chân, điều chỉnh thời gian bằng biến trở trên mặt.
+Tùy theo thời gian phù hợp với ứng dụng có các dãy thời gian là: 6S, 10S, 30S, 60S, 10M, 30M, 60M, 2H, 6H.
+Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz.
+Ta chọn rơ le thời gian GT3S-1AF20 của IDEC.