Kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hình thành văn hóa đọc cho học sinh lớp 11a7 trường trung học phổ thông đức hợp thông qua xây dựng mô hình tủ sách lớp học (Trang 26)

Qua hơn 6 tháng mô hình tủ sách lớp 11A7đi vào hoạt động đã đạt được những kết quả đáng mừng.

* Qua điều tra khảo sát về chất lượng, hiệu quả từ việc khai thác sách của học sinh toàn trường 6 tháng năm học 2018 - 2019, kết quả như sau:

Số HS được khảo sát 44

- Số liệu ở bảng trên cho thấy được số lượt mượn sách của học sinh tăng lên đáng kể. Hiệu quả mang lại từ việc đọc sách rất tốt:

+ Kích thích tiềm năng đọc, tạo thói quen đọc sách

- Khi chưa có tủ sách của lớp năm học 2017- 2018 có rất ít lượt học sinh mượn sách tại thư viện (cả mượn về nhà và đọc tại thư viện)

- Khi có tủ sách, từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019 có khoảng 300 lượt học sinh mượn sách tại tủ sách về nhà và hàng nghìn lượt đọc sách tại lớp.

- Qua theo dõi và kết quả thống kê cho thấy lượng học sinh đọc sách đã tăng rõ rệt, học sinh đã có thói quen đọc sách, việc đọc sách đã tạo hiệu ứng đồng loạt, kích thích những em không thích và không có thói quen đọc sách tham gia đọc sách. Việc đọc sách đã trở thành thói quen của học sinh.

- Qua việc trao đổi trực tiếp với học sinh cho thấy các em đều rất hài lòng với tủ sách của lớp vì nó đã tạo sự thuận lợi cho việc mượn sách, giúp các em có nhiều cuốn sách để đọc, tìm được nhiều điều lí thú trong sách, bổ trợ nâng cao kiến thức cho các em trong học tập và cuộc sống.

+ Tác dụng nâng cao kiến thức và rèn kỹ năng sống

- Việc đọc sách thực sự đã có tác dụng rất lớn cho phong trào học tập tại trường, chính thói quen đọc sách đã làm cho các em chăm học hơn, nâng cao kiến thức hơn trong mọi lĩnh vực, kiến thức trong học tập, kiến thức về môi trường, kiến thức về xã hội, kiến thức về kỹ năng sống.

- Thông qua việc tự nguyện quản lí tủ sách, qua giao lưu chia sẻ kiến thức đã hình thành giá trị sống (giá trị chia sẻ).

+ Tác động ngược trở lại tới người thầy, với người thân trong gia đình

-Trong các giờ học trên lớp các em đã mạnh dạn hơn trong việc thảo luận kiến thức bài giảng với thầy cô, bạn bè.

- Vì được đọc sách nên đã kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, các em có nhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc cần được thầy cô giải đáp.

- Để giải đáp được những thắc mắc của các em, để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc giảng dạy thì buộc các thầy, cô phải đọc sách.

- Tủ sách phụ huynh buộc cha mẹ phải quan tâm tới việc đọc sách của con mình, và chính học sinh sẽ là nhân tố tác động ngược trở lại để người thân củ mình cùng tham gia đọc sách.

27 download by : skknchat@gmail.com

- Cái được nhất sau quá trình vận dụng mô hình tủ sách tại lớp 11A7 và phát huy hiệu quả đọc sách của học sinh là các em hiểu biết nhiều hơn các kiến thức về tự nhiên, xã hội. Kĩ năng sống được nâng cao hơn. Các em đam mê viết văn và nhiều bài văn hay hơn xuất hiện. Phụ huynh rất đồng tình và đã có nhiều người đến lớp để tặng sách. Không những học sinh được học thêm mà các giáo viên cũng có thêm điều kiện tự học tự bồi dưỡng kiến thức của mình.

* Kết quả thu được từ những buổi tọa đàm về sách theo chủ đề : Mỗi

* Đặc biệt trong cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2019” thì 100% học sinh lớp 11A7 đã tham gia vòng thi cấp trường và lựa chọn được 3 bài thi cấp tỉnh. Trong đó em Nguyễn Thị Đoan Trang đã đạt giải ba vòng thi cấp tỉnh. Đây chính là minh chứng rõ nhất cho ý nghĩa của việc hình thành tủ sách lớp học 11A7 và hình thành văn hóa đọc cho học sinh.

28 download by : skknchat@gmail.com

C. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN

Sáng kiến “Hình thành văn hóa đọc cho học sinh lớp 11A7 trường THPT Đức Hợp thông qua xây dựng mô hình tủ sách lớp học” giúp cho học sinh cũng như phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc hình thành thói quen đọc sách; nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vai trò ý nghĩa của sách đối với đời sống xã hội, với từng cá nhân. Đặc biệt, giúp các em học sinh lớp 11A7 trường THPT Đức Hợp nhận thức thông qua trải nghiệm để hiểu và hình thành, phát triển văn hóa đọc. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ trở thành một hạt nhân tuyên truyền tạo sự lan tỏa cho phong trào đọc sách cũng như văn hóa đọc trong cuộc sống.

Thông qua đó giúp học sinh biết lựa chọn sách để đọc phù hợp với lứa tuổi hoàn cảnh; biết cách biết đọc sách cũng như tóm lược nội dung của một cuốn sách; biết viết bài luận về cái hay cái đẹp của một cuốn sách; biết tổ chức sự kiện khai trương tủ sách hay giới thiệu sách hay…

Ngoài ra còn bồi dưỡng tình yêu và niềm đam mê đọc sách cho học sinh; có tinh thần trách nhiệm và đoàn kết trong các hoạt động tập thể; có ý thức rèn luyện cho mình thói quen đọc sách để hình thành văn hóa đọc.

Như vậy, sáng kiến đã tạo nên một không khí hoàn toàn mới cho lớp 11A7 trong học tập, sinh hoạt tập thể, trong những giờ vui chơi. Với sáng kiến này đã hỗ trợ các thầy cô giáo trong hoạt động dạy học, các em học sinh trong học tập và sử dụng thời gian nhàn rỗi hiệu quả.

Việc “Hình thành văn hóa đọc cho học sinh lớp 11A7 THPT Đức Hợp thông qua xây dựng mô hình tủ sách lớp học” đã được áp dụng từ tháng 10 năm 2018 và đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp mà biểu hiện rõ nhất là số lượt học sinh mượn sách tăng lên đáng kể. Các em say mê đọc sách hơn và kết quả học tập các môn văn hóa cũng được đánh giá cao hơn.

Đề tài này không chỉ bó hẹp ở tập thể lớp 11A7 trường THPT Đức Hợp mà có thể được triển khai rộng rãi trên tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung

29 download by : skknchat@gmail.com

học phổ thông thậm chí cả các trường đại học và cao đẳng, từ đó giúp học sinh, sinh viên rèn luyện được thói quen đọc sách để trau dồi kiến thức và kĩ năng sống.

II. KIẾN NGHỊ

Để đề tài được áp dụng rộng rãi chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

Với cá nhân: chú ý đến việc đọc, kể chuyện và tặng sách. Cố gắng vượt thói quen “luời đọc” của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu sách 1 lần, mua ít nhất 1 cuốn sách hay mình thích. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần.

Với gia đình: Tạo 1 tủ sách trong nhà, mỗi ngày kể 1 câu chuyện hay từ sách cho con trẻ. Mỗi tuần 1 thành viên trong nhà nói về 1 cuốn sách mình tâm đắc. Dắt trẻ đi nhà sách ít nhất 1 tháng 1 lần. Tặng “sách hay” mỗi tháng khi con trẻ làm được điều tốt. Tạo môi trường tốt cho việc đọc, khuyến khích đọc, bắt đầu từ 1 giá sách, tạo thành góc đọc sách, 1 tủ sách gia đình, phòng đọc sách.  Với nhà trường và ngành giáo dục: Mỗi ngày có 15 phút đọc truyện qua hệ thống âm thanh của nhà trường. Mỗi tuần có 1 giờ giới thiệu sách hay. Mỗi tháng có 1 buổi kể chuyện về đọc sách và quà tặng là sách quý cho người đọc hay nhất. Nhắc đến việc đọc sách mọi lúc mọi nơi trong trường. Các thầy cô giáo và cán bộ thư viện các nhà trường cần hướng dẫn học sinh cách đọc sách sao cho khoa học và hiệu quả. Đồng thời, giáo viên bộ môn sau mỗi bài học cần giới thiệu cho học sinh những tài liệu cần đọc hiện có trên thư viện, những tài liệu bổ trợ, nâng cao mà các em cần đọc. Giúp học sinh nhận thức được khi đứng trước một cuốn sách hay cần phải đọc như thế nào cho hiệu quả, cách sắp xếp sách khoa học sau khi đọc, cách tóm tắt nội dung cuốn sách và ghi lại những tri thức cần thiết trong sách.

Với các cơ quan quản lý: Xem việc cổ vũ đọc sách như là phương pháp phòng bệnh tích cực cho các vấn đề của xã hội.

Với xã hội: Tổ chức ngày toàn dân đọc sách. Liên kết tích hợp để có ngày toàn dân đọc sách, mỗi quý có 1 hội sách tại các trường học. Tôn vinh người có sách hay được nhiều người đọc, tôn vinh người tặng sách nhiều cho học sinh, sinh viên, trẻ em, tôn vinh người đọc sách và làm được việc từ đọc sách,...

30 download by : skknchat@gmail.com

Trên đây là sáng kiến của bản thân chúng tôi, không sao chép của người khác. Trong quá trình thực hiện vẫn còn có thể thiếu sót và một số nội dung có thể chưa phù hợp, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để nội dung sáng kiến hoàn thiện hơn./

Đức Hợp, ngày 5 tháng 03 năm 2019

Nhóm tác giả:

1. Nguyễn Thị Kiên Chung 2. Hoàng Thị Tươi

3. Nguyễn Văn sơn

31 download by : skknchat@gmail.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LỚP 11A7 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kim Động, ngày 31 tháng 8 năm 2018

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TỦ SÁCH LỚP HỌC I.MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Đọc sách từ lâu đã trở thành nét văn hóa, một nhu cầu cần thiết của toàn xã hội. Văn hóa đọc đã trở thành con đường giúp con người tiếp cận với thông tin và tri thức. Tuy nhiên, cơ hội được tiếp cận với các không gian tìm kiêm tài liêu, thông tin thông qua đọc hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các em nhỏ ở vùng nông thôn, vùng khó khăn. Xuât phát từ nhu câu thức tê đó lớp 11A7 đã lên kế hoạch xây dựng chương trình: “tủ sách lớp học”

1. Mục đích

Mục đích của kế hoạch nhằm giúp đỡ học sinh lớp 11A7 có điều kiện tiếp cận những kiến thức của cuộc sống, học tập khoa học kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn, các em giải trí trong những cuốn truyện vui, ý nghĩa.

Xây dựng tủ sách còn góp phần hình thành văn hóa đọc cho học sinh. Trên cơ sở đó thức đẩy hoạt động học tập và tu dưỡng rèn luyện của học sinh ngày một hiệu quả và bổ ích…

2. Ý nghĩa

Mang lại “món ăn” tinh thân cho những học sinh sống tại vùng nông thôn, vùng khó khăn không có điều kiện để tiếp xúc với nhiều hoạt động, văn hóa thông tin mới mẻ của xã hội. . .

Giúp học sinh được trải nghiệm cùng sách để tạo ra những sân chơi trí tuệ bổ ích nhằm hạn chế các em khỏi mạng xã hội, những trò chơi độc hại…và bồi đắp về tâm hồn.

Tạo thành thói quen đọc sách và niềm đam mê với sách. Đây là tiền đề để

32 download by : skknchat@gmail.com

xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

Xây dựng tủ sách dành cho học sinh. Dự kiên ban đâu tủ sách gồm 120 cuôn sách bao gôm các lĩnh vực chủ yêu:

1. Sách vê giá trị cuôc sông, sách khoa học tự nhiên, sách khoa học xã hôi (văn học, truyên, thơ...).

2. Sách y học, chăm sóc sức khỏe, khoa học thường thức. 3. Sách tham khảo, nâng cao ở các môn học.

4. Sách truyện văn học kinh điển. 5. Sách ngoại ngữ, tin học.

6. Các loại sách khác.

BI. KẾ HOẠCH THỰC HIÊN 1. Thời gian

* Giai đoạn 1 (Từ 6/09/2018 đến 2/10/2018)

Xây dựng đê án, kêu gọi các tô chức cá nhân tham gia ủng hô sách (khoảng 120 cuốn). Khảo sát thêm vê nhu câu các loại sách phục vụ cho việc học tập của học sinh. Phát động chương trình đến tất cả các giáo viên, phụ huynh học sinh, kêu gọi sự ủng hộ bằng sách từ các học sinh khóa trước.

* Giai đoạn 2 (Từ 3/1/2019)

Hoàn thiện củng cố, xây dựng tủ sách ngày càng với số lượng sách tăng dần.

2. Tiến trình

Bước 1: Xin ý kiến ban giám hiệu

Bước 2. Họp cha mẹ học sinh để triển khai mô hình, thảo luận và đi đến thống nhất

* Tổ chức họp phụ huynh:

 Báo cáo ngắn gọn về sự phát triển của nhà trường, tình hình học tập và nguyện vọng của học sinh.

 Mời phụ huynh xem một số phóng sự ngắn nói về tác dụng của việc đọc sách và một số hình ảnh đọc sách của nhà trường... trao đổi để phụ huynh thấy rõ vai trò quan trọng của việc đọc sách, giúp nâng cao kiến thức, mở rộng tầm nhìn và làm phong phú trí tuệ .

33 download by : skknchat@gmail.com

 Trình bày mô hình tủ sách phụ huynh để phụ huynh thấy rõ: + Tính ưu việt và tác dụng của nó:

+ Học sinh có thể dễ dàng mượn sách hàng ngày, đọc tại lớp hoặc mượn về nhà vào bất cứ lúc nào khi rảnh rỗi, được tiếp xúc với sách và có nhiều sách để đọc. Phụ huynh có thể mượn sách về đọc thông qua con mình.

 Thảo luận về việc xây dựng:

* Cha mẹ học sinh thảo luận và đi đến thống nhất.

- Đóng tủ sách và mua Sách: mỗi phụ huynh tự nguyện ủng hộ tối thiểu bằng tiền là 50000đ (năm mươi nghìn đồng) ....

- Mua sách: Chọn kỹ lưỡng các loại sách phù hợp, có chất lượng về nội dung và hình thức. Sách phải mang tính giáo dục. Nhà trường liên hệ với Công ty sách Đông - Tây của Hà Nội (sách ở đây được giảm 30%-50% so với giá bìa). Sách được chọn đa dạng và phong phú về thể loại gồm sách phục vụ học tập, sách về văn hoá xã hội, về môi trường, về kỹ năng sống ... phù hợp với lứa tuổi của các em.

- Giáo viên chủ nhiệm, học sinh của lớp và trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp lựa chọn

- Tủ sách sẽ được bổ sung hàng năm dưới nhiều hình thức: + Bằng nguồn kinh phí do phụ huynh quyên góp.

+ Tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân trong xã ủng hộ.

+ Tuyên truyền học sinh tặng sách cho tủ sách của lớp mình… Bước 3: Tiến hành xây dựng tủ sách (đóng tủ, mua sách).

Bước 4: Kêu gọi sự đóng góp, hỗ trợ sách từ các nguồn lực bên ngoài: Bước 5: Tổ chức quản lí và hoạt động.

Bước 6. Cụ thể hoá việc triển khai, xây dựng tủ sách phụ huynh ở trường 3. Phân công trách nhiệm

- Giáo viên chủ nhiệm và học sinh trong lớp chịu trách nhiệm quản lí và khai thác, sử dụng sách.

Người lập kế hoạch

NGUYỄN THỊ KIÊN CHUNG

34 download by : skknchat@gmail.com

Phụ lục 2

CHƯƠNG TRÌNH KHAI MẠC TỦ SÁCH LỚP 11A7

TIẾN TRÌNH NỘI DUNG NGƯỜI THỰC HIỆN Tuyên bố lí do

Kính thưa các quí vị đại biểu khách quí.

Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn HS thân mến!

Học tập, một công việc tưởng chừng bình thường nhưng lại có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Bởi học tập là con đường đưa nhân loại tới đỉnh cao của văn minh. Đối với mỗi chúng ta, học tập là chìa khoá để mở cánh cửa dẫn tới tương lai tươi sáng. Và một trong những phương tiện không thể thiếu của học tập đó là sách. Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ, nó là chiếc chìa khóa

vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Có thể Huyền nói sách chính là người bạn tâm giao của mỗi người, và đọc

sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết. Đọc sách chính là một quá trình tích lũy kiến thức, không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy để giúp cho học sinh lớp 11A7 trường THPT Đức Hợp tích cực chủ động trang bị những kiến thức các môn học từ nguồn sách báo

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hình thành văn hóa đọc cho học sinh lớp 11a7 trường trung học phổ thông đức hợp thông qua xây dựng mô hình tủ sách lớp học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w